Tác động từ các nguyên nhân bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình var kiểm định các nhân tố tác động lạm phát ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 53 - 55)

Chƣơng 1 : LÝ THUYẾT VỀ LẠM PHÁT VÀ MƠ HÌNH VAR

2.2 NGUYÊN NHÂN GÂY LẠM PHÁT GIAI ĐOẠN NGHIÊN CỨU

2.2.5 Tác động từ các nguyên nhân bên ngoài

 Tác động của dịng tiền nóng mang tính đầu cơ từ bên ngồi vào thị trường tài chính Việt Nam. Dịng vốn này vào và ra trong thời gian ngắn và lưu thông rất nhanh, nhằm vào mục tiêu lợi nhuận cao nhất, rủi ro bé nhất. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập, mở rộng quan hệ quốc tế, rất cần các dòng vốn để đầu tư cải thiện tình hình kinh tế, do đó rất cần các dịng vốn này, đặc biệt là thị trường cổ phiếu. Tuy nhiên, nếu việc quản lý kém và thiếu chuyên môn sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trục lợi. Khi tình hình trong nước chuyển biến xấu, ngay lập tức các dịng tiền nóng sẽ rút khỏi thị trường, vốn đầu tư nước ngoài đột nhiên dừng lại làm cho hệ thống tài chính gặp rắc rối trong thanh khoản, gây khủng hoảng thị trường. Các bằng chứng cho thấy khi thị trường tài chính mới hoạt động, dịng vốn nóng đổ vào thị trường làm cho giá chứng khoán tăng mạnh, gây cơn sốt giá cổ phiếu và giá bất động xảy ra năm 2006, 2007. Vào khoản quý 2/2007 các dòng vốn dần rút khỏi Việt Nam, ngay lập tức giá cổ phiếu đã đảo chiều và từ đó đến nay vẫn chưa lấy lại thời hồng kim của chúng. Và điều đó đã làm ảnh hưởng đến nền kinh tế vốn sơ khai và thiếu bền vững như Việt Nam.

Chi phí vật liệu nhập khẩu gia tăng tác động đến chỉ số giá tiêu dùng thông

qua việc tăng giá sản phẩm đầu ra. Theo thống kê của IMF, từ 2000 – 2006, chỉ số giá nguyên vật liệu thế giới tăng mạnh từ 13% năm 2003 đến 30% năm 2006. Điều này dẫn đến giá nguyên vật liệu nhập khẩu tăng và góp phần làm tăng lạm phát năm 2004. Với nền kinh tế sản xuất dựa vào nguồn vật

liệu từ bên ngồi thì việc giá vật liệu tăng thì nền kinh tế bị tác động và nó đóng góp vào việc tăng lạm phát trong thời gian qua ở Việt Nam.

Ảnh hƣởng của khủng hoảng tài chính thế giới, các cuộc khủng hoảng tài

chính gây ảnh hưởng nặng cho nền kinh tế toàn cầu như làm giảm sản lượng, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, xuất nhập khẩu bị tác động... Việt Nam cũng không ngoại lệ, dưới tác động của biến động tài chính thế giới, chính sách ngoại tệ bị ảnh hưởng, các nguồn vốn đầu tư hay giá các hàng hố tính bằng ngoại tệ bị tác động như dầu, lương thực, nguyên vật liệu nhập đã dẫn tới việc biến động lớn cho chi phí đầu vào sản xuất. Hơn nữa, khi khủng hoảng tài chính xảy ra, nó cịn ảnh hưởng đến thâm hụt ngân sách Nhà nước, ảnh hưởng đến tình hình xuất nhập khẩu và sẽ tác động đến giá cả hàng hoá trong nước và ảnh hưởng đến chỉ số giá chung hàng hố.

Tóm lại, từ những phân tích trên, chúng ta có thể khái qt nguyên nhân gây lạm phát nước ta trong thời gian qua như sau:

Thứ nhất: Lượng vốn đầu tư tăng nhanh qua các năm kết hợp việc đầu tư mang lại hiệu quả thấp, đồng nghĩa với việc sản lượng làm ra hầu như không tăng, từ đó dẫn đến lượng tiền thừa trong lưu thơng nhiều và tạo áp lực cho tăng giá hàng hố. Bên cạnh đó, việc thất thốt và nạn tham nhũng kéo dài làm tăng thêm tính khơng hiệu quả từ các nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư công và đầu tư vào các tập đoàn nhà nước.

Thứ hai: Sự kỳ vọng về lạm phát của dân chúng là rất lớn, họ ln có tâm lý

hơm nay có lạm phát xảy ra thì ngày mai rồi cũng có tăng giá hàng hố. Dân chúng ln có ấn tượng về giá hàng hố sẽ tăng mạnh một khi có thơng tin về sự biến động như: tăng lương, tăng giá điện, tăng giá dầu.

Thứ ba: Là do chính sách tiền tệ, lượng cung tiền tăng mạnh không tương xứng với tốc độ tăng trưởng, làm cho sự cân bằng hàng hố lưu thơng bị chênh lệch và như vậy áp lực tăng giá hàng hoá diễn ra.

Thứ tư: Sản lượng sản xuất thấp, việc tăng đầu tư nhằm mục đích để tạo ra

sự gia tăng lượng hàng hố sản xuất ít hơn sự gia tăng của vốn đầu tư. Do đó, áp lực về tăng giá hàng hố sẽ được tích luỹ, vấn đề này kéo dài thì lạm phát có thể xảy ra.

Thứ năm: Sự tác động từ các nhóm như lãi suất, tỷ giá, xuất nhập khẩu, giá

hàng hố thế giới… cũng đóng góp một phần nhỏ vào áp lực làm tăng lạm phát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình var kiểm định các nhân tố tác động lạm phát ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)