CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.5 Thực trạng các yếu tố tác động đến rủi ro phá sản của các NHTM Việt
4.5.2 Tăng trưởng huy động và tăng trưởng tín dụng:
Qua biểu đồ 4.3, ta thấy tăng trưởng huy động bình quân của các ngân hàng càng ngày càng giảm. Các ngân hàng ở nhóm 1 có mức tăng trưởng huy động bình qn ổn định qua các thời kỳ. Biến động nhất là nhóm 3, khi năm 2012 đạt cao vượt trội so với các nhóm cịn lại, nhưng đến 2014 lại ì ạch, khơng tăng so với năm 2013. Nhóm 4 cịn bị tăng trưởng âm trong năm này. Do các ngân hàng có quy mơ trung bình và nhỏ dễ rơi
vào tình trạng khan hiếm vốn hơn ngân hàng lớn nên thường duy trì mức lãi suất ưu đãi và đi kèm vào các gói khuyến mãi hấp dẫn người gửi tiền.
Biểu đồ 4.3: Tăng trưởng huy động bình quân của hệ thống và các NH
Nguồn: Tổng hợp BCTC 25 NHTM
Để chấm dứt tình trạng các ngân hàng chạy đua tăng lãi suất, ngày 03/03/2011, NHNN ban hành Thông tư số 02/2011/TT-NHNN ấn định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng đồng Việt Nam áp dụng cho các NHTM là 14%/năm. Mức lãi suất này thấp hơn mức lãi suất huy động thị trường trước đó dẫn đến mức tăng trưởng năm 2011 của các nhóm NHTM đặc biệt là các NHTM nhóm 4 giảm một cách đột ngột chỉ còn 9.25%.
Năm 2012, Quyết định của NHNN về việc giảm trần lãi suất huy động thêm 1%/năm và được xác lập ở mức 8%/năm. Khi trần lãi suất huy động giảm thêm, các ngân hàng phải cạnh tranh khá gay gắt trong huy động tiền gửi. Đáng chú ý là ở ngân hàng nhóm 4đã tăng trưởng huy động âm trong năm này. Nhóm 3 có những chính sách ưu đãi hơn so với các NHTM lớn như miễn phí dịch vụ thanh tốn, mua bán ngoại tệ để có thể
thu hút được khách gửi những món tiền lớn nên có mức tăng trưởng là 8.24%, cịn nhóm 2 chỉ đạt 0.5%.
Bước sang giai đoạn 2013 – 2015, nguồn tiền huy động của tồn ngành nói chung và các nhóm NHTM nói riêng ln tăng trưởng ổn định ở mức tốt. Theo Phó Thống đốc Nguyễn Đồng Tiến, cho rằng đây vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn, an toàn và hiệu quả nhất so với các kênh đầu tư khác. Tốc độ tăng trưởng tổng tiền gửi khách hàng ở các NHTM nhóm 2 và nhóm 4 vào năm 2014 và 2015 có xu hướng tăng nhẹ lần lượt là 8.37% và 16.36% (nhóm 2); 35.04% và 23.19% (nhóm 4).
Về tốc độ tăng trưởng tín dụng, giai đoạn 2007 – 2015 chứng kiến nhiều sự biến động trong hoạt động tín dụng của các NHTM. Năm 2009, các ngân hàng ở nhóm 2, nhóm 3 và nhóm 4 trưởng cao hơn rất nhiều so với các ngân hàng ở nhóm 1. Tuy nhiên, xu hướng này đã thay đổi trong năm 2011, trong khi nhóm 1 dẫn đầu về tăng trưởng tín dụng, thì nhóm 2, nhóm 3 và nhóm 4 lại thấp hơn. Trong năm 2014 và 2015, nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3 có mức tăng trưởng tín dụng xấp xỉ nhau, thì nhóm 2 có mức tăng trưởng tín dụng thấp hơn so với các nhóm cịn lại. Nhìn chung qua các giai đoạn, thì tăng trưởng tín dụng nhóm 1 khơng biến động nhiều qua các năm.
Biểu đồ 4.4: Tăng trưởng tín dụng của hệ thống và các nhóm Ngân hàng
Nguồn: Tổng hợp BCTC 25 NHTM
Giai đoạn 2007-2012, do điều kiện kinh tế Việt Nam cũng như thế giới gặp nhiều khó khăn, hàng loạt các doanh nghiệp trong nước ngừng hoạt động, nhu cầu đầu tư sụt giảm. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự kiềm hãm tốc độ tăng trưởng tín dung của các ngân hàng. Là huyết mạch của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng phải thường xuyên chịu tác động từ những hạn chế, yếu kém của các bộ phận trong nền kinh tế. Việc xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng nói riêng và lành mạnh hóa hoạt động của khu vực ngân hàng nói chung sẽ khó đạt được kết quả cao khi hoạt động từ các khu vực khác của nền kinh tế, nhất là khi các doanh nghiệp hoạt động yếu kém, không hiệu quả; sự phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề trong nền kinh tế vẫn còn hạn chế, chưa tạo được bước tiến quan trọng để có thể tăng sức thu hút và sử dụng hiệu quả dòng vốn ngân hàng.
Giai đoạn 2013 – 2016, tốc độ tăng trưởng tín dụng ổn định trở lại điều này nằm trong kế hoạch của NHNN đề ra để ổn định kinh tế vĩ mô. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng năm 2016 của các nhóm 2 và nhóm 4 lần lượt là 16.46% và 14.56%. Trong giai đoạn này, NHNN tiếp tục triển khai các chính sách tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho DN tiếp cận nguồn vốn tín dụng như Thơng tư 09/2014/TT-NHNN cho phép NHTM cơ cấu lại thời hạn trả nợ của DN và xem xét để cấp những khoản cho vay mới. Bên cạnh đó, một số chương trình tín dụng đặc thù đối với các sản phẩm có thế mạnh của các NHTM quy mơ lớn cũng được triển khai như chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp, chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở... đã giúp tốc độ tăng trưởng của các NHTM nhóm 1 tăng mạnh đạt mức 19.59%.