CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.4 Thảo luận kết quả nghiên cứu:
LLR - Tỉ lệ dự phịng rủi ro tín dụng: hệ số của biến LLR mang dấu (-) thể hiện
mối quan hệ cùng chiều với rủi ro với mức ý nghĩa thống kê 1%. Khi tỉ lệ dự phòng rủi ro tín dụng tăng 1 đơn vị thì rủi ro ngân hàng tăng 0.5197 đơn vị. Điều này là phù hợp với kỳ vọng biến nghiên cứu. Kết quả này tương tự với kết quả được tìm thấy bởi Pichapchop & Seksak (2013). Phân tích LLR hỗ trợ tốt cho lý giải ảnh hưởng của rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng. Kết quả giúp hoàn thiện các nghiên cứu trước. Whallen (1998) sử dụng chi phí dự phịng nợ xấu trên tổng tài sản sinh lời và Halling (2006) dùng chi phí rủi ro trên thu nhập đều khơng có ý nghĩa thống kê. Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng tăng hàm ý tình trạng chất lượng tài sản cho vay giảm, nợ xấu gia tăng. Xử lý nợ xấu bằng nguồn dự phịng ảnh hưởng lớn đến thu nhập. Chi phí tăng làm thu nhập giảm khiến LLR tăng. Nợ xấu xuất phát từ rủi ro tín dụng của kỳ kinh doanh trước với giả định ngân hàng đã xác lập mức độ nhận rủi ro. Kết quả cho thấy rủi ro tín dụng ảnh hưởng đến lợi nhuận theo chiều nghịch làm giảm lợi nhuận. Nợ xấu làm chất lượng tài sản của ngân hàng giảm.
LEV – Tỷ lệ vốn chủ sở hữu và tổng huy động của ngân hàng: hệ số của biến
LEV mang dấu (+) thể hiện mối quan hệ ngược chiều với rủi ro, với mức ý nghĩa 1%. Khi tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng huy động của ngân hàng tăng 1 đơn vị thì rủi ro của ngân hàng giảm 0,6049 đơn vị. Điều này phù hợp với kỳ vọng biến nghiên cứu. Kết quả này phù hợp với kết quả được tìm thấy bởi Berger (1995) và Agusman et al (2008), Saibal Ghosh (2014). Việc tăng vốn chủ sở hữu cải thiện khả năng đối phó với các cú sốc tài chính, từ đó giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Điều này còn được giải thích rằng, các ngân hàng có vốn hóa tốt chịu mức chi phí phá sản thấp hơn làm giảm chi phí vay vốn hoặc giảm nhu cầu đối với nguồn vốn bên ngoài. Ngoài ra, ngân hàng với tiềm lực vốn mạnh có nhiều thời gian và sự linh hoạt để đối phó với các thiệt hại bất ngờ, các cú sốc tài chính. Deger Alper & Adem Anbar (2011) cho rằng hệ số VCSH trên tổng tài sản
là một trong những hệ số cơ bản của sức mạnh vốn. Với một tỷ lệ cao hơn của VCSH thì sẽ cần ít hơn nguồn vốn bên ngồi, từ đó tăng lợi nhuận, bên cạnh đó VCSH cho thấy được khả năng hấp thụ thua lỗ và giải quyết rủi ro. Nhiều vốn có thể đáp ứng được các cú sốc và rủi ro trong q trình hoạt động. Qua đó, mối quan hệ ngược chiều giữa rủi ro và vốn chủ sở hữu trong NHTM Việt Nam là phù hợp. Theo kết quả bảng 4.9, khi các ngân hàng được phân theo quy mơ, thì cả ngân hàng quy mơ lớn, quy mô vừa và quy mô nhỏ thì quy mơ vốn chủ sở hữu trên tài sản đều có ý nghĩa thống kê và có quan hệ ngược chiều với rủi ro, vậy ta có thể kết luận rằng, việc tăng vốn chủ sở hữu là điều kiện tiên quyết bảo vệ các ngân hàng trước rủi ro.
NIR – Tỷ lệ thu nhập lãi thuần: hệ số của biến NIR mang dấu (+) thể hiện mối
quan hệ ngược chiều với rủi ro, tại mức ý nghĩa thống kê 5%. Khi tỷ lệ thu nhập lãi thuần tăng 1 đơn vị thì rủi ro của ngân hàng giảm 0,0191 đơn vị. Điều này phù hợp với kỳ vọng biến nghiên cứu. Kết quả này tương tự với kết quả được tìm thấy bởi Halling (2006), tỉ lệ lợi nhuận từ hoạt động chính trên tổng tài sản đồng biến với rủi ro ngân hàng. Trong khi đó, kết quả của Jordan (2011) thì tỉ lệ thu nhập từ lãi của năm trước đồng biến với rủi ro ngân hàng, có nghĩa là việc đa dạng hóa thu nhập mà giảm thu nhập từ lãi có thể tăng nguy cơ phá sản ngân hàng do không giữ được thị phần và khách hàng truyền thống.
CTI – Tỷ lệ chi phí lương và trợ cấp: hệ số của biến CTI mang dấu (+) thể hiện
mối quan hệ ngược chiều với rủi ro với mức ý nghĩa 1%. Khi tỷ lệ chi phí lương và trợ cấp tăng 1 đơn vị thì rủi ro của ngân hàng giảm 0,1579 đơn vị. Điều này trái với kỳ vọng của biến nghiên cứu. Có thể lý giải điều này là do khi chi phí lương và trợ cấp tăng, nhân viên ngân hàng có xu hướng cống hiến nhiều hơn cho tổ chức. Từ đó nâng cao hiệu quả các hoạt động tín dụng, cho vay, xử lý nợ xấu tại ngân hàng và làm giảm các rủi ro của ngân hàng.
LDR – Tỷ lệ cho vay: Theo đề xuất ban đầu, LTD liên quan tích cực đến Z-score
kê. Về tác động này, nó khơng như mong đợi của bài nghiên cứu. Một mối quan hệ tiêu cực giữa LTD và rủi ro cho thấy tỷ lệ cho vay trên tiền gửi càng cao thì rủi ro càng thấp.
LAD – Tỷ lệ tài sản thanh khoản: Theo kỳ vọng, LAD sẽ đồng biến với Z-score
và nghịch biến với rủi ro ngân hàng. Tuy nhiên, kết quả này, tương tự, khơng có ý nghĩa thống kê nhưng được mong đợi về mặt dấu hiệu. Trong thực tế, LAD phục vụ để đánh giá thanh khoản ngân hàng; tỷ lệ cao hơn ngụ ý rằng thanh khoản ngân hàng đang ở mức tốt, cho phép nó sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu hiện tại của khách hàng.