Chƣơng 1 : LÝ THUYẾT VỀ LẠM PHÁT VÀ MƠ HÌNH VAR
1.1 LÝ THUYẾT VỀ LẠM PHÁT
1.1.3.4 Quan điểm lạm phát do yếu tố kỳ vọng
Những năm 1970 trở lại đây, các nhà kinh tế học như: Robert E. Lucas; Thomas J. Sargent; Neil Wallace thì cho rằng lạm phát chịu tác động nhiều bởi yếu tố kỳ vọng. Hàm ý rằng, người ta có thể dự đốn lạm phát trong những năm tới bằng với
lạm phát của năm vừa qua hoặc trung bình của vài năm gần với hiện tại. Nếu dự đoán như vậy gọi là kỳ vọng thích nghi. Nhưng họ cũng có thể khơng dựa vào quá khứ để dự đốn tương lai mà cịn sử dụng những thơng tin hiện tại để giúp mình dự đốn cho giai đoạn kế tiếp, với cách này, các nhà kinh tế học gọi là kỳ vọng hợp lý. Các nhà kinh tế thuộc quan điểm này cho rằng: Nếu thơng tin là đầy đủ thì việc tăng cung tiền sẽ khơng ảnh hưởng gì đến sản lượng thực ngay cả trong ngắn hạn bởi vì giá cả cũng tăng lên theo kỳ vọng của dân chúng. Ví dụ, các nhà quản lý thơng báo sẽ tăng cung tiền thì lập tức người dân sẽ dự báo giá cả hàng hoá sẽ tăng theo cho dù dữ kiện trong quá khứ cho thấy giá cả đang có xu hướng giảm.
Nhóm các nhà kinh tế trên cũng nêu lên nếu người dân không biết được thông tin về cung tiền sẽ tăng mà các nhà chức trách đã âm thầm làm việc này, thì sự thâm hụt ngân sách là một dấu hiệu tích cực để người dân có thể tiên đốn cho lạm phát. Nếu thâm hụt ngân sách triền miên được tồn tại thì phải có sự tài trợ từ phía ngân hàng trung ương đồng nghĩa với việc cung tiền được mở rộng để bù đắp cho khoảng thâm hụt ngân sách đó, điều này cũng rất phù hợp cho việc đáp ứng nhu cầu vốn để thực hiện đầu tư công và công nghiệp hố của nhà nước khi mà thị trường vốn cịn eo hẹp. Do vậy nguyên nhân gây lạm phát ở đây không phải là cung tiền mà là do thâm hụt ngân sách của chính phủ tạo ra, hay khác hơn yếu tố kỳ vọng đóng vai trị quan trọng trong chiều hướng lạm phát của nền kinh tế.
Trên đây là một số quan điểm của các trường phái kinh tế học bàn về lạm phát. Mỗi quan điểm có điểm mạnh và điểm yếu khác nhau, nhưng tất cả cũng đã nêu lên được các vấn đề hết sức phức tạp của lạm phát trong nền kinh tế.