Lý thuyết thông tin bất cân xứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình m score trong việc phát hiện sai sót thông tin trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết (Trang 35 - 36)

CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.2. Các lý thuyết nền tảng

2.2.1. Lý thuyết thông tin bất cân xứng

Lý thuyết này được xây dựng bởi ba nhà nghiên cứu: George Akerlof, Michael Spence và Joseph Stiglitz. Lý thuyết thông tin bất cân xứng lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1970. Theo lý thuyết này đề cập thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information) là một trong nthững nguyên nhân gây thất bại thị trường. Thông tin không đối xứng hay cịn gọi là thơng tin bất cân xứng là việc các bên tham gia giao dịch cố tình che đậy thơng tin. Khi đó, giá cả khơng phải là giá cân bằng của thị trường mà có thể quá thấp hoặc q cao. Ví dụ: khi người mua khơng có những thơng tin xác thực, đầy đủ và kịp thời nên trả giá thấp hơn giá trị đích thực của hàng hóa, hậu quả là người bán khơng có động lực để sản xuất hoặc cung cấp những hàng hóa có chất lượng thấp hơn chất lượng trung bình trên thị trường. Thông tin bất cân xứng càng trở nên phổ biến và trầm trọng khi tính minh bạch của thông tin, khả năng tiếp cận thông tin và cơ sở hạ tầng thông tin yếu kém.

Đối với các nền kinh tế mới phát triển, thơng tin bất đối xứng có ảnh hưởng rất lớn. Ví dụ: TTCK Việt Nam có những hiện tượng thơng tin bất đối xứng như:

- Ngồi các thơng tin bắt buộc theo luật định phải cơng bố thì các doanh nghiệp không chủ động cung cấp thơng tin đầy đủ, kịp thời.

- Có hiện tượng rị rỉ thơng tin chưa hoặc khơng được phép công khai tạo ra các giao dịch nội gián.

- Doanh nghiệp cung cấp thông tin không công bằng đối với các nhà đầu tư: ưu tiên cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư chiến lược, các nhà đầu tư tổ chức mà không công bố rộng rãi.

- Việc tung tin đồn thất thiệt.

- Các cơ quan truyền thông cung cấp thông tin sai lệch, không đầy đủ.

Từ việc bất cân xứng thông tin giữa doanh nghiệp và nhà đầu tư, doanh nghiệp sẽ vận dụng các chính sách kế tốn để có thể cung cấp thơng tin có lợi nhất cho doanh nghiệp khi trình bày và cơng bố BCTC.

Khi vận dụng lý thuyết này vào đề tài nghiên cứu, theo nội dung lý thuyết, tác giả kỳ vọng rằng các doanh nghiệp thay đổi chính sách ước tính về thời gian khấu hao theo hướng giảm tỷ lệ khấu hao hoặc thay đổi về cách ghi nhận chi phí vốn hóa sẽ có khả năng thực hiện hành vi điều chỉnh số liệu kế toán gây ra sai sót thơng tin trên BCTC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình m score trong việc phát hiện sai sót thông tin trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)