Phân tích tình hình chi phí: (ĐVT:1000Đ)

Một phần của tài liệu Phân tích doanh thu và lợi nhuận CÔNG TY CỔ PHẦN RƯỢU BIA ĐÀ LẠT (Trang 42 - 46)

- Năm 2011, lãi từ tiền gửi, tiền cho vay tăng mạnh đột biến 82.495 nghìn đồng tương ứng tỉ lệ tăng 598,61% Tuy nhiên trong năm 2011 xuất hiện thêm khoản lã

3.1.2 Phân tích tình hình chi phí: (ĐVT:1000Đ)

(Nguồn: bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010, 2011) Dựa vào bảng số liệu, ta dễ dàng nhận thấy kết cấu chi phí kinh doanh luôn chiếm tỷ trọng cao hơn rất nhiều so với chi phí hoạt động tài chính và chi phí khác.

• Năm 2010, chi phí thực tế tăng 33,69%, tương ứng 8.244.077 nghìn đồng so với năm 2009 do ảnh hưởng của các nhân tố:

- Chi phí kinh doanh tăng khá cao so với năm 2009 là 8.330.481 nghìn đồng với tỷ lệ tăng 35,16%.Nguyên nhân là do:

+ Giá vốn hàng bán bị đẩy lên cao đến 37,31% tương ứng 8.111.078 nghìn đồng so với năm 2009.

+ Bên cạnh đó chi phí bán hàng và chi phí quản lý cũng tăng nhẹ lần lượt với tỉ lệ tăng 15,94% và 6,70% tương ứng 152.929 nghìn đồng và 66.474 nghìn đồng.

- Chi phí hoạt động tài chính cũng tăng mạnh với 258.528 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 71,49%

- Chi phí khác bị giảm mạnh đến 344.932 nghìn đồng tương ứng 82,66%. Tuy nhiên cũng giống như chi phí hoạt động tài chính, chi phí khác cũng chỉ chiếm một phần tương đối nhỏ trong kết cấu tổng chi phí nên dù có giảm mạnh thì cũng ko làm ảnh hưởng mạnh đến tổng chi phí. Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Chênh lệch(10/09) Chênh lệch(11/10) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ(%) Chi phí quản lý 992.735 1.059.209 1.071.734 66.474 6,70 12.525 1,18 Chi phí kinh doanh 23.692.975 32.023.456 32.671.766 8.330.481 35,16 648.310 2,02 Chi phí tài chính 361.604 620.132 751.408 258.528 71,49 131.276 21,17 Chi phí khác 417.310 72.378 508.716 (344.932) (82,66) 436.338 602,86 Tổng chi phí 24.471.889 32.715.966 33.931.890 8.244.077 33,69 1.215.924 3,72

• Năm 2011, chi phí chỉ tăng nhẹ lên 1.215.924 nghìn đồng, tức 3,72%, nguyên nhân cụ thể là:

- Chi phí kinh doanh rất tăng nhẹ cao so với năm 2010 là 648.310nghìn đồng với tỷ lệ tăng 2,02%.Nguyên nhân là do:

+ Giá vốn hàng bán giảm 3,49% tương ứng 1.041.135 nghìn đồng so với năm 2010. + Mặc dù giá vốn hàng bán giảm nhưng chi phí bán hàng lại tăng rất cao đến

150,73% tương ứng 1.676.920 nghìn đồng làm cho chi phí kinh doanh cũng như tổng chi phí không giảm mà vẫn tăng.. Bên cạnh đó chi phí quản lí cũng tăng nhẹ với 12.525nghìn đồng, tỷ lệ tăng 1,18%

- Chi phí hoạt động tài chính cũng tăng với 131.276nghìn đồng, tỷ lệ tăng 21,17%

- Chi phí khác tăng mạnh đến 436.338 nghìn đồng tương ứng 602,86%. Tuy nhiên cũng giống như chi phí hoạt động tài chính, chi phí khác cũng chỉ chiếm một phần tương đối nhỏ trong kết cấu tổng chi phí nên dù có tăng mạnh thì cũng ko làm ảnh hưởng mạnh đến tổng chi phí.

Mặc dù trong năm năm 2011, chi phí có phần tăng nhẹ so với năm 2010 nhưng tốc độ tăng của chi phí năm 2011 thấp hơn năm 2010, chính vì vậy ta nhận thấy năm 2011 Công ty quản lý chi phí hiệu quả hơn năm 2010. Năm 2011 Công ty đã có sự cố gắng tiết giảm chi phí, tuy nhiên do giá cả leo thang, các loại vật tư, vật liệu liên tục tăng cao, nhất là các loại vật tư nhập khẩu làm cho chi phí đầu vào tăng cao, bên cạnh đó do nguồn vốn công ty còn hạn hẹp, nhu cầu vốn lưu động để sản xuất và kinh doanh cao nhưng chủ yếu là vay ngân hàng nên chi phí lãi vay lớn.

*Biểu đồ thể hiện tình hình biến động chi phí của Công ty CP rượu bia Đà Lạt qua 3 năm 2009, 2010,2011 :

Đường biểu diễn chi phí đi lên thể hiện sự gia tăng chi phí qua các năm. Từ 2009 đến 2010, đường doanh thu có chiều hướng đi lên, doanh thu tăng với tốc độ 33,69%. Từ 2010 đến 2011, hướng đường chi phí lại tiếp tục đi lên và có độ dốc thấp hơn chứng tỏ chi phí trong năm 2011 lại tiếp tục tăng nhưng với tốc độ chậm hơn 3,72%. Đây là một tín hiệu đáng mừng, chứng tỏ Công ty đang kiểm soát chi phí ngày càng hiệu quả. Tuy nhiên không nên chủ quan vì chi phí vẫn có dấu hiệu tiếp tục tăng do tác động của môi trường bên ngoài, đặc biệt là lạm phát đầu năm 2012.

3.1.2.1 Phân tích chi phí kinh doanh:

Chỉ tiêu Năm P (%)P (%)P% E LN/CP(%) a. 2009 82,71 - - - 17,62 b. 2010 89,45 +6,74 8,15 +2.413.033 9,64 c. 2011 85,02 - 4,43 -4.95 -1.902.094 13,76 Năm 2010:

Dựa vào bảng số liệu cho ta thấy tỉ suất chi phí năm 2010 là cao nhất trong 3 năm cho thấy năm 2010 hiệu quả quản lý và sử dụng chi phí sản xuất kinh doanh không tốt. Cụ thể với năm 2009 cứ 100 đơn vị sản phẩm tiêu thụ thì phải bỏ ra 82,71 đồng chi phí. Đến năm 2010 thì một trăm đơn vị sản phẩm tiêu thụ thì cần đến 89,45 đồng chi phí. Ta thấy mức độ tăng tỉ suất của năm 2010 so với năm 2009 là +6,74% >0 và tỉ suất chi phí tăng với tốc độ 8,15 cho thấy kết quả phấn đấu giảm chi phí của công ty không hiệu quả. Dẫn đến mức bội chi chi phí trong năm 2010 là 2.413.033 nghìn đồng. Tỷ suất lợi nhuận/ chi phí cũng bị sụt giảm mạnh đến 7,98% so với năm trước. Cứ 100 đồng chi phí bỏ ra công ty chỉ thu về được 9,64 đồng lợi nhuận thay vì năm 2009 thu về được 17,62 đồng.

Năm 2011:

Tình hình quản lý chi phí kinh doanh trong năm 2011 khả quan hơn. Cứ một trăm đơn vị sản phẩm tiêu thụ thì phải bỏ ra 85,02 đồng chi phí, giảm 4,43% so với năm 2010. Tỉ suất chi phí giảm với tốc độ 4,95 chứng tỏ công tác quản lý chi phí của công ty đã được cải thiện dẫn đến kết quả tiết kiệm được 1.902.094 nghìn đồng so với năm 2010. Từ đó tỷ suất lợi nhuận / chi phí tăng 4,12% so với năm 2010. Tỷ suất sinh lợi của chi phí kinh doanh càng lớn thì chứng tỏ khả năng kinh doanh của doanh nghiệp là tốt hay nói cách khác chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra được sử dụng có hiệu quả. Năm nay với 100 đồng chi phí bỏ ra Công ty thu về được 13,76 đồng lợi nhuận. Điều đó chứng tỏ công ty sử dụng chi phí năm 2011 có hiệu quả hơn so với năm 2010.

3.1.2.2 Phân tích chi phí tài chính:

Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Chênh lệch 10/09 Tỉ lệ (%) Chênh lệch 11/10 Tỉ lệ (%)

Chi phí lãi vay 361.604 595.267 733.004 233.663 64,62 137.737 23,14

Lỗ chênh lệch

tỷ giá - 24.865 18.404 24.865 - (6.461) (25,98)

Chi phí tài

chính 361.604 620.132 751.408 258.528 71,49 131.276 21,17 (Nguồn: bảng thuyết minh báo cáo tài chính năm 2009, 2010, 2011)

Thông qua bảng số liệu ta thấy năm 2009, chi phí tài chính chủ yếu phát sinh từ lãi vay. Đến năm 2010, chi phí lãi vay này tăng mạnh 233.663 nghìn đồng, tỉ lệ tăng tương ứng 64,62%. Thêm vào đó lại xuất phát thêm một khoản lỗ chênh lệch tỉ giá làm cho chi phí tài chính tăng 258.528 nghìn đồng, tỉ lệ tăng 71,49%. Điều này chứng tỏ trong năm 2010, công ty vẫn chưa kiểm soát được khoản chi phí này khiến tỉ lệ tăng tương đối cao.

Đến năm 2011, chi phí lãi vay tiếp tục tăng nhưng chỉ tăng nhẹ 23,14% ứng với 137.737 nghìn đồng. Bên cạnh đó vẫn còn xuất hiện khoản lỗ chênh lệch tỉ giá nhưng thấp hơn năm ngoái 6.461 nghìn đồng. Tổng hợp làm chi phí tăng 21,17% tương ứng 131.276 nghìn đồng. Nhận thấy rằng, năm 2011, công ty đã biết cách quản lý chi phí tài chính hơn nên tỉ lệ tăng có thể chấp nhận được.

3.1.2.3 Phân tích chi phí khác: Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Chênh lệch 10/09 Tỉ lệ (%) Chênh lệch 11/10 Tỉ lệ (%) Chi phí khác 417.310 72.378 508.716 (344.932) (82,66) 436.338 602,86 (Nguồn: bảng thuyết minh báo cáo tài chính năm 2009, 2010, 2011)

Chi phí khác của năm 2009 bao gồm các chi phí: thanh lý TSCĐ, các khoản thuế bị truy thu và các khoản chi phí khác. Năm 2010, chi phí khác giảm mạnh 344.932 nghìn đồng, tỉ lệ giảm 82,66%. Nguyên nhân là do trong năm nay chỉ xuất hiện chi phí khác là chi phí từ việc thanh lý TSCĐ. Tuy nhiên đến năm 2011, khoản phí bất thường này lại tăng đột biến lên 436.338 nghìn đồng, tỉ lệ tăng 602,86%. Nguyên nhân là do các khoản thuế bị truy thu lớn lên đến 307.939.580 nghìn đồng, ngoài ra còn có khoản phạt từ vi phạm hành chính 150.285.088 nghìn đồng và chi phí khác 50.491.036 nghìn đồng.

Một phần của tài liệu Phân tích doanh thu và lợi nhuận CÔNG TY CỔ PHẦN RƯỢU BIA ĐÀ LẠT (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w