Bảng 2.28: Năng suất và tính chất sản phẩm của công nghệ BOC

Một phần của tài liệu Tổng quan các công nghệ xử lý dầu nặng – đề nghị mô hình xử lý dầu SYNCRUDE 16oAPI của nhà máy lọc dầu Long Sơn (Trang 62 - 63)

2.2.2.1.7 Công nghệ RESIFINING [1, trang 69]

+ Đặc trưng và ứng dụng

Công nghệ Residfining là một công nghệ xúc tác tầng cố định nhằm tách lưu huỳnh, tách kim loại của nguyên liệu cặn chưng cất khí quyển và chân không.

RESIDFINING cung cấp khả năng làm giảm hàm lượng lưu huỳnh trong các bể chứa dầu đốt ở mức thấp. Nó có thể xử lý sơ bộ các chất gây ô nhiễm trong cặn trước khi đưa đến cracking xúc tác. Độ chuyển hóa của quá trình có thể đạt tới 50÷60% khi xử lý các phân đoạn cặn chân không ở 10500F.

+ Quy trình công nghệ

Sơ đồ quy trình công nghệ (hình 2.2.43)

Trong công nghệ, nguyên liệu lỏng đã được lọc sơ bộ, được bơm áp suất, gia nhiệt sơ bộ và được trộn với hỗn hợp khí có chứa hydro trước khi đưa vào hệ thống thiết bị phản ứng. Một thiết bị bảo vệ thiết bị phản ứng có thể ngăn ngừa sự nút hơi và sự gây mùi khó chịu trong thiết bị phản ứng.

Hình 2.45: Sơ đồ quy trình công nghệ RESIDFINING.

Sản phẩm sau khi qua hệ thống thiết bị phản ứng được đưa đến thiết bị tách, lượng hơi đi ra thiết bị tách được đi để tách lấy khí chứa H2. Còn lượng sản phẩm ở đáy ở thiết bị tách được đưa đến tháp tách để tách các sản phẩm ra.

2.2.2.1.8 Công nghệ SOC (Super Oil Cracking Process)[1, trang 77] + Đặc trưng và ứng dụng

Công nghệ SOC là công nghệ hydrocracking nhiệt có độ chuyển hóa cao khi sử dụng nguyên liệu là dầu nặng cũng như cặn chưng cất chân không.

Sử dụng loại xúc tác có sẵn phân tán có khả năng làm giảm sự tích tụ cốc.

Khoảng 90% cặn chân không được chuyển hóa thành gasoile chân không và các sản phẩm nhẹ hơn. Phản ứng xảy ra ở nhiệt độ cao và thời gian lưu ngắn trong thiết bị phản ứng dạng ống.

Công nghệ có thể xử lý nguyên liệu có hàm lượng lưu huỳnh, nitơ, asphaltene, kim loại cao. VGO và sản phẩm nhẹ có thể làm nguyên liệu trong nhà máy lọc dầu. Sản phẩm cặn chân không ở trạng thái lỏng có thể sử dụng như lò hơi đốt trong việc sản xuất hydro cũng như nguyên liệu cốc.

+ Quy trình công nghệ

Sơ đồ quy trình công nghệ (hình 2.46)

Hình 2.46: Sơ đồ quy trình công nghệ SOC.

Nguyên liệu cặn chưng cất chân không được gia nhiệt trước khi đưa đến tháp tách chân không để tách lấy một phần gasoil chân không và CVR. Lượng sản phẩm còn lại cùng với lượng sản phẩm đáy của tháp tách chân không được đưa đến hợp với dòng xúc tác, hỗn hợp được gia nhiệt sau đó được trộn với khí hydro trước khi đưa vào thiết bị phản ứng dạng ống.

Trong thiết bị phản ứng dạng ống, dòng khí hoặc dầu nguội được phun vào tại nhiều vị trí để hấp thụ nhiệt tỏa ra từ phản ứng đồng thời điều kiển nhiệt độ phản ứng. Sau thiết bị phản ứng, dòng khí hydro được tách ra ở hệ thống thiết bị phân tách và hồi lưu lại. Sản phẩm được làm nguội để tránh phản ứng quá sâu và polymer hóa sẽ được đưa đến thiết bị chưng cất khí quyển. Lượng sản phẩm ở đáy được đưa qua tháp tách chân không, còn lượng sản phẩm đỉnh được đưa đến hệ thống ổn định để tách naphtha để tách naphtha và khí.

Bảng 2.29: Năng suất của thiết bị phản ứng dạng ống.

Một phần của tài liệu Tổng quan các công nghệ xử lý dầu nặng – đề nghị mô hình xử lý dầu SYNCRUDE 16oAPI của nhà máy lọc dầu Long Sơn (Trang 62 - 63)