trên địa bàn TP .HCM
3.1 Định hƣớng thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ theo hƣớng nâng cao năng lực quản
quản trị rủi ro đối với các doanh nghiệp dịch vụ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
3.1.1 Hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ theo hƣớng kiểm soát các rủi ro
Các doanh nghiệp dịch vụ phải có ý thức rằng rủi ro luôn tồn tại trong mọi hoạt động kinh doanh. Và ý thức này phải được nhận thức không chỉ từ nhà quản lý, quan trọng hơn là các thành viên trong doanh nghiệp đều phải nhận thức được kiểm soát các rủi ro là quan trọng và cần thiết. Đây là nền tảng để các doanh nghiệp xác lập được các thủ tục kiểm sốt và có hành động thích hợp cho từng loại rủi ro.
Thông thường mức độ rủi ro tỷ lệ thuận với lợi nhuận của doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều này chưa hoàn toàn đúng. Khi rủi ro đạt đến một mức độ nào đó thì rủi ro càng tăng thì lợi nhuận càng giảm. Chính vì thế, doanh nghiệp cần xác định mức rủi ro có thể chấp nhận cho doanh nghiệp mình. Nếu rủi ro chấp nhận càng chi tiết cho từng mục tiêu, chiến lược, phịng ban, nghiệp vụ,… sẽ góp phần hạn chế rủi ro phát sinh, gián tiếp nâng cao hiệu quả hoạt động. Quan điểm đúng đắn về rủi ro sẽ giúp doanh nghiệp chấp nhận rủi ro ở mức độ hợp lý, góp phần gia tăng giá trị của doanh nghiệp.
Khi phân tích và đánh giá rủi ro của hệ thống kiểm soát nội bộ cần dựa vào đặc điểm của ngành dịch vụ của doanh nghiệp mình để nhận diện rủi ro và xây dựng thủ tục kiểm sốt thích hợp. Các doanh ngiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ rất nhạy cảm với nhu cầu, thị hiếu của khách hàng so với các ngành nghề kinh doanh khác. Từ đó, quan hệ khách hàng là yếu tố gây ra nhiều rủi ro nhất. Bên cạnh đó, dịch vụ thường khơng có sản phẩm tồn kho, thường dễ bị bắt chước nên vấn đề cạnh tranh rất gây gắt. Điều này góp phần gia tăng rủi ro doanh nghiệp phải đối mặt.
Doanh nghiệp cần tập trung hơn nữa vào các yếu tố như nhận diện các sự kiện tiềm tàng, đánh giá rủi ro và phản ứng với rủi ro. Các yếu tố này nhấn mạnh tầm quan trọng của quản trị rủi ro và góp phần hoàn thiện hơn hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp. Và đây cũng là các yếu tố mà các doanh nghiệp nên áp dụng các phương pháp kỹ thuật khác nhau để kiểm soát rủi ro hiệu quả.
Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ phải gắn liền với mục tiêu và các chiến lược hành động. Điều này giúp doanh nghiệp xác định đúng các tiêu chuẩn cần thiết, thích hợp để đánh giá mức độ trọng yếu của rủi ro.
Để kiểm soát tốt các rủi ro, hệ thống kiểm soát nội bộ phải bao gồm 8 yếu tố như: môi trường quản lý, thiết lập mục tiêu, nhận dạng các sự kiện tiềm tàng, đánh giá rủi ro, phản ứng với rủi ro, hoạt động kiểm sốt, thơng tin và truyền thơng, giám sát.
3.1.2 Xây dựng các tiêu chuẩn để đánh giá rủi ro
Để đánh giá được rủi ro, tránh cảm tính, doanh nghiệp cần xác lập các tiêu chuẩn để so sánh. Xét ở cấp độ toàn doanh nghiệp, tiêu chuẩn để đánh giá rủi ro là rủi ro có thể chấp nhận đối với kế hoạch, mục tiêu, chu trình hoạt động cụ thể. Xét ở cấp độ chi tiết, tiêu chuẩn để đánh giá rủi ro là rủi ro có thể chấp nhận đối với các bộ phận, các chu trình hoạt động.
Rủi ro có thể chấp nhận được xem xét khi doanh nghiệp xác định các chiến lược, kế hoạch, mục tiêu. Việc xác định các chỉ tiêu này giúp doanh nghiệp lựa chọn đúng chiến lược, kế hoạch, mục tiêu nằm trong giới hạn chịu đựng của rủi ro. Bên cạnh đó, rủi ro có thể chấp nhận là cột mốc giúp doanh nghiệp điều chỉnh rủi ro thực tế về giới hạn cho phép và là cơ sở để xác định các loại rủi ro ở cấp độ chi tiết hơn.
Việc xác định rủi ro có thể chấp nhận đối với các bộ phận, các chu trình hoạt động sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá được rủi ro trong hoạt động hằng ngày, trên cơ sở đó, lựa chọn phương án phản ứng phù hợp.
3.1.3 Xây dựng các phƣơng án khác nhau để phản ứng với rủi ro
Nếu có phương án phản ứng với rủi ro sẽ giúp doanh nghiệp giảm bớt lúng túng trong tìm kiếm giải pháp, giúp doanh nghiệp quản lý rủi ro tốt hơn. Các cách thức phản ứng với rủi ro bao gồm:
Né tránh rủi ro: không thực hiện các dich vụ có rủi ro cao như các dịch vụ mới, giảm doanh số ở một số khu vực của thị trường không hiệu quả, bán bớt một số ngành hàng hoạt động,…
Giảm bớt rủi ro: các hoạt động nhằm làm giảm thiểu khả năng xuất hiện hoặc mức độ tác động của rủi ro hoặc cả hai. Các hoạt động này liên quan đến việc điều hành hàng ngày tại đơn vị.
Chuyển giao rủi ro: Làm giảm thiểu khả năng xuất hiện và mức độ tác động của rủi ro bằng cách chuyển giao hoặc chia sẽ một phần rủi ro. Các kỹ thuật này bao gồm: mua bảo hiểm cho tổn thất, sử dụng các công cụ về tài chính để dự phịng cho tổn thất, các hoạt động thuê ngoài,…
Chấp nhận rủi ro: đơn vị chấp nhận rủi ro trong giới hạn rủi ro có thể chấp nhận.
Tuỳ theo từng tình huống cụ thể mà doanh nghiệp lựa chọn phương án phịng tránh rủi ro thích hợp. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần chú ý là phản ứng với rủi ro khơng có nghĩa là chỉ làm giảm, khống chế rủi ro ở mức có thể chấp nhận được mà cịn phải xem xét đến những cơ hội có thể phát sinh.
3.1.4 Áp dụng quản trị rủi ro trong hệ thống kiểm soát nội bộ
Các nhà quản lý của các doanh nghiệp dịch vụ tại Thành phố Hồ Chí Minh phần lớn đều quan tâm đến quản trị rủi ro. Tuy nhiên, quản trị rủi ro chỉ được nhìn nhận, đánh giá riêng lẻ, là một phần tách biệt, không rõ ràng trong hệ thống kiểm soát nội bộ. Tức là, quản trị rủi ro chưa là một thành phần thiết yếu trong việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp. Hiện nay, quản trị rủi ro chủ yếu xuất phát từ cách suy nghĩ chủ quan của nhà quản lý, chưa tập trung xem xét các yếu tố khách quan, chưa đánh giá đầy đủ các rủi ro. Do đó, để tiếp cận rủi ro một cách tồn diện thì cần thiết phải đưa quản trị rủi ro vào trong chu trình của hệ thống kiểm sốt nội bộ.
Đối với các doanh nghiệp thường xuyên phải đối phó với rủi ro hoặc rủi ro là loại hình kinh doanh thì cần thiết phải xây dựng một bộ phận chuyên trách để quản lý rủi ro, đứng đầu là nhà quản lý cấp cao về quản trị rủi ro.
Đối với các doanh nghiệp quy mơ lớn, có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quản lý, đặc biệt là các doanh nghiệp có lượng nhân viên đơng và phân bổ nhiều khu vực thì cần thiết lập ra ban kiểm soát và Bộ phận Kiểm soát nội bộ độc lập. Bộ phận này độc lập với Ban quản lý và Hội đồng quản trị của doanh nghiệp. Ngoài chức năng kiểm tra, giám sát sự tuân thủ các quy định, bộ phận độc lập này sẽ xem xét và đánh giá rủi ro, cũng như quản trị rủi ro và đưa ra các biện pháp phản ứng với rủi ro hiệu quả.
Đối với các doanh nghiệp nhỏ, quản lý tập trung, phần lớn quyền hành tập trung vào tay nhà quản lý thì vai trị của nhà quản lý rất quan trọng. Nhà quản lý phải nhận thức và điều phối hoạt động, quản trị rủi ro thông quan sự trợ giúp của các nhân viên cấp dưới và sự xét đốn của bản thân. Điều này địi hỏi nhà quản lý phải có cái nhìn tổng qt và toàn diện vể rủi ro.