Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder theory)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình m score trong việc phát hiện sai sót thông tin trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết (Trang 38 - 41)

CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.2. Các lý thuyết nền tảng

2.2.4. Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder theory)

Lý thuyết các bên liên quan được khởi đầu trong nghiên cứu của Freeman (1984) Strategic Management: A Stakeholder Approach, đây là lý thuyết về quản trị tổ chức và đạo đức kinh doanh. Nó đề cập tới đạo đức và các giá trị trong quản trị tổ chức. Trong lý thuyết này, khái niệm "các bên liên quan" là bất kỳ cá nhân hay nhóm người bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp bởi những hành động của tổ chức. Lý thuyết các bên liên quan cho rằng, ngoài các cổ đơng cịn có các đối tượng khác có liên quan đến q trình hoạt động doanh nghiệp bao gồm cơ quan chính phủ, các nhóm chính trị, các hiệp hội thương mại, cơng đồn, cộng đồng, các công ty liên quan, khách hàng tiềm năng và công chúng. Từ quan điểm đạo đức, tổ chức có nghĩa vụ phải đối xử công bằng giữa các bên liên quan. Trong trường hợp, các bên liên quan xung đột lợi ích, doanh nghiệp phải có nghĩa vụ đạt được sự cân bằng tối

ưu giữa chúng. Từ quan điểm quản trị, vai trò quan trọng của quản lý là để đánh giá tầm quan trọng, của việc đáp ứng nhu cầu các bên liên quan để đạt được mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Do kỳ vọng và mối quan hệ quyền lực của các bên liên quan thì ln thay đổi theo thời gian, nên tổ chức phải liên tục điều chỉnh các chiến lược điều hành và công bố thông tin thông tin để đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan. Vì thế, lý thuyết các bên có liên quan được sử dụng để giải thích cho lý do, các doanh nghiệp điều chỉnh phương pháp kế toán để tạo ra BCTC đẹp đáp ứng với những kỳ vọng của các bên có liên quan về tình hình hoạt động kinh doanh bền vững của doanh nghiêp. Lý thuyết này được sử dụng để nghiên cứu, đánh giá nhóm nhân tố áp lực từ phía các bên liên quan ảnh hưởng tới khả năng áp dụng các phương pháp kế toán để điều chỉnh số liệu trên BCTC gây ra sai sót trên BCTC.

Kết luận chƣơng 2

Trong chương 2, tác giả đã đưa ra các cơ sở lý thuyết để làm rõ về BCTC, sai sót thơng tin và mơ hình M-score. Ngồi ra tác giả đã phân tích 3 lý thuyết quan trọng làm nền tảng cho luận văn nghiên cứu, gồm: lý thuyết thông tin bất cân xứng, lý thuyết về tam giác gian lận và lý thuyết ủy nhiệm.

Trên cơ sở các lý thuyết nền tảng, tác giả đã xác định được 8 biến độc lập và phân chia các biến độc lập thành ba nhóm: nhóm 1 - nhóm biến biểu thị tín hiệu phát triển của doanh nghiệp trong tương lai; nhóm 2 – nhóm biến liên quan đến dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh và dồn tích; nhóm 3 - nhóm biến kế tốn liên quan đến hành vi lựa chọn chính sách kế tốn của nhà quản lý doanh nghiệp, cụ thể sẽ được trình bày ở chương tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình m score trong việc phát hiện sai sót thông tin trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)