Chƣơng 1 : LÝ THUYẾT VỀ LẠM PHÁT VÀ MƠ HÌNH VAR
2.1. THỰC TRẠNG LẠM PHÁT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1990 – 2012
2.1.4 Giai đoạn 2004 2012
Sau giai đoạn ổn định ở mức thấp, lạm phát bắt đầu tăng trở lại với tỷ lệ 9,5% vào năm 2004 vượt mục tiêu kiểm sốt 6% mà Chính phủ đề ra. Kết hợp khủng hoảng châu Á đã đi qua, tổng cầu bắt đầu phục hồi, tổng cầu gia tăng cùng với sự gia tăng tiền lương danh nghĩa ở khu vực nhà nước và khu vực FDI trong năm 2003 tác động làm cho lạm phát tăng nhẹ, giá các hàng hố lương thực tăng 15,5%, nhóm hàng phi lương thực tăng 5,2% trong năm 2004 (Nguyễn Đức Thành, 2011, trang 159, [6]). Chính sự gia tăng của tổng cầu cộng thêm gia tăng của các nhóm hàng hố, kết hợp cú sốc từ dịch cúm gia cầm cùng thời điểm đó đã tạo cơ hội cho lạm phát tăng mạnh lên 9,5% trong năm 2004 (lạm phát năm 2003 là 3,1%).
Nguồn : Tổng cục thống kê GSO và ADB: Key Indicaters for Asia 2013
Hình 2-2: Tỷ lệ lạm phát và tốc độ tăng cung tiền so năm trƣớc từ 2000 – 2012 (%)
Trước tình hình đó, lo lắng lạm phát quay trở lại, Ngân hàng Nhà nước thực hiện thắt chặt tiền tệ bằng việc tăng lãi suất và giữ cố định tỷ giá. Nhưng các giải pháp giai đoạn này không cho hiệu quả nhiều so với các năm 2000 – 2003, lạm phát sau khi giảm nhẹ vào năm 2006 đã bắt đầu tăng trở lại vào 2007 là 12,63% và tăng mạnh vào năm 2008 là 19,89%. Cũng trong năm 2007, Việt Nam chính thức gia
nhập WTO và dịng vốn đầu tư từ nước ngồi tràn vào làm cung tiền tăng mạnh, đẩy giá chứng khoán và giá tài sản khác (đặc biệt là bất động sản) lên cao chóng mặt, làm cho cung tiền tăng mạnh vào năm 2007 và đây được xem là nguyên nhân chính gây lạm phát cho năm 2008 và được mô tả trong hình 2-2.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 – 2009 đã góp phần làm giảm lạm phát ở Việt Nam. Giá quốc tế giảm cùng với tổng cầu giảm giúp Việt Nam đảo ngược xu thế tăng giá trong năm 2008 và lạm phát được giảm xuống mức 6,88% trong năm 2009. Nhưng ngay sau đó, lạm phát tăng trở lại vào năm 2010 là 9,21% và tăng mạnh năm 2011 là 18,68%. Theo thống kê, trong năm 2011 có tới 5/11 nhóm hàng hố trong rổ tăng giá mạnh từ 12% đến 20% so tháng 12 năm trước, đặc biệt là tăng giá hàng hố ở các thành phố lớn. Lúc này, Chính phủ phải thực thi các chính sách kinh tế như tăng tỷ lệ dự trữ trong ngân hàng, hỗ trợ bình ổn giá hàng hố, giảm lãi suất huy động … và lạm phát quay trở lại năm 2012 là 6,81%.
Trong năm 2012, Chính phủ đã thực hiện rất tốt công việc kiềm chế lạm phát, tuy nhiên khi đánh giá kết quả này, nhiều chuyên gia nhận định lo lắng về sự biến động thất thường của lạm phát. Theo ơng Nguyễn Thạc Hốt cảnh báo: “Nhà nước
phải trả giá bằng việc giãn thời gian điều chỉnh giá một số hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định giá và kiểm soát và chưa hỗ trợ cải thiện tổng cầu nền kinh tế giảm, sản xuất kinh doanh khó khăn, thất nghiệp tăng”[16]. Cũng đồng tình với quan điểm về sự bất thường của lạm phát nêu trên, chuyên gia kinh tế Ngơ Trí Long cho rằng: “Lạm phát thấp nhưng lo nhiều hơn mừng, bởi giá giảm khơng phải vì năng
suất, chất lượng, hiệu quả tăng mà do sức mua suy kiệt”[16]. Lạm phát năm 2011
thể hiện rõ gồm lạm phát tiền tệ, lạm phát cầu kéo, việc tung lượng tiền khá lớn vào lưu thông cộng với đầu tư công tăng làm nhu cầu về nguyên vật liệu, nhiên liệu và thiết bị công nghệ tăng, tạo cơ hội cho lạm phát bùng nổ. Và đây cũng là vấn đề mà thời gian tới chúng ta cũng rất quan tâm, phải nhìn nhận một cách khách quan về nguyên nhân của lạm phát trong những năm qua và như vậy mới có một chính sách hợp lý trong việc ổn định lạm phát. Theo bà Ngô Thị Ánh Dương nhận định về nguyên nhân gây lạm phát: “Mục tiêu thời gian tới vẫn là kiềm chế lạm phát của
Chính phủ, nhưng về lâu dài phải nhìn nhận nguyên nhân một cách căn cơ để việc kiềm chế lạm phát mang tính lâu dài và ổn định chứ khơng phụ thuộc vào yếu tố chủ quan”.[16]