Xây dựng chính sách mục tiêu lạm phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình var kiểm định các nhân tố tác động lạm phát ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 78 - 79)

Chƣơng 1 : LÝ THUYẾT VỀ LẠM PHÁT VÀ MƠ HÌNH VAR

3.2 MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH KINH TẾ

3.2.6 Xây dựng chính sách mục tiêu lạm phát

Lạm phát ảnh hưởng đến nền kinh tế không phải lúc nào cũng xấu, là bất lợi hồn tồn. Nếu chúng ta có thể duy trì được tỷ lệ lạm phát vừa phải và hợp lý thì lạm phát trở thành nhân tố rất hựu ích cho sự phát triển kinh tế. Vì thế, xu hướng hiện nay đã có nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới định hướng cho chính sách kiểm sốt lạm phát có sự biến động nhưng sự biến động này không ảnh hưởng hay gây xáo trộn đến các yếu tố khác như đầu tư, tiêu dùng, tăng trưởng, và gọi đó là chính sách mục tiêu lạm phát. Các quốc gia đã sử dụng và thành công như: NewZealand áp dụng 1990, Canada áp dụng năm 1991 và các nước khối EU áp dụng năm 1999. Và các nước này cũng sử dụng công cụ CPI để đo lường lạm phát giống Việt Nam chúng ta. Bởi vậy, chúng ta nên xem xét xây dựng chính sách mục tiêu lạm phát nhằm kiểm soát tốt lạm phát và tăng niềm tin của dân chúng vào điều hành chính sách kinh tế. Điều kiện cơ bản để áp dụng chính sách mục tiêu lạm phát là tính độc lập của Ngân hàng Nhà nước, điều kiện này cho phép Ngân hàng Nhà nước sẽ dễ dàng thực hiện các chức năng của mình, đó là chủ động trong điều tiết lượng cung ứng tiền phù hợp với nền kinh tế chứ không phải chỉ để đáp ứng nhu

cầu chi tiêu và thâm hụt ngân sách của Chính phủ. Đồng thời cũng tăng quyền tự quyết hơn trong việc sử dụng hiệu quả các cơng cụ kiểm sốt lạm phát. Bên cạnh đó, minh bạch về thông tin cũng là điều kiện không thể thiếu cho việc thực hiện chính sách mục tiêu lạm phát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình var kiểm định các nhân tố tác động lạm phát ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)