Đánh giá rủi ro đối với mục tiêu của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng nâng cao năng lực quản trị rủi ro đối với các doanh nghiệp dịch vụ trên địa bàn TP HCM , luận văn thạc sĩ (Trang 54 - 55)

Nội dung %

Đánh giá rủi ro đối với mục tiêu của doanh nghiệp:

a. Mục tiêu chung có được phổ biến đầy đủ cho tất cả nhân viên và Hội đồng quản trị?

50/50 100%

b. Chiến lược kinh doanh có hướng đến mục tiêu chung của doanh nghiệp không?

48/50 96%

c. Doanh nghiệp có xây dựng các tiêu chuẩn định lượng để đánh giá việc hồn thành mục tiêu khơng?

24/50 48%

d. Doanh nghiệp có xác định những rủi ro chủ yếu liên quan đến từng mục tiêu của các hoạt động chính khơng?

40/50 80%

Hoạt động của doanh nghiệp chỉ có hiệu quả một khi kế hoạch của nó gắn bó chặt chẽ với mục tiêu để cho phép đạt được những mục đích. Kế hoạch đó địi hỏi phải được điều chỉnh kịp thời theo những biến động của mơi trường; đồng thời gắn bó với những khả năng cho phép của doanh nghiệp như: vốn, lao động, công nghệ. Từ những kế hoạch đó địi hỏi doanh nghiệp phải có cơ cấu tổ chức hợp lý, xác định cụ thể nhiệm vụ cho từng bộ phận, cá nhân; đồng thời phối hợp hoạt động nhằm đạt được mục đích của doanh nghiệp.

Mục tiêu chung được phổ biến hoàn toàn đầy đủ cho tất cả nhân viên và Hội đồng quản trị, đạt 100% kết quả khỏa sát là Có.

Chiến lược kinh doanh rất hướng đến mục tiêu chung của doanh nghiệp, đạt 96% kết quả khỏa sát là Có.

Doanh nghiệp xác định những rủi ro chủ yếu liên quan đến từng mục tiêu của các hoạt động chính, đạt 80% kết quả khỏa sát là Có.

Tuy nhiên, có nhiều doanh nghiệp dịch vụ chưa xây dựng các tiêu chuẩn định lượng để đánh giá việc hoàn thành mục tiêu, chiếm 52% kết quả khỏa sát là Không.

Qua khảo sát cho thấy, phần lớn doanh nghiệp đều rất quan tâm đánh giá các rủi ro liên quan đến mục tiêu của doanh nghiệp. Nhưng phần lớn doanh nghiệp lại khơng định lượng hóa cách đánh giá rủi ro đối với mục tiêu của doanh nghiệp. Phương pháp hiện tại các doanh nghiệp áp dụng để đánh giá chủ yếu thông qua bảng câu hỏi khảo sát định kỳ và các phương pháp cảm tính khác như: phỏng vấn, thư góp ý,… Từ đó cho thấy các doanh nghiệp dịch vụ thiếu phương pháp khoa học định tính để đo lường đánh giá rủi ro. Điều này làm giảm hiệu quả đánh giá, không thể giúp doanh nghiệp biết được chính xác mức độ rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải để từ đó có biện pháp ưu tiên giải quyết vấn đề.

2.2.5 Phản ứng với rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng nâng cao năng lực quản trị rủi ro đối với các doanh nghiệp dịch vụ trên địa bàn TP HCM , luận văn thạc sĩ (Trang 54 - 55)