Yếu tố tâm lý, kỳ vọng, đầu cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình var kiểm định các nhân tố tác động lạm phát ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 50)

Chƣơng 1 : LÝ THUYẾT VỀ LẠM PHÁT VÀ MƠ HÌNH VAR

2.2 NGUYÊN NHÂN GÂY LẠM PHÁT GIAI ĐOẠN NGHIÊN CỨU

2.2.3 Yếu tố tâm lý, kỳ vọng, đầu cơ

Giá cả hàng hoá tăng do chi tiêu, đầu tư tăng, do chi phí đầu vào tăng và một phần cũng do việc quản lý điều hành vĩ mô chưa thật tốt, các doanh nghiệp kinh doanh lợi dụng đầu cơ tích trữ và tăng giá, và một khi giá đã tăng thì hầu như khơng giảm hoặc giảm rất chậm. Bên cạnh đó, yếu tố tâm lý của người dân thường dựa vào đám đông, nếu hiện tại lạm phát đang ở mức cao thì dân chúng cho rằng lạm phát sẽ tiếp tục tăng và như vậy họ sẽ chuyển từ việc giữ tiền sang sở hữu các tài sản khác và tích cực mua hàng hố. Hoặc mỗi khi Chính phủ thực hiện tăng giá xăng, giá điện thì ngay lập tức giá hàng hố tăng theo, mặc dù việc tăng giá đầu vào sản xuất thường có độ trễ sau một thời gian mới làm tăng giá sản phẩm đầu ra. Sự

tăng giá hàng hoá do tâm lý kỳ vọng ngay lập tức tác động và họ tăng cường tích trữ hàng hố khiến cầu tăng vượt cung và dẫn đến lạm phát.

Tâm lý tăng giá từ chính sách tiền lương, từ năm 2003 đến nay, thực hiện chính sách tiền lương theo Nghị quyết Trung ương VIII, Chính phủ đã thực hiện lộ trình cải cách tiền lương. Tháng 10/2005 điều chỉnh mức lương tối thiểu từ 290.000đ/tháng lên 350.000đ/tháng (tăng 20,7%), sau đó một năm mức lương được điều chỉnh lên 450.000đ/tháng (tăng 28,6%), đến tháng 5/2012 mức lương tối thiểu là 1.050.000đ/tháng. Với lộ trình tăng lương điều chỉnh như vậy đã tạo tâm lý người dân nghĩ rằng rồi đây giá cả sẽ tăng trong ngày mai.

2.2.4 Ảnh hƣởng của sự thay đổi sản lƣợng:

Các nghiên cứu trong giai đoạn 1990 – 2008 cho thấy tăng trưởng cao thường đi kèm với lạm phát cao. Khi GDP đạt đến mức tiềm năng thì mức sản lượng không tạo ra sức ép đối với lạm phát, ngược lại GDP thực cao hơn GDP tiềm năng thì gây áp lực lên lạm phát. Tuy nhiên khi lạm phát đạt đến một ngưỡng cao nhất định sẽ tác động ngược lại lên tăng trưởng.

Qua số liệu, tốc độ tăng sản lượng không tương xứng với tốc độ tăng đầu tư. Năm 2007, một lượng lớn vốn đầu tư được đưa vào để kích thích tăng trưởng kinh tế nhưng kết quả sản lượng sản xuất khơng tăng mà cịn có xu hướng giảm, làm cho lượng tiền đã thừa nay cịn thừa thêm góp phần làm cho giá hàng hố tăng nhanh hơn và là một trong những nguyên nhân làm phát sinh lạm phát năm 2008, dẫn đến hệ quả là sản lượng sản xuất giảm xuống đáng kể trong năm 2009 (hình 2-8).

Nguồn : Tính tốn của tác giả từ số liệu của Tổng cục thống kê: GSO

Bảng 2-3: Tốc độ tăng SLCN so năm trƣớc của các thành phần kinh tế Đơn vị tính: % Khoản mục 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng số 16,8 16,6 17,1 16,8 16,7 13,9 7,6 13,9 Khu vực nhà nước 11,9 11,9 7,2 5,9 5,0 2,7 3,0 6,0 Trung ương 16,2 14,2 12,4 8,9 6,8 4,8 3,9 9,1 Địa phương 3,5 5,6 -5,2 -2,9 -0,7 -4,5 -7,7 -6,4 Khu vực ngoài nhà nước 23,3 22,3 25,5 25,7 24,7 19,8 10,1 14,3

Khu vực nước ngoài 18,0 17,4 21,2 19,9 19,7 16,9 9,4 16,9

Nguồn: GSO (2010) và báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2011

Bảng 2-3 cho thấy tốc độ tăng trưởng của sản lượng công nghiệp được phân chia theo các thành phần kinh tế ngày càng giảm dần. Mặc dù, sản lượng của khu vực nội địa có sự tăng trưởng vượt bậc, kế đến là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, và khu vực doanh nghiệp nhà nước thì bị thu hẹp dần. Đặc biệt, sản lượng công nghiệp ở khu vực địa phương bị co bóp lại và chuyển dần về phía khu vực trung ương. Điều này lý giải những năm gần đây, nhà nước tập trung đầu tư vào các tập đồn, tổng cơng ty trực thuộc trung ương nhiều hơn. Tuy nhiên các tập đoàn này làm ăn thiếu hiệu quả đi kèm cơ chế quản lý chưa chặt chẽ đã dẫn tới thất thoát vốn. Việc sử dụng nguồn vốn nhiều nhưng hiệu quả kém làm cho tốc độ tăng sản lượng rất chậm so với tốc độ tăng cung tiền và đó chính là áp lực cho tăng giá hàng hoá và gây ra lạm phát.

Một khía cạnh khác khi xem xét yếu tố sản lượng tác động đến lạm phát là năng suất lao động xã hội của Việt Nam. Năng suất lao động của Việt Nam là rất thấp, hầu như sản xuất hàng hoá chưa đạt được mong muốn. Tỷ lệ đầu tư của Việt Nam tăng mạnh hơn so với các nước, nhưng năng suất lao động thì thua xa, cụ thể: Năm

2010 năng suất lao động đạt được 40,3 triệu đồng/người, chỉ tương đương với 2.067 USD, thấp xa so với các con số tương ứng của một số nước (năm 2008 của

Nhật Bản 73.824 USD, Brunei 72.500 USD, Singapore 62.724 USD, Hàn Quốc 38.235 USD, Malaysia 17.718 USD, Thái Lan 6.915 USD, Trung Quốc 5.460 USD, Indonesia 4.597 USD, Philippines 4.535 USD, Ấn Độ 2.706 USD...)[18]. Với việc

đầu tư lớn mà bù lại năng suất lao động rất thấp, sự chênh lệch này sẽ có ảnh hưởng đến sự cân bằng giữa tiền và hàng trong xã hội, tạo cho áp lực tăng giá hàng hoá và lạm phát tăng cao.

2.2.5 Tác động từ các nguyên nhân bên ngoài:

 Tác động của dịng tiền nóng mang tính đầu cơ từ bên ngồi vào thị trường tài chính Việt Nam. Dòng vốn này vào và ra trong thời gian ngắn và lưu thông rất nhanh, nhằm vào mục tiêu lợi nhuận cao nhất, rủi ro bé nhất. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập, mở rộng quan hệ quốc tế, rất cần các dòng vốn để đầu tư cải thiện tình hình kinh tế, do đó rất cần các dịng vốn này, đặc biệt là thị trường cổ phiếu. Tuy nhiên, nếu việc quản lý kém và thiếu chuyên môn sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trục lợi. Khi tình hình trong nước chuyển biến xấu, ngay lập tức các dịng tiền nóng sẽ rút khỏi thị trường, vốn đầu tư nước ngoài đột nhiên dừng lại làm cho hệ thống tài chính gặp rắc rối trong thanh khoản, gây khủng hoảng thị trường. Các bằng chứng cho thấy khi thị trường tài chính mới hoạt động, dịng vốn nóng đổ vào thị trường làm cho giá chứng khoán tăng mạnh, gây cơn sốt giá cổ phiếu và giá bất động xảy ra năm 2006, 2007. Vào khoản quý 2/2007 các dòng vốn dần rút khỏi Việt Nam, ngay lập tức giá cổ phiếu đã đảo chiều và từ đó đến nay vẫn chưa lấy lại thời hồng kim của chúng. Và điều đó đã làm ảnh hưởng đến nền kinh tế vốn sơ khai và thiếu bền vững như Việt Nam.

Chi phí vật liệu nhập khẩu gia tăng tác động đến chỉ số giá tiêu dùng thông

qua việc tăng giá sản phẩm đầu ra. Theo thống kê của IMF, từ 2000 – 2006, chỉ số giá nguyên vật liệu thế giới tăng mạnh từ 13% năm 2003 đến 30% năm 2006. Điều này dẫn đến giá nguyên vật liệu nhập khẩu tăng và góp phần làm tăng lạm phát năm 2004. Với nền kinh tế sản xuất dựa vào nguồn vật

liệu từ bên ngồi thì việc giá vật liệu tăng thì nền kinh tế bị tác động và nó đóng góp vào việc tăng lạm phát trong thời gian qua ở Việt Nam.

Ảnh hƣởng của khủng hoảng tài chính thế giới, các cuộc khủng hoảng tài

chính gây ảnh hưởng nặng cho nền kinh tế toàn cầu như làm giảm sản lượng, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, xuất nhập khẩu bị tác động... Việt Nam cũng không ngoại lệ, dưới tác động của biến động tài chính thế giới, chính sách ngoại tệ bị ảnh hưởng, các nguồn vốn đầu tư hay giá các hàng hố tính bằng ngoại tệ bị tác động như dầu, lương thực, nguyên vật liệu nhập đã dẫn tới việc biến động lớn cho chi phí đầu vào sản xuất. Hơn nữa, khi khủng hoảng tài chính xảy ra, nó cịn ảnh hưởng đến thâm hụt ngân sách Nhà nước, ảnh hưởng đến tình hình xuất nhập khẩu và sẽ tác động đến giá cả hàng hoá trong nước và ảnh hưởng đến chỉ số giá chung hàng hố.

Tóm lại, từ những phân tích trên, chúng ta có thể khái qt ngun nhân gây lạm phát nước ta trong thời gian qua như sau:

Thứ nhất: Lượng vốn đầu tư tăng nhanh qua các năm kết hợp việc đầu tư mang lại hiệu quả thấp, đồng nghĩa với việc sản lượng làm ra hầu như khơng tăng, từ đó dẫn đến lượng tiền thừa trong lưu thơng nhiều và tạo áp lực cho tăng giá hàng hố. Bên cạnh đó, việc thất thốt và nạn tham nhũng kéo dài làm tăng thêm tính khơng hiệu quả từ các nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư công và đầu tư vào các tập đoàn nhà nước.

Thứ hai: Sự kỳ vọng về lạm phát của dân chúng là rất lớn, họ ln có tâm lý

hơm nay có lạm phát xảy ra thì ngày mai rồi cũng có tăng giá hàng hố. Dân chúng ln có ấn tượng về giá hàng hố sẽ tăng mạnh một khi có thơng tin về sự biến động như: tăng lương, tăng giá điện, tăng giá dầu.

Thứ ba: Là do chính sách tiền tệ, lượng cung tiền tăng mạnh không tương xứng với tốc độ tăng trưởng, làm cho sự cân bằng hàng hố lưu thơng bị chênh lệch và như vậy áp lực tăng giá hàng hoá diễn ra.

Thứ tư: Sản lượng sản xuất thấp, việc tăng đầu tư nhằm mục đích để tạo ra

sự gia tăng lượng hàng hố sản xuất ít hơn sự gia tăng của vốn đầu tư. Do đó, áp lực về tăng giá hàng hố sẽ được tích luỹ, vấn đề này kéo dài thì lạm phát có thể xảy ra.

Thứ năm: Sự tác động từ các nhóm như lãi suất, tỷ giá, xuất nhập khẩu, giá

hàng hố thế giới… cũng đóng góp một phần nhỏ vào áp lực làm tăng lạm phát.

2.3 XÂY DỰNG MƠ HÌNH KIỂM ĐỊNH NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG LẠM PHÁT: 2.3.1 Một số nghiên cứu về lạm phát: 2.3.1 Một số nghiên cứu về lạm phát:

Lạm phát được nghiên cứu rất sâu trong các nghiên cứu lý thuyết cũng như thực nghiệm. Về lý thuyết lạm phát, chúng ta thường dựa vào đường cong Philips nhưng khi phân tích về các yếu tố tác động, các cơng trình nghiên cứu thường đi theo 2 hướng để tiếp cận là lạm phát cầu kéo và lạm phát chi phí đẩy, các nghiên cứu có thể xem xét đến yếu tố cầu kéo hoặc chi phí đẩy hoặc cả hai phía tác động đến lạm phát. Bên cạnh 2 cách tiếp cận trên, các nghiên cứu còn đưa ra cách tiếp cận ngang bằng sức mua (PPP – Purchasing power parity) để xem xét các nhân tố quyết định lạm phát.

Bên cạnh các nghiên cứu ở nước ngoài, các nghiên cứu về lạm phát ở Việt Nam cũng kết hợp nhiều nhân tố tác động từ hai phía cầu kéo và chi phí đẩy nhằm giải thích cho lạm phát. Tuy nhiên các yếu tố cầu được nhắc đến nhiều hơn. Các báo cáo thường xoay quanh các nhân tố là CPI, cung tiền, lãi suất, tỷ giá, sản lượng, giá dầu, giá gạo. Ví dụ các nghiên cứu định lượng về lạm phát ở Việt Nam gồm: Võ Trí Thành và đồng tác giả (2001), Trương Văn Phước và Chu Hoàng Long (2005), Camen (2006), Phạm Thế Anh (2008), Nguyễn Đức Thành và Nguyễn Thị Thu Hằng (2011). Chung lại các nghiên cứu có một số nhận định như sau:

 Các nghiên cứu đều đưa ra bằng chứng thực nghiệm cho thấy lạm phát xảy ra và kéo dài ở Việt Nam thời gian qua là do các yếu tố tác động từ bên trong chứ khơng phải bên ngồi.

 Các nghiên cứu cho thấy yếu tố cầu kéo và chi phí đẩy đều có tác động đến lạm phát. Tuy nhiên yếu tố cung cho kết quả ảnh hưởng đến lạm phát trong

thời gian qua nhỏ hơn rất nhiều so với yếu tố cầu, các yếu tố cầu đóng vai trị chủ đạo cho giải thích về sự biến động của lạm phát.

 Các kết quả đều có chung quan điểm là lạm phát q khứ đóng vai trị quan trọng cho giải thích lạm phát hiện tại.

 Vai trị giải thích cho lạm phát của tỷ giá và giá quốc tế là tương đối nhỏ vì có sự quản lý và tài trợ giá của Chính phủ nên sự chi phối từ các yếu tố này hầu như không ảnh hưởng đến biến động giá hàng hoá trong nước.

 Các kết quả cũng cho biết vai trò ảnh hưởng của tiền tệ là trái ngược nhau, điều này có thể là do các giai đoạn thực hiện nghiên cứu khác nhau và tần suất của các số liệu khác nhau và phương pháp ước lượng thực nghiệm cũng khác nhau.

Dựa trên khảo sát tài liệu, những kiến thức lý thuyết tiếp cận được kết hợp một số báo cáo nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước liên quan đến đề tài để có cái nhìn tổng quan về thực trạng lạm phát tại Việt Nam, và từ đó tác giả tiến hành xây dựng mơ hình nghiên cứu cho đề tài.

Sử dụng phương pháp định lượng bằng việc chạy mơ hình ước lượng VAR trong phần mềm Eview 6.0 để đánh giá các nhân tố tác động lên lạm phát. Và thơng qua đó lựa chọn mơ hình phù hợp, sau đó so sánh, tổng kết và rút ra kết luận.

2.3.2 Cơ sở lý thuyết và nguồn số liệu:

Có nhiều nhân tố trong nền kinh tế tác động đến lạm phát, tuy nhiên một mơ hình thực nghiệm không thể nào bao hàm được tất cả. Chưa kể đến một mơ hình với q nhiều biến có thể dẫn đến một kết quả sai lệch do các hạn chế, hay mối tương quan giữa các biến. Đồng thời, qua phân tích và kết hợp báo cáo của các nghiên cứu trước đây, chúng ta thấy nguyên nhân cơ bản của lạm phát xảy ra và lặp lại trong thời gian dài là do các yếu tố trong nước gây ra đồng thời yếu tố cầu tác động mạnh hơn rất nhiều so với yếu tố cung.

Từ ý nghĩa trên, trong báo cáo này tác giả sử dụng mơ hình VAR cơ bản để kiểm định các yếu tố tác động đến lạm phát, mơ hình thường được sử dụng phổ biến trong phân tích mối quan hệ các biến số vĩ mơ trong nền kinh tế. Mơ hình được xây

dựng dựa trên nghiên cứu của Canova Fabio and Luca Gambetti (2006) “The

structural dynamics of output growth and inflation: some international evidence”

(Tác giả sử dụng các biến gồm: lãi suất, cung tiền, CPI và tăng trưởng để phân tích tác động của chính sách tiền tệ đến tăng trưởng và lạm phát), bài nghiên cứu của

tác giả TS. Phạm Thế Anh (7/2008) “Ứng dụng mơ hình SVAR trong việc xác định hiệu ứng của chính sách tiền tệ và dự báo lạm phát ở Việt Nam” (Bài viết

dùng các biến: Lãi suất, sản lượng công nghiệp, cung tiền, CPI và giá dầu để phân tích cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ đến tăng trưởng và lạm phát), và kết hợp

cùng phân tích về nguyên nhân cơ bản gây ra lạm phát trong thời gian qua, đề tài đưa ra các biến số trong mơ hình nghiên cứu của mình như sau:

Biến Ký hiệu

và đơn vị Nguồn

Chỉ số giá tiêu dùng CPI - % TCTK:GSO

Giá trị sản lượng công nghiệp (giá so sánh 1994) IND-tỷ VND TCTK:GSO

Đầu tư công GI - tỷ VND TCTK:GSO

Cung tiền M2 M2 - tỷ VND ADB

Lãi suất tiền gởi kỳ hạn 6 tháng IR - % ADB

Các chuỗi số liệu được biểu diễn dưới dạng logarit cơ số tự nhiên ngoại trừ biến chỉ số giá tiêu dùng CPI và lãi suất huy động. Số liệu được thu thập từ Tổng cục Thống kê (GSO) và Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB – Asian Development Bank).

Mô tả các biến:

 Biến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được sử dụng để phân tích sự tác động của nó đến các yếu tố khác, đồng thời cũng xem xét như là yếu tố lạm phát quá khứ có ảnh hưởng đến lạm phát hiện tại hay khơng.

 Biến giá trị sản lượng công nghiệp (IND) xem xét yếu tố tăng trưởng tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình var kiểm định các nhân tố tác động lạm phát ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)