Chƣơng 1 : LÝ THUYẾT VỀ LẠM PHÁT VÀ MƠ HÌNH VAR
2.2 NGUYÊN NHÂN GÂY LẠM PHÁT GIAI ĐOẠN NGHIÊN CỨU
2.2.2 Chính sách tiền tệ
Phải nói rằng nguyên nhân lạm phát được xét đến từ các học giả kinh tế cũng như các nghiên cứu gần đây hầu hết là từ tiền tệ, tuy nhiên ảnh hưởng của các chính sách tiền tệ lại có độ trễ, phải mất một thời gian thì mới phát huy hiệu quả của nó. Việc nới lỏng hay thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ tác động đến cung tiền, tác động đến dòng tiền chi tiêu và đầu tư của xã hội và từ đó tác động đến lạm phát. Năm 2000, Ngân hàng Nhà nước chuyển từ lãi suất trần sang lãi suất cơ bản, tạo điều kiện cho cung cầu về vốn theo cơ chế thị trường và đưa quyền chủ động kinh doanh về cho các ngân hàng thương mại. Đồng thời, việc ban hành quy định lãi suất tín dụng đầu tư phát triển năm 2001 giảm xuống còn 5,4%/năm là cơ hội để lãi suất tiền gởi của hệ thống ngân hàng giảm, tạo điều kiện thơng thống hơn cho tiêu dùng và đầu tư.
Với chính sách tiền tệ nới lỏng tạo cơ hội cho cung tiền tăng mạnh, bên cạnh đó việc quản lý tỷ giá một cách cứng nhắc và thiếu linh hoạt so với thế giới đã tạo điều kiện cho dòng vốn đầu tư gián tiếp đổ vào Việt Nam tăng nhanh. Để ổn định tỷ giá ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước đã phải mua một lượng lớn ngoại tệ, đồng nghĩa với việc cung ra lưu thông một lượng lớn tiền đồng vào nền kinh tế và đó là một trong các nguyên nhân kích thích cho lạm phát tăng cao. Cụ thể, trong hai năm 2006 - 2007, lượng ngoại tệ vào thị trường thông qua đầu tư đã làm cho số tiền dự trữ chính thức tăng thêm gấp 1,6 lần số ngoại tệ tích luỹ từ trước cộng lại (Nguyễn Đức Thành, 2011, trang 160,[6]). Đầu năm 2007, Ngân hàng Nhà nước cung ra một lượng tiền tương đương 9 tỷ USD để mua ngoại tệ dự trữ nhằm ổn định tỷ giá. Tuy
nhiên việc ổn định tỷ giá này đã khơng kiểm sốt được lạm phát giai đoạn 2005 – 2007 mà còn gây áp lực cho lạm phát, lượng tiền mặt dư thừa này đã khơng trung hồ kịp thời với thị trường cùng với giá nguyên liệu thế giới tăng mạnh khiến cho lạm phát leo thang.
Song với đó, chính sách kích cầu liên tục được thực hiện để kích thích tăng trưởng theo mục tiêu và đây cũng là mầm mống gây ra lạm phát cao cho những năm sau. Việc nới lỏng các chính sách làm tăng cung tiền mạnh trong thời gian dài đã tạo cơ hội cho lạm phát xảy ra. Năm 2004 lạm phát xuất hiện với mức 9,5%, đến 2007 là 12,63%, tiếp tục năm 2008 là 19,89%.
Hình 2-6, hình 2-7 cho thấy việc điều hành chính sách tiền tệ kém linh hoạt và chưa hiệu quả đã làm cho cung tiền tăng mạnh, gây áp lực cho lạm phát tăng cao của Việt Nam so với một số nước khác trong khu vực.
Nguồn: ADB - Key Indicators for Asia and the Pacific 2013
Hình 2-7: Tốc độ tăng cung tiền so năm trƣớc của Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc (%)
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 – 2009 đã góp phần làm trì hỗn đà tăng lạm phát ở Việt Nam. Do khủng hoảng này làm cho giá hàng hoá quốc tế giảm cùng với tổng cầu giảm đã giúp cho Việt Nam kiềm chế được xu thế gia tăng đáng ngại của lạm phát trong năm 2008.
như: gói hỗ trợ lãi suất 4%, gói hỗ trợ tiêu dùng miễn thuế thu nhập cá nhân và hỗ trợ người nghèo ăn Tết, gói hỗ trợ đầu tư như miễn, giảm và giãn thuế thu nhập, thuế giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp, gói đầu tư cơng xây dựng cơ sở hạ tầng và nhà ở cho người có thu nhập thấp. Với việc kích thích phát triển kinh tế như vậy, Chính phủ đã đạt được các mục tiêu ngăn chặn suy giảm kinh tế, cải thiện tính thanh khoản cho hệ thống các ngân hàng. Nhưng bất ngờ quý 2/2009, cung tiền và tín dụng bắt đầu tăng mạnh, các ngân hàng trở nên thiếu hụt tiền mặt và họ đều cố gắng tăng lãi suất nhằm thu hút tiền gởi. Vì vậy cuộc chạy đua lãi suất huy động diễn ra và lãi suất cho vay cũng được đẩy lên cao, cộng thêm các khoản phí cho vay, làm cho chi phí đầu vào sản xuất tăng cao gây nguy cơ tái lạm phát. Và đúng vậy, lạm phát tăng lên 9,21% vào năm 2010, và 18,68% năm 2011. Lúc này, Chính phủ phải thực thi hàng loạt các chính sách thắt chặt tiền tệ như tăng dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất huy động, quản lý thị trường vàng, cắt giảm chi tiêu cơng,…để đối phó với khủng hoảng kinh tế và lạm phát báo động trong nước.
Ngoài ra, với việc quản lý lỏng lẻo và không mạnh tay với hệ thống ngân hàng của Chính phủ, nên các ngân hàng lạm dụng cho vay thiếu đảm bảo và cho vay mang tính đầu cơ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản và kinh doanh chứng khoán, cũng như các kỷ xảo ảo thuật “lãi giả - lỗ thật” của các ngân hàng và các tập đồn nhà nước góp thêm sức lực vào ngịi nổ cho bất ổn kinh tế.