Phân phối lợi nhuận:

Một phần của tài liệu Phân tích doanh thu và lợi nhuận CÔNG TY CỔ PHẦN RƯỢU BIA ĐÀ LẠT (Trang 31 - 32)

Phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp thương mại là quá trình phân chia khoản lợi nhuận thu được sau một thời kì hoạt động kinh doanh hiệu quả.

Phân phối lợi nhuận không phải là quá trình phân chia tiền lãi một cách đơn thuần mà là giải quyết một cách tổng hoà các mối quan hệ kinh tế giữa các chủ thể liên quan. Phân phối lợi nhuận đúng đắn sẽ tạo động lực thúc đẩy kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng phát triển.

+ Nguyên tắc phân phối lợi nhuận:

Phải giải quyết hài hoà mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động.

Giải quyết hài hoà mối quan hệ cân đối giữa tích luỹ và tiêu dùng, giữa tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng.

+ Nội dung phân phối lợi nhuận:

Trên cơ sở các nguyên tắc trên, quá trình phân phối lợi nhuận được tiến hành theo nguyên tắc sau:

Lợi nhuận hoạt

động kinh doanh Lợi nhuận khác

Tổng lợi nhuận sau thuế Bù lỗ các năm trước Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp Bù đắp chi phí không

Chia lãi cho

Chính sách phân phối lợi nhuận có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có những chính sách riêng nhằm đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của mình. Tuy nhiên phải theo quy định của Bộ tài chính.

Lợi nhuận đạt được của doanh nghiệp sẽ được phân phối như sau: - Nộp thuế cho Ngân sách Nhà nước.

- Nộp tiền thu về sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước. - Khấu trừ chi phí bất hợp lệ và các khoản tiền phạt.

- Trừ vào các khoản lỗ không được khấu trừ vào lợi tức trước thuế. - Chia lãi cho các bên góp vốn.

Phần còn lại để trích lập các quỹ như: quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ trợ cấp mất việc làm, quỹ khen thưởng và phúc lợi…

Các quỹ này được trích lập theo quy định Thông tư 70/TCDN của Bộ Tài Chính năm 1996. Cụ thể:

- Quỹ đầu tư phát triển: trích từ 50% trở lên, không hạn chế mức tối đa.

- Quỹ dự phòng tài chính: trích từ 10% trở lên, số dư của quỹ không vượt quá 25% vốn điều lệ.

- Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm: trích từ 5% trở lên, số dư không vượt quá 6 tháng lương thực hiện của doanh nghiệp.

- Chia lãi trong trường hợp phát hành cổ phiếu.

- Số lợi tức còn lại sau khi trích các quỹ trên, doanh nghiệp được trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi theo quy định:

+ Doanh nghiệp được trích tối đa bằng 3 tháng lương thực hiện với điều kiện tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước (vốn Nhà nước bao gồm vốn ngân sách do Nhà nước cấp, vốn có nguồn gốc ngân sách cấp, vốn do doanh nghiệp tự bổ sung) dùng trong hoạt động kinh doanh năm nay không thấp hơn tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước năm trước.

+ Doanh nghiệp được trích tối đa bằng 2 tháng lương thực hiện nếu tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước năm nay thấp hơn tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước năm trước.

Tỷ lệ trích vào mỗi quỹ do Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc (nếu doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị) quyết định khi đã tham khảo ý kiến của Công đoàn doanh nghiệp.

Trường hợp số dư các quỹ đã đạt mức tối đa, thì chuyển số lợi nhuận còn lại vào quỹ đầu tư phát triển.

Một phần của tài liệu Phân tích doanh thu và lợi nhuận CÔNG TY CỔ PHẦN RƯỢU BIA ĐÀ LẠT (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w