Lý thuyết ủy nhiệm (Agency theory)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình m score trong việc phát hiện sai sót thông tin trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết (Trang 36 - 37)

CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.2. Các lý thuyết nền tảng

2.2.2. Lý thuyết ủy nhiệm (Agency theory)

Lý thuyết ủy nhiệm được phát triển bởi hai nhà nghiên cứu Jesen và Meckling (1976). Lý thuyết này nghiên cứu về mối quan hệ giữa bên ủy nhiệm và bên được ủy nhiệm. Thông qua hợp đồng, bên được ủy nhiệm sẽ thực hiện một số công việc đại diện cho bên ủy nhiệm. Có hai loại hợp đồng thể hiện mối quan hệ giữa bên ủy nhiệm và bên được ủy nhiệm được chú trọng quan tâm là: hợp đồng giữa cổ đông và nhà quản lý, hợp đồng vay (hợp đồng giữa nhà quản lý người đại diện cho doanh nghiệp và chủ nợ). Lý thuyết này cho rằng cả hai bên (bên ủy nhiệm và bên được ủy nhiệm) đều tối đa hóa lợi ích của mình. Các quan hệ hợp đồng làm phát sinh chi phí ủy nhiệm (agency costs). Chi phí ủy nhiệm về cơ bản là số tiền mà

bên ủy nhiệm mất đi do sự tách rời lợi ích của họ với lợi ích của bên được ủy nhiệm.

Theo lý thuyết này đề xuất giải pháp để giảm chi phí ủy nhiệm là thơng qua hợp đồng giữa các cổ đông và nhà quản lý theo hướng khuyến khích nhà quản lý tối đa hóa giá trị thị trường của doanh nghiệp và tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp bằng các chính sách khen thưởng. Phần lớn các kế hoạch khen thưởng dựa trên số liệu kế tốn, vì vậy sẽ có khả năng nhà quản lý tác động vào BCTC để đạt được mục đích tối đa hóa lợi ích của mình.

Lý thuyết ủy nhiệm cũng đưa ra giải pháp để giảm chi phí ủy nhiệm thơng qua hợp đồng giữa doanh nghiệp và chủ nợ, chủ nợ sử dụng biện pháp bảo vệ bằng giá thông qua lãi suất hoặc đưa vào hợp đồng các điều khoản hạn chế. Việc sử dụng các điều khoản hạn chế phải dựa vào số liệu kế toán trên BCTC, như: số liệu về chỉ tiêu lợi nhuận, cổ tức, tình hình nợ phải trả, tài sản,...Điều này sẽ làm tăng khả năng nhà quản lý sẽ vận dụng các chính sách kế tốn có lợi cho doanh nghiệp khi lập BCTC.

Khi vận dụng lý thuyết này vào đề tài nghiên cứu, theo nội dung lý thuyết, tác giả kỳ vọng rằng khi doanh nghiệp xuất hiện các dấu hiệu bất thường về các chỉ tiêu biểu thị sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai (tỷ suất lợi nhuận biên sụt giảm, tăng trưởng doanh thu bất thường, khoản phải thu khơng cân xứng với doanh thu,..) vì mục đích tối đa hóa lợi ích cá nhân hoặc để “làm đẹp” hồ sơ vay, nhà quản lý các doanh nghiệp này sẽ thực hiện hành vi điều chỉnh số liệu kế tốn để thổi phịng lợi nhuận, điều này gây ra sai sót thơng tin trên BCTC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình m score trong việc phát hiện sai sót thông tin trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)