ty trong tương lai mới là đối tượng đáng quan tâm. Khi Việt Nam gia nhập vào WTO, theo dự báo thì từ năm 2014 đến 2015 hàng rào thuế quan sẽ bị dở bỏ hoàn toàn. Khi đó, các mặt hàng rượu ngoại nhập sẽ tràn ồ ạt vào trong nước, là mối đe dọa đáng sợ đối với các doanh nghiệp rượu trong nước. Khi ấy các tập đoàn quốc gia như Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Úc,…mới là những đối thủ cạnh tranh đáng lo ngại của Công ty.
Xuất hiện đối thủ cạnh tranh đòi hỏi công ty phải cố gắng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ, hoặc phải cung cấp dịch vụ với mức giá tương đối thấp hơn, chính vì vậy mà cũng ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận thu về của Công ty.
4. Phân tích tác động của đòn bẫy đến doanh lợi cuả Công ty:
a. Đòn bẩy tài chính (DFL):
Ta có : Độ bẩy tài chính: DFLEBIT =
Xét DFL dựa vào lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT),lãi vay (I), thuế suất thuế TNDN (t) và cổ tức hàng năm phải trả (PD):
Năm EBIT I PD t DFL
2009 4.175.668 361.604 1.139.806 25% 1,822010 3.085.704 595.268 687.073 25% 1,96 2010 3.085.704 595.268 687.073 25% 1,96 2011 4.494.261 733.004 1.192.587 25% 2,07
Trong 3 năm 2009, 2010 và 2011, do nhu cầu hoạt động doanh nghiệp vay vốn nên xuất hiện chi phí lãi vay và là một công ty cổ phần nên có cổ tức làm DFL xuất hiện và tăng dần theo các năm. Cụ thể:
DFL năm 2009 là 1,82 cho biết khi EBIT tăng lên hay giảm xuống 1 đồng thì thu nhập của chủ sở hữu cũng tăng lên hay giảm đi 1,82 đồng. Năm 2010 đòn cân tăng lên 1,96 cho thấy việc sử dụng chi phí tài trợ bằng nợ tăng lên làm tỉ trọng chi phí lãi vay cũng tăng từ 1,26% lên 1,66% so với doanh thu. Năm 2011 độ lớn của đòn cân theo
đà tiếp tục tăng với DFL là 2,07. Sử dụng DFL chứng tỏ doanh nghiệp đang thực hiện chính sách tài trợ cho hoạt động đầu tư bằng nợ vay và độ nghiêng cuả đòn cân nợ tăng dần lên trong giai đoạn 2009-2011. Công ty thực hiện vay nợ để hoạt động, tức nguồn vốn chủ sở hữu bỏ vào ít nhưng lại được sử dụng một lượng tài sản lớn hơn. Nhìn chung độ lớn của đòn cân nợ mà Công ty sử dụng ở mức an toàn, không quá cao.
Ta có thể thấy tác động của đòn bẩy tài chính lên ROE qua phương trình Dupont ROE = ROA x đòn bẩy tài chính
Trong năm 2009, ROA là 15,15% lớn hơn so với lãi vay 8,66%, chứng tỏ tổng tài sản đã có khả năng sinh ra một tỷ lệ lợi nhuận đủ lớn để bù đắp chi phí lãi vay, ROE là 27,50%. Trong năm 2010, ROA là 8,62% nhỏ hơn so với lãi vay 19,29% chứng tỏ tỷ lệ lợi nhuận mà tổng tài sản sinh ra không đủ bù đắp chi phí lãi vay, làm cho ROE giảm xuống còn 16,90%. Sang năm 2011, ROA là 10,74% nhỏ hơn so với lãi vay 16,31%, tuy nhiên tình hình có khả quan hơn so với năm 2010 do tỉ lệ chênh lệch giữa ROA và lãi vay thấp hơn làm ROE tăng lên 22,23%, lúc này Công ty càng sử dụng nhiều vốn vay, đòn bẩy tài chính càng khuếch đại làm tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.
b. Đòn cân định phí:
Tình hình sử dụng đòn cân định phí của Công ty CP Rượu bia Đà Lạt :
Đây cũng chính là tác động của nhân tố doanh thu đến lợi nhuận mà ta đã xem xét ở phần trên, cụ thể DOLS năm 2009 là cho thấy 1% thay đổi doanh thu dẩn đến 1,91% thay đổi về lợi nhuận, đòn cân của năm 2010 là DOLS = 2,28 tăng hơn so với năm 2009 là 0.37%. Năm 2011 DOLS = 2,00 giảm 0,28% so với năm 2010.
c. Đòn cân tổng hợp :
Năm 2009 :DTL2009 =1,82 X 1,91 = 3,48 Năm 2010 : DTL2010 =1,96 X 2,28 = 4,47 Năm 2011 : DTL2011 =2,07 X 2,00 = 4,14
Ta thấy đòn cân tổng hợp năm 2010 tăng 28,45 % so với năm 2009, cho thấy tác động tổng hợp của chi phí và nợ tăng, tức Công ty chưa quản lý tốt trong viêc tiết kiệm định phí cũng như tình hình công nợ. Năm 2011 DTL chỉ tăng nhẹ 1%. Mặc dù đòn cân DTL vẫn tăng nhưng so với năm 2010 thì tình hình quản lý định phí và công nợ tốt hơn. Nhìn chung, đòn cân tổng hợp không quá cao nên vẫn trong tình trạng an toàn cho Công ty.
3.1.3.6 Tình hình phân phối lợi nhuận của Công ty CP Rượu Bia Đà Lạt trong 3 năm 2009, 2010, 2011 và dự kiến của năm 2012 như sau :
Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế quan trọng cho nên phân phối lợi nhuận hợp lý sẽ có tác dụng tích cực khuyến khích Công ty ngày càng phát huy tinh thần trách nhiệm và ý thức làm chủ của doanh nghiệp, đồng thời góp phần động viên toàn thể cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp vì lợi ích bản thân mình, của doanh nghiệp và của xã hội mà tích cực làm việc, phát huy sáng kiến , nâng cao năng suất lao động để không ngừng phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty.
Dễ nhận thấy rằng tỷ lệ trích lập các quỹ của doanh nghiệp cả 3 năm đều phù hợp với quy định của Thông tư 70/TCDN của Bộ Tài Chính ngày 5/11/1996. Tuy nhiên tỷ lệ trích lập các quỹ còn hơi thấp và Công ty nên quan tâm đến việc trích lập thêm quỹ trợ cấp mất việc làm như một số công ty khác để lao động của Công ty cảm thấy mình được quan tâm, đảm bảo quyền lợi, từ đó yên tâm công tác, làm việc, nâng cao năng suất lao động nhằm mang lại kết quả sản xuất kinh doanh ngày càng cao hơn cho Công ty. Trong thời gian sắp tới, Công ty cần điều chỉnh việc phân phối lợi nhuận về việc trích lập các quỹ sao cho đáp ứng đầy đủ quyền lợi hơn cho nhân viên.
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Lợi nhuận trước thuế 4.175.668 3.085.704 4.494.261 Nộp thuế Ngân sách 480.025 778.093 1.269.711 Lợi nhuận sau thuế 3.695.643 2.307.611 3.224.550
Quỹ ĐTPT 178.000 115.714 161.228 5% / LNST Quỹ DPTC 178.000 115.714 161.228 5%% / LNST Quỹ KTPL 178.000 115.714 96.736 3-5% / LNST Chia cổ tức - 1.295.900 2.700.000 18% / LNST Trích thưởng Ban điều hành - - 64.491 2% / LNST
LN sau thuế còn lại 3.161.643 664.569 40.867 LN chưa phân phối
của năm trước 182.587 3.161.645 1.583.875 Số dư chuyển qua
CHUONG 4:MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP LÀM TĂNG DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN RƯỢU BIA ĐÀ LẠT. VÀ LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN RƯỢU BIA ĐÀ LẠT.
4.1 Kiến nghị và giải pháp:
Sau thời gian thực tập và tìm hiểu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, dựa trên phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận, em xin được đề ra một số giải pháp chủ yếu làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho Công ty CP Rượu Bia Đà Lạt. Do hiện tại Công ty còn đang trong tình trạng thiếu vốn nên những biện pháp em đưa ra này mang tính qui mô nhỏ, đánh vào trọng tâm, chi phí thấp để phù hợp với tình hình thực tế và mang tính khả thi. Sau khi có thể nâng cao nguồn vốn, mở rộng qui mô thì Công ty có thể thực hiện kế hoạch mang tính qui mô và đồng bộ hơn.
Trên cơ sở đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty CP Rượu Bia Đà Lạt trong ba năm 2009, 2010 và 2011 cùng với những điều kiện vốn có của mình, Công ty nhận định để tồn tại và phát triển cần phải tìm ra hướng đi đúng đắn phù hợp với điều kiện hiện tại của Công ty. Việc tìm ra một hướng kinh doanh thích hợp để có một thị trường vững chắc và vị trí tương xứng là mục tiêu phương hướng của Công ty trong những năm tới. Để làm được điều đó Công ty cần phải cải thiện được tình hình kinh doanh và nâng cao chất lượng hoạt động của mình bằng cách tìm ra những biện pháp thiết thực giúp tăng doanh thu, lợi nhuận cho Công ty.
4.1.1Gia tăng doanh thu:
Đẩy nhanh tiến độ sản xuất, tăng sản lượng sản phẩm:
Hiện nay trong nền công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng cao, nhu cầu về thực phẩm cũng ngày càng lớn. Do đó cần đẩy nhanh tiến độ sản xuất để tăng sản lượng sản phẩm. Đồng thời không ngừng tiềm kiếm khách hàng để tăng số lượng đơn đặt hàng, hợp đồng. Để làm được điều này công ty cần nâng cao năng lực quản lý sản xuất theo hướng cải tiến cơ cấu bộ máy, hạn chế cấp trung gian. Áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ, cải tiến mẫu mã, tăng cường khâu marketing, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản xuất nhằm tăng sức cạnh tranh. Có như vậy tiến độ sản xuất, sản lượng sản phẩm mới được cải thiện.
Theo tình hình thực tế của Công ty, em xin đưa ra một số đề nghị để cải thiện tiến độ sản xuất. Thứ nhất Công ty cần trang bị thêm một số máy móc hiện đại ở khâu sản xuất để thay thế những thiết bị đã lỗi thời, hư cũ và tăng năng suất lao động. Cụ thể cần trang bị:
Khoản mục đầu tư lượngSố Đơn giá dự kiến (VNĐ) Thành tiền (VNĐ)
1. Thiết bị chứa : tank Inox 1 lớp
- Thể tích: 30.000 – 50.000 lít / cái 02 230.000.000đ 460.000.000đ2. Thiết bị tráng chai 2. Thiết bị tráng chai
- Công suất: 1.000 – 2000 chai/giờ 01 220.000.000đ 220.000.000đ3. Thiết bị chiết rót sản phẩm có gas 3. Thiết bị chiết rót sản phẩm có gas
4. Tổng 980.000.000đ
Thứ hai Công ty cần bổ sung thêm số lượng nhân công thời vụ và tăng ca sản xuất vào một số thời điểm cần thiết cụ thể tại khâu sản xuất chế biến:
Thời gian. Số lượng dự kiến Chi phí dự kiến 1. Tháng 11 1
( Noel, Tết, lễ hội Festival…)
- Nhân công trực tiếp tăng ca 2 giờ vào t2,4,6.
- - Nhân công thời vụ: tăng 30 người * 4giờ/ngày.