Một số gợi ý khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình var kiểm định các nhân tố tác động lạm phát ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 79 - 86)

Chƣơng 1 : LÝ THUYẾT VỀ LẠM PHÁT VÀ MƠ HÌNH VAR

3.2 MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH KINH TẾ

3.2.7 Một số gợi ý khác

 Thực hiện cải cách thể chế nhanh chóng và triệt để: Hầu hết chúng ta đều chứng kiến, đất nước đang rơi vào tình trạng suy thối tồn diện trên mọi mặt, từ các lĩnh vực như kinh tế, văn hoá, đạo đức, giáo dục y đức cho đến kỷ cương pháp luật và niềm tin của dân chúng. Tất cả vấn đề này là do sự khủng hoảng của một thể chế yếu kém đã góp phần quan trọng cho tình trạng đó. Bên cạnh đó, các vấn đề đưa ra bàn luận liên quan đến người dân thì họ tham gia theo hình thức cho lấy lệ, vì niềm tin đã bị suy giảm, do đó có nhiều quyết định đã không nhận được sự ủng hộ của người dân. Đặc biệt hơn là quyết định đến các vấn đề về phát triển kinh tế thì các nhà khoa học trong lĩnh vực này không được tham gia với vai trò là người xây dựng chiến lược mà chỉ mang về hình thức cho đầy đủ các thành phần mà thôi. Phải chăng chúng ta nên nhìn nhận lại một cách nghiêm túc để từ đó có giải pháp cho phù hợp với tình hình kinh tế xã hội hiện tại và tương lai.

 Đối với tỷ giả, cần định hướng chính sách tỷ giá hợp lý, tránh tình trạng “hai giá” như hiện nay, từ đó tăng khả năng cạnh tranh hàng hố Việt Nam trên thị trường quốc tế.

 Quan tâm nhiều hơn cho giáo dục, tạo nguồn nhân lực vừa chuyên vừa sâu hỗ trợ cho nghiên cứu khoa học kỹ thuật. Đồng thời, các nhà quản lý phải tin tưởng vào các nhà khoa học trong việc hỗ trợ, đề xuất các chính sách kinh tế nhằm phục vụ cho phát triển đất nước.

 Thực hiện cải cách hành chính theo chiều sâu tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi, tránh chồng chéo trùng lặp giữa các cấp quản lý, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô.

 Đổi mới tư duy quản lý, loại bỏ tư tưởng trục lợi cá nhân: Bên cạnh những thành tựu đạt được, chúng ta chứng kiến kinh tế Việt Nam còn nhiều điểm yếu cần khắc phục (chẳng hạn như: kinh tế phát triển chưa bền vững, thiếu tính ổn định, hiệu quả đầu tư và năng suất lao động thấp, đầu tư mang tính dàn trải theo trào lưu chưa có trọng điểm, sức cạnh tranh của hàng nội địa yếu thế so với hàng nhập khẩu, sử dụng nguồn lực chưa hiệu quả, …). Tất cả những hạn chế và yếu kém đó được gây ra bởi nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chủ quan là cơ bản. Vấn đề chủ quan này là do đâu? Do phương thức lãnh đạo của Đảng chưa chịu đổi mới, chưa đáp ứng kịp thời với nhu cầu phát triển đất nước, bệnh thành tích thì nặng nề, một số cán bộ công chức cịn đọng tư tưởng bảo thủ, lợi ích cá nhân, tạo cơ hội cho lợi ích nhóm, trong khi kỷ cương luật pháp thì chưa nghiêm nên tình trạng tham nhũng lãng phí diễn ra khắp nơi gây ảnh hưởng xấu cho phát triển kinh tế.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trên cơ sở phân tích các nhân tố tác động đến lạm phát giai đoạn 1990 – 2012, báo cáo đưa ra một số hạn chế của nền kinh tế và từ đó đề xuất một số khuyến nghị về chính sách kinh tế hỗ trợ cho kiềm chế lạm phát ở Việt Nam. Việc áp dụng các chính sách tiền tệ và tài khố để điều hành nền kinh tế nhằm phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng là hết sức khó khăn và phụ thuộc vào mỗi giai đoạn khác nhau. Chính vì thế, vấn đề nghiên cứu các biến số kinh tế vĩ mô và vận hành tốt được coi là một quá trình lâu dài và cần được tiếp tục phát triển.

KẾT LUẬN

Báo cáo trình bày tổng quan lạm phát khi nền kinh tế chuyển đổi từ bao cấp sang kinh tế mở nhằm có cái nhìn rõ hơn về lạm phát và những nguyên nhân gây ra. Từ đó xác định các nhân tố cơ bản tác động lên lạm phát và xây dựng mơ hình định lượng. Qua đó đề xuất các giải pháp chính sách nhằm hỗ trợ kiểm sốt lạm phát ở Việt Nam. Sau đây là một số điểm tóm lược từ nghiên cứu:

Yếu tố kỳ vọng chiếm vai trò lớn gây lạm phát tăng cao:

Qua kết quả nghiên cứu, kỳ vọng góp phần giải thích cho lạm phát tương đối lớn trong thời gian qua. Kết quả này cũng khá phù hợp với các báo cáo trước đây về nguyên nhân gây lạm phát. Đây là nhân tố mà chúng ta cần cải thiện rất nhiều nhằm lấy lại niềm tin của dân chúng trong điều hành chính sách kinh tế.

Đầu tƣ công nhiều, hiệu quả thấp trong thời gian dài đã gây áp lực cho

lạm phát:

Việc đầu tư là cần thiết nhưng nó chỉ đóng vai trị chỉ dẫn chứ khơng phải lấy đó làm cơ sở cho tăng trưởng. Việc theo đuổi mục tiêu tăng trưởng từ đầu tư công, nhưng việc đầu tư kém hiệu quả kết hợp tình trạng trục lợi vì cá nhân, vì lợi ích nhóm đã dẫn đến thất thốt vốn tạo áp lực cho giá cả hàng hoá gia tăng và gây áp lực lớn cho lạm phát leo thang và tái diễn.

Chính sách tiền tệ thiếu linh hoạt tác động đến lạm phát:

Đóng góp vào giải thích lạm phát tăng cao và có tính chu kỳ trong thời gian qua thì cung tiền đóng góp một phần khơng nhỏ. Việc tăng nóng cung tiền qua các kênh như đầu tư, tín dụng, huy động vốn từ bên ngồi ồ ạt được tích luỹ khá lâu đã dẫn đến áp lực tăng giá hàng hoá và gây bất ổn cho nền kinh tế.

Lãi suất cũng góp phần cho việc giải thích sự gia tăng của lạm phát nhưng sự đóng góp là tương đối nhỏ và có độ trễ về thời gian. Nhưng một khi có cú sốc lạm phát xảy ra thì lãi suất phản ứng rất mạnh, điều này lý giải cho việc Ngân hàng Nhà nước thường sử dụng cơng cụ lãi suất để tác động sau khi có lạm phát xảy ra, việc

tăng lãi suất huy động thể hiện thắt chặt tiền tệ nhằm mục đích giảm tiêu dùng, đầu tư từ đó hạn chế áp lực tăng giá hàng hoá trong thời gian qua.

Hệ quả của lạm phát đối với nền kinh tế:

Kết quả nghiên cứu chưa cho thấy sự tác động của sản lượng lên lạm phát, điều này hơi nghịch lý so với lý thuyết và các báo cáo trước đây. Ngược lại lạm phát tham gia vào giải thích sự biến động cho hầu hết các yếu tố khác. Tuy sự tác động của CPI đến các biến có xu hướng khác nhau, nhưng cũng nói lên được hệ quả của việc biến động lạm phát. Nếu tình trạng lạm phát kéo dài thì sẽ tác động rất lớn đến các yếu tố khác như sản lượng, đầu tư, xuất nhập khẩu, thất nghiệp, tăng trưởng,…

Dù đã rất cố gắng để hồn thành nghiên cứu của mình, báo cáo đã nêu được các vấn đề của lạm phát khá phù hợp với lý thuyết lẫn thực tiễn, nhưng cũng không thể tránh khỏi những hạn chế của người nghiên cứu và mơ hình thực nghiệm. Dưới đây là một số điểm yếu cụ thể của báo cáo và mong nhận được sự góp ý của q Thầy, Cơ giáo và các bạn để đề tài được tốt hơn.

 Mơ hình dựa trên quan điểm phía cầu để xét đến yếu tố lạm phát, chưa xét đến các yếu tố cung như tiền lương, năng suất lao động, giá cả các yếu tố đầu vào sản xuất, hay biến động giá từ bên ngoài nên chưa phản ánh đầy đủ các mối quan hệ giữa các biến số.

 Sự thiếu sót về số liệu đã làm cho việc xây dựng mơ hình thiếu nhiều yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến lạm phát.

 Báo cáo đã bỏ qua vai trị của các nhân tố vi mơ như cấu trúc thị trường, vị trí địa lý… là những nhân tố có thể giúp giải thích cho sự biến động cũng như tình trạng kéo dài của lạm phát trong thời gian qua.

 Ngồi ra, có thể mở rộng nghiên cứu bằng cách thêm vào biến số (thâm hụt ngân sách, xuất nhập khẩu, vốn FDI, giá dầu, giá gạo,…) và sử dụng các mơ hình cải tiến hơn như (VECM, SVAR, FAVAR…) để thấy rõ hơn về mối quan hệ giữa các biến số vĩ mô (thời gian trễ, xu hướng cùng chiều hay ngược chiều) và hy vọng chúng ta sẽ tìm được nhiều phát hiện mới về nguyên nhân cũng như đề xuất các giải pháp phù hợp hơn cho lạm phát.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Nghị quyết 10/NQ-CP, ngày 24 tháng 4 năm 2012, về Triển khai thực hiện chiến

lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 và phương hướng nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011 – 2015.

2. Chương trình kinh tế giảng dạy Fulbright (2001), Kinh tế vĩ mô.

3. Kỷ yếu diễn đàn kinh tế mùa Xuân (2013), Kinh tế Việt Nam 2013, Tái cơ cấu

nền kinh tế một năm nhìn lại, Nhà xuất bản Tri thức trẻ.

4. Kỷ yếu diễn đàn kinh tế mùa Xuân (2012), Kinh tế Việt Nam 2012, Khởi động

mạnh mẽ quá trình tái cơ cấu kinh tế, Nhà xuất bản Tri thức trẻ.

5. Nguyễn Đình Cung (2012), Cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả đầu tư nhà nước,

một yêu cầu cấp bách của tái cơ cấu kinh tế, ecna.gov.vn/ct/ht/Lists/BaiViet/-

Attachments/93/Tái cơ cấu và nâng cao hiệu quả đầu tư nhà nước - TS.pdf. 6. Nguyễn Đức Thành (2011), Nền kinh tế Việt Nam trước ngã ba đường, Báo cáo

thường niên kinh tế Việt Nam 2011, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 7. Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Thị Thu Hằng (2011), Những bài học từ một thập

kỷ chống lạm phát ở Việt Nam, Báo cáo thường niên kinh tế năm 2011

8. Nguyễn Phi Lân (2010), Cơ chế truyền dẫn tiền tệ dưới góc độ phân tích định lượng, Tạp chí Ngân hàng số 18/2010

9. Nguyễn Văn Tiến, Vũ Hoàng Phương Quế (2009), Chính sách mục tiêu lạm phát – kinh nghiệm quốc tế và những gợi ý cho Việt Nam.

10. Phạm Minh Chánh, Vương Quân Hoàng (2009), Kinh tế Việt Nam thăng trầm và

đột phá, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

11. Phạm Thế Anh (2008), Ứng dụng mơ hình SVAR trong việc xác định hiệu ứng chính sách tiền tệ và dự báo lạm phát ở Việt Nam.

12. Tô Trung Thành (2012), Đầu tư cơng lấn át đầu tư tư nhân, góc nhìn từ mơ hình

13. Trần Ngọc Thơ, Nguyễn Hữu Tuấn (2013), Cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ

ở Việt Nam tiếp cận theo mơ hình SVAR, Tạp chí phát triển và hội nhập, số 10

(20), tháng 05-06/2013.

14. Tổng cục Thống kê, Số liệu thống kê thế kỷ 20, niên giám thống kê 2004, 2008,

2012.

15. Vũ Tuấn Anh (2010), Tóm tắt về tình hình đầu tư công ở Việt Nam trong 10 năm

qua, Kỷ yếu hội thảo đầu tư công, Huế 28, 29/12/2010.

CÁC TRANG WEB, BÁO VÀ TẠP CHÍ:

16. Báo Cơng thương ngày 3/1/2013, “Lạm phát năm 2012: Sau niềm vui là nỗi lo”.

17. Báo Dân trí, ngày 04/4/2013, “8 tỷ USD đổi 1% tăng trưởng GDP, quá đắt”

18. Báo Doanh nhân Sài Gịn, ngày 26/12/2010, “Đầu tư cơng và lạm phát”.

19. Báo VnEconomy, 12/9/2011, Dương Ngọc, “Lạm phát do đâu?”.

20. http://temviet.com/forum/index.php?threads/kinh-ho%C3%A0ng- nh%E1%BB%AFng-con-s%E1%BB%91.1998/

DANH MỤC TÀI LIỆU TIẾNG ANH

21. ADB – Key Indicators for Asia and the Pacific 2013

22. Ben S C Fung (2002), Bank for International Settlements, A VAR analysis of the

effects of monetary policy in East Asia.

23. Canova Fabio and Luca Gambetti (2006), The structural dynamics of output growth and inflation: some international evidence.

24. Camen (2006), Monetary Policy in Vietnam: The Case of a transition Country. 25. Disyatat and Vongsinsirikul (2003), Monetary policy and the transmission

mechanism in Thailand.

26. Mankiw (2003), Macroeconomics, Second edition, Worth publisher, New York. 27. Nguyen Thi Thuy Vinh and S. Fujita (2007), The impact of real exchange rate

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình var kiểm định các nhân tố tác động lạm phát ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 79 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)