Phản ứng với rủi ro của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng nâng cao năng lực quản trị rủi ro đối với các doanh nghiệp dịch vụ trên địa bàn TP HCM , luận văn thạc sĩ (Trang 55 - 56)

Nội dung %

Có nghiên cứu thị trường hoặc mua thông tin từ thị trường lao động để hiệu chỉnh chính sách khơng?

48/50 96%

Có đội ngũ pháp chế khơng? 22/50 44%

Có cập nhật kiến thức mới cho nhân viên khơng? 49/50 98%

Nhìn chung các doanh nghiệp dịch vụ đều cố gắng thực hiện nghiên cứu thị trường hoặc mua thơng tin từ thị trường lao động để có những hiệu chỉnh thích hợp ytong chính sách, chiếm 96% khảo sát trả lời là Có. Và các doanh nghiệp rất quan tâm nâng cao, cập nhật kiến thức cho nhân viên chiếm 98% khảo sát là Có. Bời lẽ nhân viên là nguồn tài sản quý giá của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ.

Tuy nhiên khảo sát thực tế cho thấy khá ít doanh nghiệp quan tâm đến xây dựng đội ngũ pháp chế trong doanh nghiệp. Điều này cũng làm phát sinh rủi ro khá lớn. Bởi lẽ, doanh nghiệp sẽ khơng được tư vấn kịp thời và thích hợp cho các tình huống kinh doanh. Điều này dẫn đến doanh nghiệp sẽ có những phản ứng không thõa đáng và phù hợp.

Biện pháp phòng ngừa rủi ro của các doanh nghiệp khảo sát chủ yếu là lập dự phòng; quy định các điều khoản ràng buộc, điều khoản phạt trong hợp đồng. Tuy nhiên, những biện pháp này không thể giúp doanh nghiệp giảm thiểu được các tổn thất một cách hiệu quả. Khi có rủi ro phát sinh, doanh nghiệp có thể bị thất thu một khoản tiền. Khảo sát thực tế cho thấy rất ít (chiếm 10%) doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro bằng cách mua các hợp đồng bảo hiểm. Có lẽ nguyên nhân xuất phát từ việc thị trường

bảo hiểm ở Việt Nam chưa hấp dẫn; doanh nghiệp muốn có khoản lãi nhiều hơn; thói quen của người quản lý Việt Nam; ...

Trong tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay, biện pháp phòng ngừa rủi ro tốt nhất theo các doanh nghiệp khảo sát là quản lý giá thành dẫn đến giảm giá bán. Bên cạnh đó, cũng có nhiều doanh nghiệp trong giai đoạn này thực hiện cải cách trong nội bộ, thu hẹp các lĩnh vực kinh doanh không hiệu quả; phát triển dịch vụ mới;.....

2.2.6 Hoạt động kiểm soát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng nâng cao năng lực quản trị rủi ro đối với các doanh nghiệp dịch vụ trên địa bàn TP HCM , luận văn thạc sĩ (Trang 55 - 56)