Trong quá trình hoạt động kinh doanh có rất nhiều các nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhìn chung 2 nhân tố chính trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận đó là doanh thu và chi phí:
* Tác động của yếu tố doanh thu :
Doanh thu là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, có tác động cùng chiều với lợi nhuận, khi doanh thu tăng hay giảm sẽ làm lợi nhuận tăng hay giảm theo. Doanh thu càng lớn thì lợi nhuận đạt được càng nhiều thể hiện qua chỉ tiêu đòn bẩy hoạt động (DOL) của doanh nghiệp. Đòn bẩy hoạt động chỉ cho chúng ta thấy với một tốc độ tăng nhỏ của doanh thu sẽ tạo ra một tốc độ tăng lớn hơn về lợi nhuận, chỉ tiêu này được tính bằng công thức:
DOLs =
Chi phí là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận, nó làm giảm lợi nhuận khi phát sinh tăng và ngược lại. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn giảm thấp chi phí kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, việc giảm chi phí phải hợp lý để tránh làm giảm chất lượng, đảm bảo được khả cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ của Công ty.
*
Tác động của đòn bẩy kinh doanh, đòn bẩy tài chính và đòn bẩy tổng hợp đến doanh lợi của doanh nghiệp:
• Đòn bẩy kinh doanh(DOL):
Là sự đánh giá phạm vi mà các định phí và biến phí sử dụng trong một doanh nghiệp. Nếu trong một doanh nghiệp sử dụng định phí với tỉ lệ lớn hơn so với biến phí, đòn bẩy kinh doanh sẽ lớn hơn và nhỏ hơn ở các doanh nghiệp có kết cấu chi phí ngược lại.
Trong quản trị doanh nghiệp, đòn bẩy kinh doanh được hiểu là một doanh nghiệp có thể đạt được một sự tăng trưởng về lợi nhuận ( nói về phương diện số tương đối) với chỉ một sự tăng trưởng nhỏ về doanh thu và khối lượng sản phẩm. Trong việc xem xét một dự án sản xuất kinh doanh cần đầu tư, các nhà quản trị thường có nhu cầu cần biết rằng, nếu tăng thêm 1% doanh thu thì lợi nhuận của dự án sẽ tăng lên tương ứng bao nhiêu.
Một công cụ của đòn bẩy kinh doanh cho phép ta tính toán ngay được số lợi nhuận tương ứng, đó là độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh.
Độ nghiêng đòn cân định phí hay độ bẩy hoạt động ( DOL) được xác định theo công thức như sau:
Trong đó :
- DOLs : là độ bẩy hoạt động ở mức doanh thu S - EBIT : là lợi nhuận trước thuế
- F : là tổng chi phí cố định
Nếu DOL cao thì rủi ro kinh doanh cũng sẽ cao.
Đòn bẩy kinh doanh đặt trọng tâm vào định phí và tỉ lệ thuận với định phí. Ở doanh nghiệp trang bị tài sản cố định hiện đại, định phí rất cao, biến phí nhỏ sẽ dẫn đến sản lượng hòa vốn rất lớn. Nhưng khi đã vượt qua điểm hòa vốn thì lại có độ bẩy rất lớn.Do đó chỉ cần một sự thay đổi rất nhỏ của sản lượng cũng làm lợi nhuận gia tăng rất lớn. Chính vì vậy đòn bẩy kinh doanh như con dao hai lưỡi, nó phụ thuộc vào định phí, khi chưa vượt qua điểm hỏa vốn, ở cùng một mức sản lượng, doanh nghiệp nào có định phí càng cao lỗ càng lớn.Dođó tốt nhất là doanh nghiệp nên lự a chọn DOL vừa phải.
• Đòn bẩy tài chính (DFL):
Đòn bẩy tài chính là mối quan hệ tỉ lệ giữa vốn mắc nợ và tổng số vốn hiện có hay còn gọi là hệ số nợ, nó là sự đánh giá chính sách vay nợ được sử dụng trong việc điều hành doanh nghiệp.
Quá trình tài trợ bằng nợ vay tạo ra đòn bẩy tài chính và việc trả lãi tiền vay cố định làm thay đổi tỷ suất doanh lợi đầu tư.
Đòn bẩy tài chính có tác động đến thu nhập và tiền lời mà chủ sở hữu nhận được. Đòn bẩy tài chính được tạo ra do cách thức huy động nợ, và chính cách thức huy động nợ sẽ dẫn đến chi phí tài chính cố định.
Tỷ lệ nợ hoặc độ nghiêng đòn cân nợ càng cao thì tác động của đòn bẩy tài chính càng lớn. Các doanh nghiệp ít gặp rủi ro trong kinh doanh thì sẽ có khuynh hướng sử dụng đòn bẩy tài chính. Và ngược lại, doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro trong kinh doanh họ sẽ ít sử dụng đòn bẩy tài chính.
Đòn bẩy tài chính sẽ rất lớn trong các doanh nghiệp có hệ số nợ cao, sẽ rất nhỏ trong các doanh nghiệp có hệ số nợ thấp. Những doanh nghiệp ko mặc nợ sẽ không có đòn bẩy tài chính, như vậy đòn bẩy tài chính đặt trọng tâm vào hệ số nợ. Công thức tính độ nghiêng đòn bẩy tài chính khi cấu trúc vốn gồm nợ, cổ phần thường và cổ phần ưu đãi.
Để xác định độ nghiêng của đòn bẩy tài chính, ta áp dụng công thức sau :
Trong đó:
- DFL : Độ bẩy tài chính ở mức EBIT - EBIT : lợi nhuận trước thuế
- I : lãi vay phải trả
- PD : cổ tức hàng năm phải trả - t : thuế suất thuế thu nhập công ty Nếu DFL cao thì rủi ro tài chính sẽ rất lớn.
Khi độ nghiêng đòn bẩy tài chính cao thì chỉ cần một sự thay đổi nhỏ về lợi nhuận trước thuế và lãi vay cũng có thể làm tăng một tỉ lệ cao hơn về doanh lợi vốn chủ sở hữu, nghĩa là doanh lợi vốn chủ sở hữu rất nhạy cảm khi lợi nhuận trước thuế và lãi vay biến đổi.
• Đòn cân tổng hợp : ( DTL)
Tác động tổng hợp cả đòn cân định phí và đòn cân nợ chính là độ nghiêng đòn cân tổng hợp.
Từ DTL có thể xác định sự thay đổi sản lượng hay doanh thu trên doanh lợi vốn tự có, đồng thời cho thấy tương quan giữa đòn cân nợ và đòn cân định phí, nếu doanh nghiệp quyết định vay nợ để đầu tư vào tài sản cố định sẽ đem đến tình trạng rủi ro kinh doanh rất cao. Thể hiện ở chỗ sự giảm sút chút ít doanh thu sẽ gây ra sự giảm sút rất lớn về doanh lợi vốn tự có.Qua đó, doanh nghiệp có quyết định tỷ lệ sử dụng nợ ở mức độ sản xuất nào là phù hợp nhất.
* Đối thủ cạnh tranh:
Bước vào hoạt động kinh doanh, phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi. Do đã hoạt động nhiều năm trong ngành nên đối thủ cạnh tranh của công ty không phải là ít, tùy từng mức độ nguy hiểm của đối thủ cạnh tranh là cao, trung bình hay thấp. Xuất hiện đối thủ cạnh tranh đòi hỏi công ty phải cố gắng trong
DFL =