CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.5 Thực trạng các yếu tố tác động đến rủi ro phá sản của các NHTM Việt
4.5.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của các NHTM:
Xét về tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) giữa các nhóm NHTM ở giai đoạn 2007 – 2016, ta thấy rằng: ROA biến động liên tục qua các năm, ROA bình qn của nhóm 1 tương đối ổn định, trong khi đó, ROA bình qn của nhóm 4 có mức dao động khá mạnh. Nhóm 3 là nhóm có ROA bình qn tăng giảm liên tục qua các năm. Nhóm 2 giữ ổn định trong giai đoạn 2007-2011, nhưng lại có xu hướng giảm trong những năm
gần đây 2012-2016. Điểm chung là ROA bình quân các nhóm đều giảm trong năm 2008, 2012 và giảm thấp nhất vào năm 2013.
Đối với các NH nhóm 1, do phân cấp cho các chi nhánh với hạn mức cấp tín dụng tương đối cao, nhưng kiểm tra chưa kỹ nên có một số trường hợp đã phát sinh nợ xấu. Vì vậy, các NH này phải trích lập dự phịng 20% trên tổng số nợ đã bán cho VAMC theo chủ trương của NHNN. Đối với các NHTM nhóm 2, một số khoản thu nhập từ lãi và thu nhập khác của NHTM nhóm 2 cũng giảm khá mạnh như thu nhập từ góp vốn mua cổ phần và mua bán đầu tư chứng khốn. Trong khi đó, chi phí hoạt động và dự phịng rủi ro lại tăng dẫn đến lợi nhuận bị tụt dốc. Đặc biệt, đây là hai nhóm NH có quy mơ về vốn chủ sở hữu cao trong khi LNST chủ yếu từ thu nhập từ lãi của khoản cấp tín dụng lại bị chi phối khá lớn bởi các khoản chi phí dự phịng tín dụng. Do đó, tỷ lệ này sẽ thấp hơn so với những NH nhóm 3 và nhóm 4.
Biểu đồ 4.5: ROA bình qn của hệ thống các các nhóm NHTM
Nguồn: Tổng hợp BCTC 25 NHTM
Xét về tỷ lệ lợi nhuận trên VCSH (ROE) giữa các nhóm NHTM ở giai đoạn 2007 – 2015, ROE bình quân của hầu hết các NH đều giảm trong năm 2008. Trong giai đoạn 2009 – 2015, các NH nhóm 1 đạt hiệu quả cao hơn so với các NH còn lại trong hệ thống, thể hiện chỉ số ROE bình qn ln duy trì ở mức cao hơn. Trong giai đoạn 2011 – 2015, hầu hết các NH nhóm nhỏ đều chịu ảnh hưởng và dần lộ rõ điểm yếu sau thời gian tăng trưởng vượt bậc trước đó. Nhóm 3 là nhóm có ROE bình qn thấp nhất qua các năm, và liên tục giảm, mặc dù có tăng trong năm 2014, nhưng mức tăng không đáng kể và thấp hơn các nhóm khác.
Năm 2008, ngành ngân hàng Việt Nam vừa đối mặt ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính tồn cầu, vừa chịu sức ép từ chính sách kinh tế vĩ mơ, chính sách điều hành lãi suất, tiền tệ của Chính phủ. ROE bình qn có xu hướng giảm so với năm 2007, cụ thể nhóm 1, nhóm 2 và nhóm 3 lần lượt là 12,48%; 12,65%, 6,35% và 4,57%.
Biểu đồ 4.6: ROE bình qn của hệ thống và các nhóm NHTM
Nguồn: Tổng hợp BCTC 25 NHTM
Do tình hình kinh tế khá khó khăn trong giai đoạn 2011 – 2012, các NHTM phải trích lập dự phịng nhiều hơn do chất lượng danh mục khoản vay suy giảm. Các NH cũng
ngần ngại khi cho vay do tỷ lệ nợ xấu đang ở mức khá cao. Điều này dẫn đến trong năm 2012, ROE trung bình của các NHTM nhóm 1, nhóm 2 nhóm 3 và nhóm 4 giảm so với năm 2011 với mức giảm lần lượt là 13.15%; 9.18%, 4.08% và 6.32%. Lợi nhuận tổng thể của hệ thống ngân hàng có xu hướng giảm do tỷ lệ NIM giảm, tăng trưởng tín dụng có tăng nhưng khơng đáng kể, ngược lại chi phí dự phịng rủi ro gia tăng.
Giai đoạn 2013 – 2016, ROE bình quân của các NH cũng chưa được cải thiện, đều giảm qua các năm. Năm 2015 chỉ đạt lần lượt 12.02% (nhóm 1); 6.64% (nhóm 2), 2.45% (nhóm 3) và 4.18% (nhóm 4). Nguyên nhân chủ yếu là do giảm chênh lệch lãi suất cho vay và huy động, chi phí trích lập dự phịng cao, tập trung là rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tăng mạnh, trong khi chất lượng dự phịng giảm sút, chi phí hoạt động tăng và thu nhập ròng từ lãi giảm.