Bảng 4.5: So sánh tính chất nguyên liệu của hai NMLD số 3 và Dung Quất
Nguyên liệu Bạch Hổ BH + Dubai Venezuela 160API
Tỉ trọng 0.8289 0.835 0.9545
Lưu huỳnh, wt% 0.03 0.35 3.34
Điểm chảy, 0C 33 27.6 _
CCR, wt% 0.62 1.14 10.6
Nguyên liệu sử dụng trong NMLD3 (Venezuela 160API) có tỉ trọng, hàm lượng lưu huỳnh, Cặn carbon lớn hơn rất nhiều so với nguyên liệu (Bạch Hổ, Bạch Hổ + Dubai) điều này tạo nên sự khác biệt trong công nghệ của hai nhà máy.
* Về công nghệ nhà máy:
+ Giống nhau: Một số thiết bị, phân xưởng được bố trí giống nhau:
- Bố trí thiết bị chưng cất khí quyển, thiết bị ổn định để phân tách các sản phẩm khí và naphtha.
- Fuel Gas và LPG là những sản phẩm quan trọng trong cuộc sống, cả hai nhà máy đều tạo ra những sản phẩm này. Do đó trong công nghệ hai nhà máy đều có phân xưởng xử lý khí và thu hồi hai sản phẩm trên.
- Các cụm isomer hóa và reforming xúc tác dùng để xử lý naphtha tạo ra sản phẩm có chỉ số octan cao, dùng để phối trộn trong xăng.
- Phân xưởng xử lý naphtha bằng hydro. + Khác nhau:
- Với hàm lượng tạp chất rất cao, nếu sử dụng cụm cracking xúc tác (RFCC) giống nhưng trong NMLD Dung Quất để xử lý thì không hiệu quả. Trong NMLD số 3 sẽ được bố trí cụm chưng cất chân không để phân tách sâu hơn cặn chưng cất khí quyển. - Phân đoạn cặn chân không có hàm lượng tạp chất cũng nhưng cặn CCR rất cao nên sẽ tạo ra các sản phẩm cốc. nếu sử dụng công nghệ thêm hydro thì không hiệu quả, nên trong NMLD 3 sẽ sử dụng cụm cốc hóa để chuyển hóa cặn chân không.
- Bố trí cụm hydrocracking (HCK) để xử lý sản phẩm thu được từ cụm cốc hóa - Dòng sản phẩm từ đáy HCK được đưa qua FCC để xử lý.
* Sản phẩm
Sự khác nhau về tính chất của nguyên liệu nên đã tạo nên sự khác nhau giữa các sản phẩm của hai nhà máy.
Bảng 4.6: So sánh sản phẩm của hai NMLD số 3 và Dung Quất.
NMLD Dung Quất Nhà máy lọc dầu 3
Sản phẩm Tấn/ngày Sản phẩm Tấn/năm
LPG 900÷1000 LPG 370000
Xăng A90 2900÷5100 Naphtha 361000
A92-95 2600÷2700 Mogas 1300000
JA1 650÷1250 Jet A1 1594000
FO 1000÷1100 DO 3449000
Propylene 320÷460 Lưu huỳnh 238000
Cốc 1013000
- NMLD số 3 với nguyên liệu là dầu nặng nâng cấp Venezuela độ API 16 chứa nhiều hợp chất nặng cũng như lưu huỳnh nên sản phẩm ở NMLD số 3 có các sản phẩm Cốc (1013000 tấn/năm), lưu huỳnh (238000 tấn/năm).
- NMLD Dung Quất với nguyên liệu là dầu nhẹ Bạch Hổ nên sẽ không có các sản phẩm như cốc, lưu huỳnh nhưng thay vào đó sẽ là có sản phẩm nhẹ hơn như propylene (320÷460 tấn/ngày).
4.4 Dự án khu liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn
- Địa điểm đặt dự án: Khu kinh tế Nghi Sơn, Tĩnh Gia, Thanh Hóa - Vốn đầu tư: 6.2 tỷ USD
- Diện tích: 325 ha
- Chủ đầu tư: Gồm 4 thành viên: PetroVietnam 25.1%, Công ty dầu lửa Kuwait (KPI) 35.1%, Công ty hoá chất Mitsui - Nhật Bản (MCI) 4.7%, Công ty Idemitsu Kosan -Nhật Bản (IKC) 35.1%.
- Công suất chế biến: 10 triệu tấn/năm - Nguyên liệu: Dầu thô Kuwait
- Thời gian dự kiến đi vào hoạt động: Cuối năm 2013 + Thông tin về nguyên liệu và sản phẩm
Bảng 4.7: Thông tin nguyên liệu, sản phẩm của khu liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn.
Nguyên liệu 100% Kuwait Sản phẩm Tấn/năm
Độ API 29.9 LPG 495.000
Hệ số K 11.84 Propylen 347.000
Tỷ trọng ở 150C 0.876 P-X 480.000
Nhiệt độ điểm chớp cháy (0C) <-36 Benzene 145.000
Áp suất hơi Reid 26.2 kpa Gasoline 2.101.000
Hàm lượng lưu huỳnh (wt%) 2.65 Kerosene/ JA1 793.000
Cặn Carbon (% khối lượng) 6.11 DO 2.664.000
+ Thông tin về công nghệ
Bảng 4.8: Thông tin về công nghệ của dự án khu liên hợp lọc dầu Nghi Sơn.