ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CHUNG CỦA NỀN KINH TẾ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình var kiểm định các nhân tố tác động lạm phát ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 69 - 72)

Chƣơng 1 : LÝ THUYẾT VỀ LẠM PHÁT VÀ MƠ HÌNH VAR

3.1 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CHUNG CỦA NỀN KINH TẾ

Chúng ta phải nói rằng trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam đang có được điều kiện hết sức thuận lợi đó là sự ổn định về chính trị - xã hội, lực lượng lao động dồi dào để phục vụ cho phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, sự hợp tác và hội nhập vào thị trường quốc tế đang tiến triển tốt đẹp thông qua việc trở thành thành viên của các tổ chức như AFTA, WTO hay nhận được sự tin tưởng của các tổ chức tài chính quốc tế (IMF, WB, ADB…) tạo cơ hội rất lớn cho phát triển đất nước. Các điều kiện này sẽ là những nhân tố quan trọng góp phần ổn định kinh tế trong nước. Đồng thời, với việc khủng hoảng tài chính đã đi qua, tình hình kinh tế thế giới dần hồi phục sẽ rất thuận lợi cho Việt Nam thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững trong tương lai.

3.1.1 Một số hạn chế trong điều hành chính sách kinh tế kiềm chế lạm phát:

3.1.1.1 Mơ hình phát triển kinh tế thiếu bền vững:

Tính quán tính của lạm phát quá khứ đến hiện tại là rất lớn, hàm ý khẳng định yếu tố kỳ vọng tăng giá luôn là một trong các nhân tố quyết định đến biến động của lạm phát. Điều này không những chứng minh nhận định niềm tin bị suy giảm của dân chúng đối với chính sách điều hành kinh tế của Chính phủ mà quan trọng hơn là xem xét lại mơ hình kinh tế phát triển thiếu ổn định và kém bền vững trong thời gian qua. Đây cũng là vấn đề mà Việt Nam cần cải thiện rất nhiều trong định hướng phát triển kinh tế thời gian tới.

3.1.1.2 Vai trị đầu tư cơng bị lạm dụng quá mức:

Qua phân tích cho thấy đầu tư cơng có ảnh hưởng đến lạm phát, mặc dù sự tác động có độ trễ sau một thời gian nhưng đây là nhân tố giải thích được rất nhiều cho lạm phát giai đoạn 1990 – 2012. Kết hợp việc đầu tư công kém hiệu quả qua chứng minh chỉ số ICOR và các dẫn chứng cụ thể đã nói lên việc nhận định đầu tư cơng

tạo áp lực cho lạm phát là phù hợp với lý thuyết lẫn thực tiễn. Việt Nam cần phải thay đổi hạn chế này để đưa đầu tư cơng trở về với vai trị chính của nó, đó là vai trị của người dẫn đường trong chiến lược phát triển kinh tế chứ không phải là yếu tố cơ bản để tạo cho tăng trưởng kinh tế.

3.1.1.3 Điều hành chính sách tiền tệ thiếu linh hoạt:

Cơ chế điều hành chính sách tiền tệ hiện nay của Ngân hàng Nhà nước vẫn cơ bản chịu sự điều phối của Chính phủ trong việc cung ứng khối lượng tiền với các hạn mức quy định được phân bổ nhằm hỗ trợ cho việc tăng trưởng kinh tế. Do đó. Ngân hàng luôn bị động trong việc sử dụng các công cụ: lãi suất, tín dụng… để tác động đến các biến số vĩ mô trong nền kinh tế, làm cho sự phản ứng các yếu tố này có độ trễ dài hơn một khi có biến động kinh tế xảy ra. Đặc biệt một khi lạm phát tăng cao, thì các cơng cụ tiền tệ ln phản ứng hết sức bị động và chậm chạp trong việc kiềm chế lạm phát. Đây là hạn chế mà tất cả chúng đã đề cập rất nhiều nhưng hầu như vẫn chưa có sự thay đổi từ phía các nhà chức trách.

3.1.1.4 Tư tưởng quản lý còn quan liêu, cục bộ, cá nhân:

Hạn chế này thể hiện rất rõ trong cách điều hành phân bổ nguồn lực, sự ưu ái quen biết các doanh nghiệp mới được phân bổ vốn của các nhà quản lý đối với các dự án đầu tư làm cho tình trạng thừa và thiếu vốn xảy ra khắp nơi, và kéo theo đó là hình thành các lợi ích nhóm, gây ra tình trạng tham nhũng, lãng phí ở các dự án cơng ngày càng phổ biến. Theo tác giả thì đây có lẽ là nhân tố cơ bản trong quyết định thành bại của chiến lược phát triển kinh tế.

3.1.1.5 Năng suất lao động còn thấp:

Yếu tố này đã được phân trích trong chương 2 thơng qua việc so sánh mức độ tăng đầu tư và sản lượng sản xuất kết hợp bình quân GDP đầu người giữa Việt Nam và các nước, chúng ta thấy năng suất lao động của chúng ta cực kỳ thấp. Do đó, khối lượng hàng hoá hầu như chỉ được nhập khẩu từ các sản phẩm nông nghiệp cho đến sản phẩm công nghiệp, trong khi giá thành hàng hố trong nước thì khơng cạnh tranh nổi với hàng hoá các nước. Bởi vậy, quanh chúng ta đâu đâu cũng nhìn thấy sản phẩm của Hàn Quốc, Trung Quốc … đây sẽ là điểm mà chúng ta sẽ phải cải tiến

rất nhiều trong vấn đề kiềm chế lạm phát cho thời kỳ tới, và có cải tiến được việc này thì nền kinh tế mới phát triển được ổn định dựa trên kinh tế thị trường hàng hoá.

3.1.2 Định hƣớng phát triển kinh tế thời gian tới:

Vấn đề kinh tế phát triển và ổn định là vấn đề trọng yếu đối với đất nước. Bài toán lạm phát đã gây khó khăn cho chúng ta rất nhiều trong việc điều hành chính sách, hơn nữa để có thể đạt được mục đích tăng trưởng và kinh tế ổn định lâu dài là việc làm không dễ đối với nhà chức trách cũng như các nhà khoa học kinh tế. Tuy nhiên nếu chúng ta nhất quán, thực hiện các kế hoạch tăng trưởng một cách bài bản, có kế hoạch, có chiến lược cụ thể, khơng q chạy theo mục tiêu tăng trưởng như trong thời gian qua mà quên đi tính “bền vững” của cấu trúc nền kinh tế. Một nền kinh tế phát triển bền vững thì rất khó bị tác động bởi các cú sốc về giá hay biến động của yếu tố khác mà nó chỉ bị ảnh hưởng nhẹ theo tình hình chung của thế giới và nhanh chóng trở lại quỹ đạo của nó. Chúng ta hãy nhìn qua Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc hay Malaysia… nền kinh tế của họ hầu như khơng có biến động về giá hàng hoá như Việt Nam, và mỗi người dân đều có sự tin tưởng vào sự điều hành của chính phủ, họ ủng hộ các chính sách kinh tế mà cấp quản lý họ đưa ra vì mục đích phát triển của đất nước.

Để góp phần nhỏ vào hạn chế những yếu kém trên, báo cáo đưa ra một số định hướng phát triển kinh tế thời gian tới cụ thể như sau:

 Đổi mới phương thức quản lý điều hành kinh tế và kết hợp các chuyên gia kinh tế xây dựng chiến lược phát triển kinh tế dài hạn trong tương lai.

 Đổi mới mơ hình tăng trưởng kinh tế, cơ cấu lại theo hướng nâng cao năng suất và chất lượng và tập trung vào sản xuất hàng hố. Xây dựng mơ hình kinh tế dựa trên cơ sở sản xuất hàng hố làm nịng cốt.

 Cải cách thể chế và hoàn chỉnh pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia phát triển kinh tế, nâng cao vai trò tăng cường sản xuất hàng hố.

 Vận hành chính sách tiền tệ hồ nhập với thơng lệ quốc tế và tiến tới đảm bảo tính độc lập của Ngân hàng Nhà nước nhằm tăng chức năng cung ứng tiền cho chiến lược phát triển kinh tế.

Để có thể thực hiện theo định hướng cũng như đóng góp vào sự phát triển đất nước, luận văn đưa ra một số gợi ý về chính sách kinh tế nhằm hỗ trợ một phần nhỏ vào tiến trình phát triển kinh tế ổn định, bền vững và kiểm soát lạm phát ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình var kiểm định các nhân tố tác động lạm phát ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)