Biến độc lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình m score trong việc phát hiện sai sót thông tin trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết (Trang 47 - 55)

CHƢƠNG 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.6. Biến nghiên cứu

3.6.2. Biến độc lập

Tác giả phân chia các biến độc lập trong mơ hình M-score thành 3 nhóm: Nhóm 1: Các biến biểu thị tín hiệu phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Giả định rằng việc thao túng lợi nhuận dễ dàng xảy ra với các doanh nghiệp có

tín hiệu phát triển trong tương lai kém. Điều này cũng đồng nhất với nhận định của O’Glove (1987); Kellogg và Kellogg (1991); Siegel (1991); Fridson (1993); Lev và Thiagarajan (1993).

Nhóm 2: Biến liên quan đến dịng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh và dồn tích. Nghiên cứu sử dụng các biến trong nhóm này điển hình là (Healy, 1985; Jones, 1991).

Nhóm 3: Các biến kế tốn liên quan đến hành vi lựa chọn chính sách kế tốn của nhà quản lý doanh nghiệp. Để đưa ra các biến kế toán này, Beneish đã dựa vào kết quả nghiên cứu lý thuyết thực chứng của Watts và Zimmerman (1986), với những giả thuyết liên quan đến hợp đồng (hợp đồng giữa cổ đông - nhà quản lý, hợp đồng giữa doanh nghiệp - chủ nợ), những giả thuyết này đưa ra động cơ nhà quản lý thực hiện hành vi quản trị lợi nhuận, động cơ này được trình bày chi tiết trong lý thuyết ủy nhiệm.

3.6.2.1. Các biến biểu thị tín hiệu phát triển của doanh nghiệp trong tƣơng lai

* DSRI – Tỷ số phải thu khách hàng trên doanh thu thuần (Days’sales in

receviable index)

DSRI đo lường tỷ số phải thu khách hàng trên doanh thu thuần năm t so sánh với năm (t-1).

Trong đó: Receivables là các khoản phải thu khách hàng; Sales là doanh thu thuần.

Chỉ số này dùng để so sánh sự thay đổi các khoản phải thu trên doanh thu thuần giữa năm trước kiểm toán độc lập (năm t) và năm sau kiểm toán độc lập (năm t-1).

Tỷ số này tăng trưởng một cách đột biến là kết quả từ việc thay đổi chính sách tín dụng để thúc đẩy doanh số bán hàng khi đối mặt với tình hình cạnh tranh ngày càng tăng, nhưng tăng trưởng khơng cân xứng giữa các khoản phải thu khách

hàng so với doanh số bán có thể cho thấy lợi nhuận đã công bố cao hơn lợi nhuận thực tế. Do đó, Beneish cho rằng DSRI càng lớn thì xác suất lợi nhuận được công bố cao hơn lợi nhuận thực tế càng lớn.

* GMI – Tỷ số tỷ suất lợi nhuận gộp biên (Gross Margin Index)

GMI là tỷ số giữa tỷ suất lợi nhuận gộp biên năm (t-1) và tỷ suất lợi nhuận gộp biên năm t.

Trong đó: COGS là giá vốn hàng bán; Sales: doanh thu thuần. Nếu tỷ số này lớn hơn 1 thì tỷ suất lợi nhuận gộp biên đang suy giảm. Tỷ suất lợi nhuận gộp biên cho biết mức độ hiệu quả khi sử dụng các yếu tố đầu vào (vật tư, lao động) trong quy trình sản xuất của doanh nghiệp. Lev và Thiagarajan (1993) cho rằng sự suy giảm của tỷ suất lợi nhuận gộp biên là tín hiệu khơng tốt trong sự phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, nếu doanh nghiệp xuất hiện viễn cảnh phát triển trong tương lai mà xấu thì càng dễ dàng xuất hiện hành vi thao túng lợi nhuận gây sai sót thơng tin trên BCTC. Beneish cho rằng GMI có mối quan hệ thuận chiều với khả năng xảy ra hành vi thao túng lợi nhuận.

* SGI – Tỷ số tăng trưởng doanh thu (Sales Growth Index)

SGI là tỷ số doanh thu thuần năm t trên doanh thu thuần năm t-1.

Trong đó: Sales là doanh thu thuần.

Tăng trưởng thì khơng có tiềm ẩn hành vi thao túng, nhưng các công ty tăng trưởng bất thường thì được các chuyên gia đề xuất để dự báo khả năng xảy ra gian lận BCTC, bởi vì nhà quản lý phải chịu áp lực đạt chỉ tiêu về vốn và khả năng tài chính của hội đồng quản trị đề ra (National Commission on Fraudulent Financial Reporting (1987), National Association of Certified Fraud Examiners (1993)), vì thế để tạo ra một kết quả hoạt động kinh doanh đẹp, để thỏa mãn cổ đông và để thu hút nhà đầu tư, nhà quản lý có thể thổi phịng doanh thu bán hàng. Nếu các doanh

nghiệp đang tăng trưởng nhưng phải đối mặt với những tổn thất do việc sụt giảm giá cổ phiếu trên TTCK gây ra, thì họ có động cơ thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Theo Fridson (1993) nhận định rằng “Các công ty cố gắn làm phai mờ đi tình trạng sự tăng trưởng của họ đang giảm dần, vì nếu tình trạng này được cơng khai có thể gây cho họ sự tổn thất khá lớn”. Một doanh nghiệp có tỷ số SGI càng lớn thì khả năng xảy ra hành vi điều chỉnh lợi nhuận càng lớn.

* SGAI – Tỷ số chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần (Sales, general and administrative expenses)

SGAI là tỷ số chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần năm t so với năm t-1.

Trong đó: Sales là doanh thu thuần; SG&A là chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp.

Lev và Thiagarajan (1993) giải thích rằng sự gia tăng doanh thu không cân xứng với chi phí là một tín hiệu xấu đối với sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Beneish kỳ vọng sẽ tìm ra mối quan cùng chiều giữa biến SGAI và xác suất xảy ra hành vi điều chỉnh lợi nhuận.

* LVGI – Tỷ số địn bẩy tài chính (Leverage Index)

LVGI là tỷ số của tổng nợ phải trả trên tổng tài sản năm t so với năm t-1.

Trong đó: LTD là nợ dài hạn, TA là tổng tài sản, CL là nợ ngắn hạn.

Tỷ số LVGI lớn hơn 1 cho thấy rằng doanh nghiệp đã tăng cường việc sử dụng nợ. Dựa vào kết quả nghiên cứu của Beneish và Press (1993), Beneish đã tìm ra mối quan hệ giữa sự thay đổi của địn bẩy tài chính trong cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của TTCK có mối liên quan nhau. Doanh nghiệp có LVGI lớn, có thể dự báo rằng doanh nghiệp đang phải chịu một sức ép lớn về tài chính, điều này làm

tăng khả năng doanh nghiệp thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận gây ra sai sót thông tin trên BCTC.

3.6.2.2. Biến liên quan đến dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh và dồn tích

* TATA – Tỷ số biến dồn tích kế tốn so với tổng tài sản (Total accruals to total assets)

Theo nghiên cứu của Hribar và Collins (2002) đã kết luận rằng dựa vào bảng lưu chuyển tiền để tính tổng dồn tích sẽ dễ thực hiện và dễ hiểu hơn cách tiếp cận từ bảng cân đối kế tốn, do đó tác giả đã chọn cách tiếp cận báo cáo lưu chuyển tiền để tính tổng dồn tích thay vì dựa vào bảng cân đối kế tốn để tính tổng dồn tích như Beneish (1999). Khi đó, tổng dồn tích = NI – CFO.

Trong đó: NI là lợi nhuận sau thuế; CFO là dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh; TA là tổng tài sản.

Tổng tốn dồn tích là phần chênh lệch giữa lợi nhuận sau thuế và dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh. Tổng dồn tích trong kỳ kế tốn trước được sử dụng để đánh giá mức độ nhà quản lý dựa vào biến kế tốn có thể điều chỉnh để thay đổi lợi nhuận. Beneish sử dụng tỷ số TATA để đo lường lượng tiền mặt tồn quỹ thực tế của doanh nghiệp, giá trị tỷ số TATA càng lớn, thì lượng tiền mặt tồn quỹ càng thấp, xác suất doanh nghiệp đang điều chỉnh lợi nhuận càng lớn.

3.6.2.3. Biến liên quan hành vi lựa chọn chính sách kế tốn của doanh nghiệp

* DEPI – Tỷ số khấu hao tài sản cố định hữu hình (Depreciation index)

DEPI là tỷ số mức khấu hao năm t – 1 so với mức khấu hao năm t.

Trong đó: DEP là khấu hao; PP&E là giá trị còn lại của tài sản cố định hữu hình.

Tỷ số DEPI lớn hơn 1 chỉ ra rằng mức khấu hao của TSCĐ đã bị giảm – doanh nghiệp đã thay đổi ước tính về thời gian khấu hao của tài sản để tăng lợi nhuận. Beneish kỳ vọng rằng có mối tương quan thuận chiều giữa tỷ số DEPI và xác xuất xảy ra hành vi điều chỉnh lợi nhuận.

* AQI – Tỷ số chất lượng tài sản (Asset Quality Index)

AQI dùng để đo lường tỷ số chất lượng tài sản năm t so với năm t-1.

Trong đó: CA là tài sản ngắn hạn; PP&E là giá trị cịn lại của tài sản cố định hữu hình; TA là tổng tài sản.

Theo Siegel (1991) cho rằng AQI đo lường khả năng rủi ro có thể xảy ra trong sự thay đổi của tài sản. Nếu tỷ số AQI lớn hơn 1, có khả năng doanh nghiệp đã thực hiện hành vi trì hỗn việc ghi nhận chi phí vốn hóa và chuyển chi phí sang các kỳ sau. Phản ánh sai giá trị tài sản, tăng lợi nhuận, giảm chi phí.

Beneish kỳ vọng sẽ tìm ra mối tương quan thuận chiều giữa tỷ số AQI và xác suất xảy ra hành vi thao túng lợi nhuận.

Sau khi phân tích mối quan hệ giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc, tác giả đã xây dựng 8 giả thuyết, được trình bày trong bảng 3.3 dưới đây.

Bảng 3.3. Tổng hợp các biến độc lập trong mơ hình nghiên cứu

STT Tên biến Cơng thức tính Nguồn thu thập dữ liệu 1 DSRI

Trong đó: Receivables là các khoản phải thu khách hàng; Sales là doanh thu thuần.

Bảng CĐKT và

Báo cáo KQHĐKD

2 GMI

Trong đó: COGS là giá vốn hàng bán; Sales là doanh thu thuần.

Báo cáo KQHĐKD

3 SGI

Trong đó: Sales là doanh thu thuần.

Báo cáo KQHĐKD

4 SGAI

Trong đó: Sales là doanh thu thuần; SG&A: chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp.

Báo cáo KQHĐKD

5 LVGI

Trong đó: LTD là nợ dài hạn; TA là tổng tài sản, CL là nợ ngắn hạn. Bảng CĐKT 6 TATA

Trong đó: NI là lợi nhuận sau thuế, CFO là dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh; TA là tổng tài sản. Báo cáo KQHĐKD và Báo cáo LCTT 7 DEPI

Trong đó: DEP là khấu hao; PP&E là giá trị cịn lại của TSCĐ hữu hình.

Bảng CĐKT

8 AQI

Trong đó: CA là tài sản ngắn hạn; PP&E là giá trị còn lại của tài sản cố định hữu hình.

Bảng CĐKT

(Nguồn: tác giả tổng hợp)

Bảng 3.4. Tóm tắt các giả thuyết nghiên cứu Giả

thuyết Nội dung giả thuyết

Kỳ vọng tác động lên biến

phụ thuộc

H1 Tỷ số DRSI có mối quan hệ cùng chiều với khả

năng xảy ra sai sót thơng tin trên BCTC +

H2 Tỷ số GMI có mối quan hệ cùng chiều với khả

năng xảy ra sai sót thơng tin trên BCTC +

H3 Tỷ số SGI có mối quan hệ cùng chiều với khả

năng xảy ra sai sót thơng tin trên BCTC +

H4 Tỷ số SGAI có mối quan hệ cùng chiều với khả

năng xảy ra sai sót thơng tin trên BCTC +

H5 Tỷ số LVGI có mối quan hệ cùng chiều với khả

năng xảy ra sai sót thơng tin trên BCTC +

H6 Tỷ số TATA có mối quan hệ cùng chiều với khả

năng xảy ra sai sót thơng tin trên BCTC +

H7 Tỷ số DEPI có mối quan hệ cùng chiều với khả

năng xảy ra sai sót thơng tin trên BCTC + H8 Tỷ số AQI có mối quan hệ cùng chiều với khả +

năng xảy ra sai sót thơng tin trên BCTC

(Nguồn: tác giả tổng hợp)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình m score trong việc phát hiện sai sót thông tin trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết (Trang 47 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)