5.1 Kết luận:
Nghiên cứu về các yếu tố tác động đến rủi ro phá sản của NHTM được tiến hành với mẫu 25 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2016 dựa trên phân tích dữ liệu bảng bằng mơ hình tĩnh. Kết quả chỉ ra rằng có hai nhóm yếu tố tác động đến rủi ro của NHTM. Yếu tố tác động cùng chiều với rủi ro phá sản là LLR – Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng và các yếu tố tác động ngược chiều với rủi ro như: LEV – Tỷ lệ vốn chủ sở hữu và tổng huy động của ngân hàng, NIR – Tỷ lệ thu nhập lãi thuần, CTI – Tỷ lệ chi phí lương và trợ cấp. Bên cạnh đó, có các yếu tố khơng có ảnh hưởng đến rủi ro phá sản của ngân hàng là tỷ lệ vay/huy động (LDR), tài sản thanh khoản (LAD), thu nhập quốc dân (GDP) và lạm phát (INF). Từ đó, tác giả đưa ra một số kết luận chính của bài nghiên cứu như sau:
Thứ nhất: Sự gia tăng chi phí dự phịng rủi ro tín dụng sẽ làm tăng rủi ro phá sản cho các ngân hàng.
Thứ hai: Sự gia tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu và tổng huy động sẽ làm giảm rủi ro phá sản cho các ngân hàng.
Thứ ba: Rủi ro lãi suất được đo lường bởi biến NIR có quan hệ ngược chiều với rủi ro phá sản của ngân hàng.
Thứ tư: Tỷ lệ chi phí lương và trợ cấp tăng sẽ làm giảm rủi ro phá sản của ngân hàng.
5.2 Một số khuyến nghị:
Việc phá sản, giải thể các doanh nghiệp yếu kém nói chung và TCTD nói riêng là hiện tượng bình thường trong nền kinh tế thị trường và xảy ra phổ biến ở các nước phát triển trên thế giới. Ở nước ta hiện nay, về mặt pháp lý đã có các quy định phá sản đối với TCTD. Tuy nhiên, xuất phát từ tình hình thực tế, trong thời gian qua, việc tái cơ cấu các TCTD Việt Nam được thực hiện theo đúng các nguyên tắc và giải pháp nêu tại Đề án
“Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015”, việc phá sản Ngân hàng chỉ vửa được chính thức thơng qua từ ngày 15/01/2018 và đến nay chưa có trường hợp nào được áp dụng. NHNN khuyến khích việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại các TCTD theo nguyên tắc tự nguyện, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và các quyền, nghĩa vụ kinh tế của các bên có liên quan theo quy định của pháp luật.
Tác động tiêu cực nếu cho NHTM Việt Nam phá sản:
Với thực tế Việt Nam hiện nay, việc phá sản TCTD, đặc biệt là phá sản ngân hàng là vấn đề nhạy cảm, có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế và hệ thống tài chính quốc gia, đặc biệt là người gửi tiền. Với mức bảo hiểm tiền gửi 75 triệu đồng quá thấp, nên nếu khi phá sản ngân hàng sẽ ảnh hưởng nặng đến niềm tin của người gửi tiền vào hệ thống ngân hàng. Dễ dẫn đến nguy cơ rút tiền hàng loạt, gây đổ vỡ dây chuyền đối với hệ thống TCTD Việt Nam.
Ngồi ra, nếu ngân hàng yếu kém có thể bị phá sản, họ sẽ cố gắng kéo dài thời gian để tìm cách tẩu tán tài sản. Họ có thể thành lập công ty con để thế chấp tài sản, vay tiền và ghi vào nợ xấu, khi ngân hàng phá sản thì nhiều khả năng sẽ được xóa bỏ.
Ưu điểm khi cho phá sản Ngân hàng thương mại:
Để một ngân hàng phá sản sẽ là bài học tốt cho cả giới ngân hàng lẫn người dân gửi tiền, tạo “thanh chắn” để họ thận trọng hơn.
Nhà nước sẽ không phải tốn ngân sách để can thiệp giải cứu các ngân hàng bị phá sản.
Khi cho phá sản các ngân hàng buộc phải nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị điều hành, quản trị rủi ro, lành mạnh hóa tài chính.
5.2.1 Khuyến nghị các NHTM: 5.2.1.1 Quản trị dự phịng rủi ro tín dụng 5.2.1.1 Quản trị dự phịng rủi ro tín dụng
Nâng cao chất lượng tín dụng: phương pháp này được thực hiện chủ yếu thơng
qua việc phân tích thẩm định kỹ lưỡng các thơng tin tài chính và các thơng tin phi tài chính của khách hàng vay và áp dụng thủ tục cấp tín dụng chặt chẽ trước khi đầu tư nhằm
phân loại khoản vay và các đối tác vay vốn dựa vào mức độ rủi ro tín dụng của nó để quản lý. Trong quá trình thẩm định, ngân hàng cần xem xét tư cách khách hàng cẩn trọng dựa trên hệ thống xếp hạng tín nhiệm. Do đó cần hồn thiện xếp hạng tín nhiệm bằng cách nâng cao kỹ thuật và công nghệ, hoạt động độc lập giữa bộ phận tín dụng và bộ phận xếp hạng tín nhiệm. Bên cạnh đó, ngân hàng cần phải xem xét kỹ phương án kinh doanh trước khi cho vay và theo dõi, đánh giá tình hình sử dụng các danh mục cho vay của ngân hàng có đúng với cam kết ban đầu. Nâng cao năng lực thẩm định của nhân viên bằng việc mở các lớp tập huấn. Đồng thời, xác định trách nhiệm và gắn chặt quyền lợi với trách nhiệm của từng nhân viên, cần đào tạo cho nhân viên có khả năng ứng dụng cơng nghệ, có phẩm chất và đạo đức tốt để hạn chế rủi ro trong quá trình xét duyệt cho vay. Các ngân hàng cần phải ứng dụng khoa học công nghệ kèm mục tiêu và chiến lược hành động để đánh giá chính xác tình hình kinh tế vĩ mơ để phân bổ tỷ trọng danh mục cho vay phù hợp với từng nhóm khách hàng và khu vực địa lý. Ngân hàng cần khai thác thơng tin tín dụng một cách đầy đủ, có sự kiểm tra giám sát chặt chẽ từ hội sở để dự báo và kịp thời phòng ngừa rủi ro.
Phân tán rủi ro: Nắm giữ nhiều tài sản có rủi ro thay vì tập trung nắm giữ một
hay một số loại tài sản có rủi ro nhất định. Việc phân tán rủi ro tín dụng cho nhiều người vay cho phép các tổ chức tín dụng và các nhà đầu tư giảm rủi ro tín dụng đối với tồn bộ tài sản có. Tập hợp nhiều loại cho vay trong một tài sản cho phép tổ chức tín dụng giảm sự thay đổi về thu nhập của chúng. Thu nhập từ các khoản cho vay thành công sẽ bù đắp phần lỗ từ những khoản cho vay bị vỡ nợ. Do đó làm giảm khả năng tổ chức tín dụng đó sẽ bị thiệt hại
Xử lý và thu hồi nợ xấu, trích lập dự phịng rủi ro ngân hàng: các Ngân hàng
phải rà soát, đánh giá lại khả năng phát mại của tài sản bảo đảm, giá trị thị trường của tài sản bảo đảm để xác định hợp lý giá trị và tỷ lệ khấu trừ của tài sản bảo đảm, trích lập tối đa dự phịng rủi ro, tạo nguồn để xử lý nợ xấu bằng dự phòng rủi ro. Căn cứ tình hình kinh doanh và xử lý nợ xấu, xem xét, điều chỉnh chỉ tiêu lợi nhuận ở mức hợp lý để tạo
điều kiện thuận lợi cho việc xử lý nợ. Các ngân hàng nhóm nhỏ cần phải thực hiện trích lập dự phịng một cách đầy đủ và theo đúng quy định. Hơn nữa, việc ngân hàng có hoạt động tốt hơn hay khơng cịn dựa nhiều vào sự đồng lịng của các cổ đơng. Vì nếu cổ đơng nhận thấy phải xây dựng ngân hàng phát triển theo hướng bền vững thì họ phải đồng tình tăng trích lập dự phịng rủi ro, giảm lợi nhuận.
5.2.1.2 Nâng cao chất lượng vốn chủ sở hữu
Kết quả mơ hình hồi quy cho thấy quy mơ vốn chủ sở hữu có quan hệ ngược chiều với rủi ro. Khi quy mô vốn chủ sở hữu tăng, ngân hàng sẽ có tiềm lực tài chính vững mạnh, và là tấm đệm để giúp ngân hàng có sự linh hoạt để đối phó với các thiệt hại bất ngờ và các cú sốc tài chính.
Liên quan đến tăng vốn chủ sở hữu, các ngân hàng cần xây dựng chính sách cân đối trong q trình phân phối kết quả tài chính cho việc chi trả cổ tức cổ đông và giữ lại phần lợi nhuận phù hợp bổ sung vào vốn chủ sở hữu Để tăng qui mô vốn nhằm mục đích để tái đầu tư, giảm nhẹ gánh nặng tài chính đối với các cổ đơng.
Quản trị vốn thì việc tính tốn và phân bổ vốn là vơ cùng cần thiết để đảm bảo NHTM hoạt động lành mạnh và hiệu quả. Ngồi ra, các ngân hàng cịn phải tn thủ theo các quy định của NHNN về tính tốn các tài sản có rủi ro và đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn và một số các tỷ lệ khác liên quan như đầu tư tài sản cố định trên vốn điều lệ, đầu tư tài chính dài hạn trên vốn tự có… Do đó, việc tính tốn vốn kinh tế và phân bổ vốn tự có của mỗi ngân hàng là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng trong quản trị ngân hàng hiện đại về phía các ngân hàng và các cơ quan quản lý nhà nước và là một trong những công cụ giám sát quan trọng nhằm tránh khỏi khó khăn về năng lực tài chính và khủng hoảng. Việc tìm kiếm và đưa ra cách thức đánh giá về vốn kinh tế và tài sản rủi ro, qua đó hoạch định vốn chính xác và khoa học, đồng thời đánh giá chính xác về hiệu quả sử dụng vốn.
Tăng trưởng vốn đi kèm với an toàn hoạt động: ngân hàng tăng trưởng về vốn quá nhanh, và áp lực về đảm bảo tỷ lệ trả cổ tức cho các cổ đông, các ngân hàng đã cố gắng
tăng trưởng tín dụng, qua đó tăng trưởng tổng tài sản nhằm ổn định mức độ thu nhập. Cơ cấu thu nhập từ hoạt động tín dụng của các ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng lớn và là nguồn thu chủ yếu. Do đó, áp lực tăng trưởng tín dụng ở tốc độ cao có thể dẫn đến việc chất lượng nợ suy giảm đẩy nợ xấu tăng và gây tổn hại trực tiếp đến vốn chủ sở hữu của các ngân hàng. Bên cạnh những nguyên nhân khác làm nợ xấu tăng cao, thì áp lực tăng trưởng dư nợ của các ngân hàng là một trong những nguyên nhân chủ yếu.
Tóm lại, việc các ngân hàng tăng vốn là hết sức cần thiết, nhưng vốn không phải yếu tố duy nhất quyết định sự thành bại của ngân hàng, nên nếu tăng vốn quá nhanh mà hoạt động của ngân hàng lại tăng khơng tương ứng, trình độ quản lý khơng theo kịp, hay vốn tăng nhưng ngân hàng chưa thực sự vững mạnh theo đúng chuẩn mực quốc tế, thì số vốn tăng theo sẽ khơng được sử dụng hiệu quả. Vì vậy, ngân hàng cần phải xác định mức vốn tự có cần thiết để bù đắp rủi ro, đồng thời lựa chọn giải pháp thích hợp để tăng vốn, nhằm đảm bảo sức mạnh tài chính và năng lực cạnh tranh của ngân hàng.
5.2.1.3 Quản trị rủi ro lãi suất:
Theo kết quả hồi quy mơ hình, biến đại diện cho rủi ro lãi suất là tỷ lệ thu nhập lãi thuần/Tổng tài sản bình quân của ngân hàng (i) năm (t) (NIR) có tác động âm đến rủi ro của NHTM. Các ngân hàng nên thường xuyên kiểm tra thông tin trong hoạt động ngân hàng như các khoản cho vay, đầu tư, tiền gửi. Kiểm tra các báo cáo có thể vận dụng và phân tích xu hướng trong chênh lệch lãi suất ròng theo kỳ hạn. Đánh giá những chênh lệch này trong môi trường lãi suất với thời gian tương ứng. Phân tích xu hướng về khối lượng và lãi suất để quyết định có những thay đổi đáng kể nào trong danh mục đầu tư ngân hàng, hay trong thu nhập của ngân hàng.
Cán bộ quản lý cần đánh giá chất lượng của công tác quản trị rủi ro lãi suất, thông qua báo cáo đo lường rủi ro lãi suất bao gồm tất cả tài sản nợ, tài sản có.
Ngồi ra, các ngân hàng nên đầu tư cơng nghệ tiên tiến trong công tác quản trị rủi ro lãi suất. Hồn thiện các khâu nắm bắt thơng tin trên hệ thống mạng tối tân, mở thêm
các phịng ban chun phụ trách về cơng nghệ vi tính hóa trong cơng tác quản trị rủi ro, hoàn thiện kỹ thuật đo lường và phòng ngừa rủi ro lãi suất.
5.2.1.4 Tăng tỷ lệ lương và trợ cấp:
Theo kết quả hồi quy mơ hình thì tỷ lệ lương và trợ cấp (CTI) có tác động ngược chiều đến rủi ro phá sản của NHTM. Tiền lương và trợ cấp là động lực kích thích năng lực sáng tạo, tăng năng suất lao động hiệu quả nhất. Bởi vì tiền lương gắn liền quyền lợi thiết thực nhất đối với người lao động, nó khơng chỉ thoả mãn về nhu cầu về vật chất đối mà còn mang ý nghĩa khẳng định vị thế của người lao động trong NHTM. Chính vì vậy khi tiền lương nhận được thoả đáng, công tác trả lương của ngân hàng công bằng, rõ ràng sẽ tạo ra động lực tăng năng suất lao động, từ đó lợi nhuận của ngân hàng được tăng lên. Khi có lợi nhuận cao nguồn phúc lợi trong ngân hàng dành cho người lao động nhiều hơn, nó là phần bổ sung cho tiền lương làm tăng thu nhập và lợi ích cho họ và gia đình họ tạo ra động lực lao động tăng khả năng gắn kết làm việc và tăng hiệu quả công việc của cá nhân và hiệu quả hoạt động của các NHTM.
5.2.2 Khuyến nghị Chính phủ và NHNN: 5.2.2.1 Khuyến nghị Chính phủ: 5.2.2.1 Khuyến nghị Chính phủ:
Hồn thiện hệ thống pháp lý để các ngân hàng có thể hoạt động một cách an tồn và hiệu quả. Cụ thể là triển khai đầy đủ và đồng bộ các văn bản pháp luật với những hướng dẫn cần thiết và chi tiết cho việc thực hiện tốt luật NHNN và luật TCTD. Đồng thời cần phải quán triệt chủ trương và chỉ đạo mạnh mẽ NHNN trong việc phối hợp thực hiện kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý.
Chính phủ cần quản lý hệ thống ngân hàng một cách hợp lý thông qua việc triển khai Đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Chính phủ cần có những biện pháp khuyến khích các ngân hàng yếu kém sáp nhập vào ngân hàng có khả năng tài chính mạnh và quản trị tốt để tăng hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng.
Với quá trình hội nhập kinh tế thế giới và Cộng Đồng kinh tế ASEAN (AEC) cho phép tự do hóa lưu chuyển lao động, vốn và hàng hóa, phát triển thị trường giúp thu hút vốn đầu tư nước ngồi nhanh chóng. Trên cơ sở đó Chính phủ cần hỗ trợ hơn cho các NHTM Để có cơ hội mở rộng quy mơ hoạt động, đa dạng hóa dịch vụ và tăng hiệu quả kinh doanh.
Cần phải theo dõi và điều chỉnh kịp thời những khuất mắc nếu có khi Bộ tài chính ban hành các văn bản pháp quy, thơng tư về thuế nhằm hồn thiện việc khai báo thuế.
5.2.2.2 Khuyến nghị NHNN:
NHNN cần thể hiện tốt hơn nữa vai trò ổn định kinh tế vĩ mơ và đảm bảo an tồn hoạt động ngân hàng, cụ thể phải khắc phục các khuyết điểm sau:
- Các cơng cụ của chính sách tiền tệ cịn lạc hậu, mang nặng tính hành chính, dễ thay đổi ngoài dự kiến của các đối tượng điều chỉnh gây khó khăn cho khơng chỉ hoạt động của các TCTD mà cả hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Đây cũng là một trong những cản trở lớn cho việc xây dựng một chiến lược kinh doanh ổn định và vững chắc của các NHTM.
- Hoạt động Thanh tra của NHNN cịn hạn chế, thiếu tính độc lập nên ảnh hưởng đến việc cảnh báo sớm, phát hiện và xử lý khách quan các vụ vi phạm. Mơ hình tổ chức Thanh tra của NHNN vẫn đang tiếp tục và trong q trình được hồn thiện.
- Thiếu các phân tích, đánh giá về tài chính và dự báo xu hướng phát triển của các NHTM để kịp thời điều chỉnh các quy định và biện pháp giám sát.
- Hệ thống thống kê, kế tốn, kiểm tốn và thơng tin tài chính tồn ngành cịn yếu kém và chưa phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Đây là công cụ quản lý, chỉ đạo rất quan