CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.2. Các lý thuyết nền tảng
2.2.3. Lý thuyết về tam giác gian lận
Lý thuyết này là kết quả nghiên cứu của Donald R. Cressey (1919-1987): Donald R. Cressey là nhà nghiên cứu về tội phạm tại trường Đại học Indiana (Mỹ) vào những năm 40 của thế kỷ 20 và là sáng lập viên của ACFE. Cressey tập trung phân tích gian lận dưới góc độ tham ơ và biển thủ thông qua khảo sát khoảng 200 trường hợp tội phạm kinh tế nhằm tìm ra nguyên nhân dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật trên. Ông đã xây dựng mơ hình: Tam giác gian lận (Fraud Triangle) để
trình bày về các nhân tố dẫn đến các hành vi gian lận mà ngày nay đã trở thành một trong những mơ hình chính thống trong việc phát hiện gian lận đối với kiểm toán viên. Theo Cressey tam giác lận gồm 3 nhân tố chính:
- Áp lực: Gian lận xảy ra khi cá nhân, tổ chức chịu áp lực. Áp lực đó có thể là: nợ nần, thâm hụt về tài chính, khó khăn về kinh doanh, bị cơ lập, muốn ngang bằng với người khác, mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa chủ và nhân viên.
- Cơ hội: Khi bị áp lực, nếu có cơ hội thì cá nhân/tổ chức sẽ thực hiện gian lận. Hai yếu tố liên quan đến cơ hội là: (1) có thơng tin có nghĩa là nhận thấy ở vị trí của mình có thể thực hiện hành vi gian lận mà khơng có bất kì sự giám sát hay phát hiện nào từ chủ doanh nghiệp, (2) có cách để thực hiện.
- Thái độ, cá tính: khơng phải bất kỳ cá nhân nào khi gặp áp lực và có cơ hội đều thực hiện gian lận, mà cịn phụ thuộc vào thái độ, cá tính của từng cá nhân.
Khi vận dụng lý thuyết này vào đề tài nghiên cứu, theo nội dung và các lý giải của lý thuyết, tác giả kỳ vọng rằng các doanh nghiệp có áp lực về tài chính như địn bẩy tài chính cao hoặc gặp khó khăn về kinh doanh, để thu hút nguồn vốn từ các nhà đầu tư, các doanh nghiệp này có thể điều chỉnh số liệu kế tốn trên BCTC làm lợi nhuận cao hơn so với thực tế, điều này gây ra sai sót thơng tin trên BCTC.