Thu hồi và xử lý tài sản cho thuê tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ trong hoạt động cho thuê tài chính tại việt nam (Trang 32 - 36)

7. Bố cục của luận văn

1.1. Cơ sở lý luận về cho thuê tài chính và nợ phát sinh trong

1.1.3.2. Thu hồi và xử lý tài sản cho thuê tài chính

Thu hồi và xử lý tài sản cho thuê tài chính là một trong những quyền cơ bản của bên cho thuê tài chính trong trường hợp bên thuê tài chính sử dụng, khai thác tài sản cho thuê trái với quy định của hợp đồng cho thuê tài chính theo quy định tại Nghị định 39/2014/NĐ-CP ngày 07/05/2014 về hoạt động của cơng ty tài chính và cơng ty cho thuê tài chính. Điều 17 Nghị định 39/2014/NĐ-CP quy định về các quyền cơ bản mà bên cho th tài chính có được, bao gồm: Quyền sở hữu tài sản cho thuê trong suốt thời hạn cho thuê và không bị ảnh hưởng trong trường hợp bên thuê phá sản, giải thể hoặc có tranh chấp, khởi kiện trước Tòa án liên quan đến một bên thứ ba khác. Tài sản cho thuê không được coi là tài sản của bên thuê khi xử lý tài sản để trả nợ cho các chủ nợ khác (Khoản 1); quyền kiểm tra việc quản lý và sử dụng tài sản cho thuê (Khoản 5); quyền thu hồi tài sản cho thuê khi bên thuê sử dụng, khai thác tài sản cho thuê trái với quy định của hợp đồng cho thuê tài chính; yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để bảo đảm bên cho thuê thực hiện các quyền của chủ sở hữu đối với tài sản cho thuê (Khoản 9); và quyền thu hồi đối với tài sản cho thuê bị hỏng không thể phục hồi, sửa chữa, u cầu bên th thanh tốn tiền th cịn lại và các chi phí phát sinh đối với việc thu hồi tài sản cho thuê (Khoản 10).

Việc pháp luật trao cho bên cho thuê tài chính các quyền liên quan đến tài sản thuê tài chính trước tiên nhằm bảo vệ bên cho thuê tài chính, bởi lẽ tài sản thuê tài chính vốn thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên cho thuê tài chính, và bên cho th tài chính có tồn quyền định đoạt tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của mình, miễn khơng vi phạm điều cấm của pháp luật. Việc chuyển giao tài sản th tài chính cho bên th sử dụng khơng bao gồm chuyển giao toàn bộ quyền sở hữu đối với tài sản thuê tài chính, do vậy bên thuê tài chính

mặc nhiên được thu hồi và xử lý tài sản thuê tài chính để thu hồi nợ xấu từ khách hàng.

Bên cạnh đó, từ quyền được kiểm tra việc sử dụng tài sản thuê tài chính, cơng ty cho thuê tài chính có quyền thu hồi và xử lý tài sản thuê tài chính để thu hồi nợ của bên cho th tài chính có vẻ khả thi hơn so với việc bán nợ xấu cho VAMC hay DATC vì cho phép bên cho th có thể chủ động trong việc ra quyết định và chủ động thực hiện quyền lợi hợp pháp của mình. Thơng qua các quyền luật định, cơng ty cho th tài chính có thể tự chủ động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước khi nhờ đến sự trợ giúp của một bên thứ ba.

Tuy nhiên, thực tế việc thu hồi và xử lý tài sản th tài chính khơng hề đơn giản, ngay cả trong lý luận và thực tiễn thực hiện.

- Thứ nhất, việc thu hồi tài sản th tài chính khơng phải do chủ sở hữu hợp pháp, tức cơng ty cho th tài chính tự mình định đoạt mà phải theo một quy trình do luật định, cụ thể là Nghị định 39/2014/NĐ-CP. Theo đó, bên cho thuê có quyền thu hồi tài sản cho thuê tài chính khi đáp ứng các quy định tại Khoản 1 Điều 22 như sau: (i) Bên cho thuê có văn bản gửi bên thuê, Ủy ban nhân dân và cơ quan công an nơi bên thuê đặt trụ sở chính, đặt tài sản cho thuê, thông báo về việc thu hồi tài sản cho thuê và yêu cầu các cơ quan này trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để giữ gìn an ninh, trật tự trong quá trình thu hồi tài sản cho thuê, bảo đảm bên cho thuê thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản cho thuê; tiến hành thu hồi ngay lập tức tài sản cho thuê (trừ trường hợp tài sản cho thuê là đối tượng hoặc vật chứng của vụ án hình sự được xử lý theo quy định của pháp luật hình sự); được cho vay bắt buộc đối với bên thuê để xử lý các chi phí nhằm thu hồi tài sản cho thuê khi bên thuê vi phạm hợp đồng cho thuê tài chính và khơng tự nguyện bàn giao tài sản; (ii) Bên thuê phải dừng ngay việc sử dụng và trao trả tài sản cho thuê cho bên cho thuê theo u cầu của bên cho th, khơng được có bất kỳ một hành vi cản trở nào đối

với việc thu hồi tài sản cho thuê hoặc tiếp tục chiếm giữ, sử dụng tài sản cho th; thanh tốn tồn bộ số tiền th cịn lại theo quy định của hợp đồng cho thuê tài chính và các chi phí phát sinh đến việc thu hồi tài sản cho thuê; phải nhận nợ bắt buộc đối với số tiền bên cho thuê cho vay bắt buộc để xử lý các chi phí nhằm thu hồi tài sản cho thuê khi bên thuê vi phạm hợp đồng cho thuê tài chính và khơng tự nguyện bàn giao tài sản.

Tất nhiên, trong thực tế việc liên hệ và phối hợp với các cơ quan chính quyền địa phương như Ủy ban nhân dân và cơ quan công an tại địa phương nơi bên thuê đặt trụ sở chính, đặt tài sản cho th lại khơng hề sn sẻ, thậm chí đơi khi cịn là ngun nhân kéo dài thời gian thu hồi tài sản của bên cho thuê. Một phần trong trường hợp bên thuê tài chính cố tình trốn tránh, thay đổi địa chỉ hoạt động và di dời, tẩu tán tài sản cho thuê tài chính sẽ khiến cho việc xác định địa chỉ trụ sở chính và liên hệ, phối hợp với cơ quan chính quyền địa phương nơi bên thuê tài chính đặt trụ sở hoạt động chính và đặt tài sản cho thuê tài chính sẽ bị gián đoạn, lúc này việc thu hồi tài sản cho thuê tài chính cũng ít nhiều bị gián đoạn. Thời gian thu hồi tài sản càng kéo dài càng khiến cho việc thu hồi nợ xấu của bên cho thuê tài chính gặp nhiều bất lợi, bởi lẽ tài sản th tài chính, đa phần máy móc thiết bị hoặc phương tiện vận tải với thời gian khấu hao nhanh và ngày càng giảm giá trị.

- Thứ hai, thực chất hoạt động cho thuê tài chính của cơng ty cho th tài chính vốn đã mang rủi ro cao hơn so với các hoạt động tín dụng khác. Cơng ty cho thuê tài chính mua tài sản thuê tài chính trên cơ sở cam kết với khách hàng. Do đó, quyền sở hữu của cơng ty cho thuê tài chính chỉ mang tính lý thuyết, trong khi đó việc sử dụng và định đoạt tài sản thuê tài chính thực chất nằm ở khách hàng. Trong quá trình hoạt động, từ cách thức vận hành, sử dụng tài sản cho đến những đặc điểm, cấu tạo cơ bản của tài sản đều do khách hàng, tức bên đi thuê thực hiện, do vậy việc tẩu tán tài sản không phải là không thể xảy ra, thậm chí xảy ra tràn lan và gây thất thốt nặng nề cho cả một hệ thống các cơng ty cho thuê tài chính trong những năm đầu hoạt động. Một thực tiễn

phải thừa nhận rằng, các cơng ty cho th tài chính vốn ít quan tâm đến vấn đề kiểm tra và giám sát việc hoạt động sử dụng và vận hành tài sản cho thuê tài chính của bên thuê tài chính. Tâm lý ỷ lại này xuất phát từ các quy định của pháp luật về quyền sở hữu tài sản cho thuê tài chính hợp pháp của công ty cho thuê tài chính, tuy nhiên, một hệ quả mà các công ty cho thuê tài chính đã khơng lường được chính là dù là chủ sở hữu hợp pháp của tài sản cho thuê tài chính, việc chiếm hữu và sử dụng thực tế vẫn thuộc về bên th tài chính. Chính vì vậy, trong trường hợp bên th tài chính cố tình vi phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của bên cho thuê tài chính như làm hư hỏng, bán tài sản cho th tài chính thì bên cho th tài chính cũng khơng thể kiểm sốt và phát hiện ngay được, và thiệt hại và tổn thất mà công ty cho thuê tài chính phải gánh chịu là hậu quả không thể tránh khỏi.

- Thứ ba, tuy không phổ biến nhưng vẫn có trường hợp tài sản th tài chính đang là vật chứng của một vụ án hình sự khác. Theo quy định tại Điều 89 Bộ luật tố tụng Hình sự năm 2015 thì: “Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án”. Năm 2004, công ty cho thuê tài chính X sau khi ký hợp đồng cho thuê tài chính với một khách hàng doanh nghiệp Y, tài sản th tài chính là xe ơ tơ. Sau đó, khách hàng Y dùng chính xe ơ tơ là tài sản th tài chính để thế chấp cho một khoản vay vốn khác tại một ngân hàng thương mại N. Năm 2006, khách hàng Y vi phạm nghĩa vụ thanh tốn của mình, ngân hàng N đã tiến hành phát mãi tài sản thế chấp lúc này vẫn đang là tài sản thuê tài chính, và cũng đang thuộc quyền sở hữu hợp pháp của cơng ty cho th tài chính X. Vấn đề ở đây là những chiếc xe ô tô được khách hàng Y mang đi thế chấp đều mang biển số giả và giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô mà khách hàng đã thế chấp cho ngân hàng cũng được cơ quan cảnh sát điều tra TP.HCM xác nhận là giả, chính vì vậy, ngân hàng N chỉ còn cách khởi kiện khách hàng Y ra Tồ án nhân dân TP.HCM. Khi đó, khách

hàng doanh nghiệp Y đã ngưng hoạt động, người đại diện theo pháp luật cũng đã bỏ trốn và tài sản th tài chính là những chiếc xe ơ tơ cũng khơng thể tìm thấy được. Cơ quan cảnh sát điều tra TP.HCM và công an cảnh sát giao thông TP.HCM cũng đã trải qua nhiều cuộc điều tra, xác minh dấu hiệu của tội phạm cũng như phát lệnh truy nã người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp Y; đồng thời, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp Y cũng đã bị khởi tố vụ án hình sự do có dấu hiệu của tội lừa đảo. Do vậy, dù cho cơng ty cho th tài chính X có khởi kiện khách hàng theo thủ tục tố tụng dân sự thì trong trường hợp này, cơng ty cho th tài chính vẫn sẽ phải chờ các kết quả điều tra, xác minh về nguồn gốc của những chiếc xe ô tơ là tài sản th tài chính từ các cơ quan điều tra. Trải qua một khoảng thời gian dài từ năm 2006 đến 2018, vụ án hình sự vẫn chưa có kết quả do cơ quan điều tra vẫn chưa tìm ra tung tích của người bị truy nã, đồng thời cũng chưa tìm được những chiếc xe ô tô bị tẩu tán cũng như chưa xác định được tính xác thực của những giấy chứng nhận xe ô tô giả mà công ty cho th tài chính đứng tên sở hữu. Chính vì vậy, dù đã hơn 10 năm kể từ ngày cơng ty cho th tài chính X khởi kiện, vụ án đã được chuyển giao qua nhiều Thẩm phán và điều tra viên khác nhau mà vẫn bị đình chỉ do tài sản th tài chính là vật chứng của một vụ án hình sự khác. Đến lúc này, cơng ty cho th tài chính X khơng thể thu hồi tài sản thuê tài chính theo quy định tại Nghị định 39/2014/NĐ-CP được nữa, lại càng không thể thông qua con đường khởi kiện tại Tòa án do phải chờ kết quả xử lý vụ án hình sự. Khoản 1a Điều 22 Nghị định 39/2014/NĐ-CP cũng đã loại trừ quyền được thu hồi tài sản cho thuê tài chính trong trường hợp tài sản cho thuê là đối tượng hoặc vật chứng của vụ án hình sự được xử lý theo quy định của pháp luật hình sự.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ trong hoạt động cho thuê tài chính tại việt nam (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)