Mơ hình các thành phần năng lực cho cán bộ quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bộ từ điển năng lực cho cán bộ quản lý cấp trung tại trung tâm phân tích thí nghiệm, viện dầu khí việt nam (Trang 42 - 45)

2.1 NĂNG LỰC TRONG CÔNG VIỆC

2.1.3 Mơ hình các thành phần năng lực cho cán bộ quản lý

Có nhiều mơ hình và cách tiếp cận khác nhau trong việc xác định những năng lực cần thiết cho cán bộ quản lý. Ở cấp độ đơn giản nhất, “mơ hình về năng lực xác

định sự kết hợp lý tưởng giữa kỹ năng, kiến thức, nhận thức và kinh nghiệm. Việc làm chủ các yếu tố này cho phép nhân viên trở thành những người có kết quả tốt có tiềm năng tạo ra giá trị gia tăng cho tổ chức” (Gosline, 1996).

Mơ hình năng lực phản ánh các năng lực cần có để có kết quả vượt trội (superior performance) trong một tổ chức đối với một chức danh cơng việc cụ thể. Trong đó, năng lực là một tập hợp những kiến thức, kỹ năng, hành vi và năng khiếu cá nhân cần thiết để thực hiện mơt cơng việc, nhờ đó, người lao động có thể thực hiện, hồn thành tốt nhiệm vụ trong phạm vi cơng việc được giao. Kiến thức chính là các thông tin và sự hiểu biết cần thiết, kỹ năng là khả năng có được hay kinh nghiệm đã được tích lũy, hành vi là cách tư duy hay cách hành xử, còn năng khiếu là khả năng tự nhiên giúp cho người đó hồn thành các trách nhiệm.

Bảng 2.2: Một số mơ hình nghiên cứu về các thành phần năng lực cho cán bộ

quản lý hiện nay trên thế giới

STT Mơ hình của

Tác giả/Tổ chức Năm Các thành phần năng lực cho cán bộ quản lý

1 Mansfield và

Mathews 1985

Chú trọng xác định những năng lực chuẩn liên quan đến cơng việc, có chỉ rõ sự khác biệt giữa các thành phần của nhiệm vụ, quản trị nhiệm vụ và môi trường trong mối tương tác lẫn nhau.

2 Cheetham and

Chivers 1996

Quan tâm đến những năng lực “cơ bản” (core skills).

3 Jacobs 1989 Quan tâm cả phần cứng (năng lực kỹ thuật) và phần mềm (đặc điểm hành vi).

STT Mơ hình của

Tác giả/Tổ chức Năm Các thành phần năng lực cho cán bộ quản lý

4 Birdir và

Pearson 2000

Thành phần của năng lực gồm có: kỹ năng; phân tích - đánh giá; quan điểm- nhận thức; giá trị; kỹ năng đầu vào; kiến thức; khả năng (ability); công suất (capacity).

5 Ladkin 1999

Quan tâm đến 3 mảng năng lực quan trọng nhất cho cán bộ quản lý: 1) tạo dựng doanh nghiệp (entrepreneur), 2) kiểm sốt chi phí, 3) bảo đảm kiểm soát chất lượng và dịch vụ.

6 Winterton 2000

Những năng lực thiết yếu (critical) gồm có: các kiến thức dựa trên đặc điểm kỹ thuật, khả năng nhìn thấy và hành động ngoài phạm vi địa phương, khả năng học hỏi và đổi mới, khả năng thay đổi, tính linh hoạt, phong cách lãnh đạo định hướng làm việc theo nhóm, và lãnh đạo theo đổi mới về chất. Các năng lực rất quan trọng gồm: kỹ năng khuyến khích, kỹ năng giao tiếp trong mơi trường đa văn hóa, sự tự tin, có tinh thần trách nhiệm, tự điều khiển, và khả năng học hỏi từ kinh nghiệm. Những năng lực then chốt đối với tổ chức như chia sẻ giá trị, tín nhiệm, trung thực, phát triển bền vững, ảnh hưởng năng lực đánh giá, và học tập.

7 Vernero và

Nabitz 2007

Năng lực quản lý gồm có 4 thành phần: 1) Nhận thức (conceptualise) với các thành phần: đổi mới; phân tích và phán đốn tới hạn; tầm nhìn và tưởng tượng; viễn cảnh chiến lược; 2) Làm cho thống nhất, phù hợp với các thành phần: kiểm soát; quản trị các nguồn lực; trao quyền lực; 3) Quan hệ qua lại (interact) ; 4) Tạo thành công/ thành tựu (create success).

STT Mơ hình của

Tác giả/Tổ chức Năm Các thành phần năng lực cho cán bộ quản lý

8 Oetenstad, Maples và Mc Culum Hill, Anderson 1988; 2008

Quan tâm đến 12 năng lực cốt lõi, gồm: 1) Thu thập thơng tin, 2) Phân tích dữ liệu, 3) Đánh giá, 4) Giải quyết vấn đề, 5) Hiểu biết kinh tế chính trị, 6) Hành vi tổ chức, 7) Quản lý dự án, 8) Cơng nghệ máy tính, 9) Báo cáo và tài liệu văn bản, 10) Phối hợp, 11) Giải quyết xung đột, 12) Marketing.

9 Brophy và Kiely 2002

Các mảng năng lực quan trọng nhất cho các nhà quản trị gồm có: quan tâm đến khách hàng, chuẩn mực và chất lượng, quản lý nhân viên, đạt được lợi nhuận và phát triển kinh doanh.

10 Watson et al 2004

Mơ hình này tìm thấy 37 năng lực và gom thành bốn nhóm năng lực cần thiết cho các nhà quản trị: 1) quản trị chiến lược/quản trị chung; 2) quản trị con người; 3) tự quản; 4) quản trị tác nghiệp

(Nguồn: do tác giả tự tổng hợp)

Tại Việt Nam, mơ hình năng lực quản lý được phân thành 2 cấp: 1) Năng lực lãnh đạo, 2) Năng lực quản lý kèm theo các thành phần năng lực phổ biến như sau:

Bảng 2.3: Mơ hình năng lực cho cán bộ quản lý phổ biến tại Việt Nam

Nhóm năng lực Các thành phần năng lực

Năng lực lãnh đạo

Tư duy chiến lược Chia sẻ tầm nhìn Quản lý sự thay đổi Xây dựng lực lượng

Đàm phán giải quyết mâu thuẫn Định hướng kết quả

Ra quyết định

Quản lý

Quản lý hệ thống và quy trình Quản lý hiệu suất

Nhóm năng lực Các thành phần năng lực

Khuyến khích Tuyển dụng

Năng động về tổ chức Phân quyền và ủy quyền

Lập kế hoạch tổ chức điều phối (Nguồn: do tác giả tự tổng hợp)

Tóm lại: Hiện nay trên thế giới khơng có mơ hình chuẩn về năng lực quản lý, cũng khơng có sự thống nhất về các thành phần năng lực và phạm vi nghiên cứu năng lực. Tại Việt Nam, việc lựa chọn mơ hình năng lực cho cán bộ quản lý cũng khác nhau do liên quan đến đặc thù ngành nghề kinh doanh cũng như quy mơ của doanh nghiệp để tập trung vào chính vấn đề doanh nghiệp quan tâm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bộ từ điển năng lực cho cán bộ quản lý cấp trung tại trung tâm phân tích thí nghiệm, viện dầu khí việt nam (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)