Trong công tác thi hành án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ trong hoạt động cho thuê tài chính tại việt nam (Trang 56 - 62)

7. Bố cục của luận văn

2.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm để

2.1.3.2. Trong công tác thi hành án

Theo báo cáo tại Hội nghị Tổng kết công tác thi hành án 06 tháng đầu năm 2018 được tổ chức vào ngày 20/04/2018, trong quá trình thi hành án, vẫn cịn một số khó khăn vướng mắc liên quan đến tài sản trong những vụ án tham nhũng, kinh tế lớn. Việc thực hiện Nghị quyết số 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đã bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc qua gần 1 năm thực hiện. Nhiều tài sản kê biên, bán đấu giá nhiều lần vẫn

không bán được dẫn đến thời gian thi hành án kéo dài, hơn nữa, giá trị tài sản thế chấp theo định giá tại thời điểm cấp tín dụng thường cao hơn so với giá trị theo định giá tại thời điểm thi hành án dẫn đến số tiền thu hồi từ việc xử lý tài sản thế chấp không đảm bảo thực hiện nghĩa vụ. Hơn nữa, một số trường hợp đương sự khơng tình nguyện hợp tác, thậm chí có hành vi cản trở chống đối quyết liệt công tác thi hành án tài sản thế chấp, đặc biệt là trong quá trình cưỡng chế giao tài sản trúng đấu giá. Bên cạnh đó, thực tế tồn tại trường hợp tài sản bảo đảm bị kê biên là tài sản duy nhất của bên bảo đảm (như nhà ở) hoặc tài sản không được phép chuyển nhượng theo quy định của pháp luật như cơng trình gắn liền với đất tín ngưỡng gồm cơng trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ khiến cũng cho việc thi hành án dân sự không được thực hiện một cách thuận lợi.

Có thể nhận thấy rằng kết quả thi hành án dân sự liên quan đến tín dụng ngân hàng vẫn cịn rất thấp và chưa được đảm bảo hiệu quả thực hiện, tiêu biểu như hoạt động thi hành án của các cơ quan thi hành án dân thuộc Cục Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội, việc xử lý tài sản thế chấp, bảo đảm gặp khó khăn trong khi tồn thành phố có 242 việc với hơn 1.959 tỷ đồng bán đấu giá không thành và 173 việc với hơn 221 tỷ đồng bán đấu giá thành, nhưng chưa giao được tài sản cho người mua trúng đấu giá25.

Lý giải nguyên nhân chất lượng thi hành án tài sản bảo đảm còn thấp và chưa được đảm bảo gồm:

- Thứ nhất, các quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động tín dụng, ngân hàng chưa được liên kết chặt chẽ và đồng bộ với nhau, nhất là trong trường hợp tổ chức tín dụng nhận tài sản bảo đảm ở nhiều địa phương khác nhau. Pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm thì việc nhận tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng nói chung và cơng ty cho th tài chính nói riêng khơng bị giới hạn bởi địa điểm nơi có tài sản

25

Xem thêm tại <http://kinhtedothi.vn/van-kho-xu-ly-tai-san-the-chap-khi-thi-hanh-an-320645.html>. [Ngày truy cập: 19 tháng 07 năm 2018]

bảo đảm. Tuy nhiên, pháp luật về thi hành án dân sự chỉ cho phép các cơ quan thi hành án dân sự thực hiện việc xác minh, kê biên và xử lý tài sản của người phải thi hành án trong một phạm vi địa giới hành chính nhất định. Luật thi hành án dân sự Trong trường hợp xử lý tài sản để thi hành án ở một địa phương khác, cơ quan thi hành án dân sự phải thực hiện uỷ thác thi hành án cho cơ quan thi hành án dân sự nơi người phải thi hành án có tài sản, cư trú, làm việc hoặc có trụ sở để xác minh điều kiện thi hành án theo quy định tại Khoản 3 Điều 44 Luật thi hành án dân sự hiện hành.

Liên quan đến công tác thi hành án dân sự, Điều 57 Luật thi hành án dân sự hiện hành quy định về vấn đề Thực hiện ủy thác thi hành án.

Căn cứ những quy định trên, việc ra quyết định uỷ thác thi hành án, kể cả thu hồi quyết định uỷ thác thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự cũng đã mất một khoảng thời gian nhất định, chưa xem xét đến quyết định uỷ thác thi hành án đó đã đúng quy định của pháp luật về thi hành án sự chưa hay có bất cứ sự nhầm lẫn, sai sót gì về thẩm quyền của cơ quan nhận uỷ thác thi hành án hay nội dung thi hành hay khơng. Chính vì vậy, cơng tác uỷ thác thi hành án dân sự tới thời điểm hiện tại vẫn còn gặp nhiều bất cập như việc định giá tài sản bảo đảm ở các địa phương khác nhau sẽ tuỳ thuộc vào chủ trương, chính sách kinh tế, thị trường của từng địa phương, do vậy mức giá trị của các tài sản bảo đảm sẽ khác nhau, có thể cao hoặc thấp hơn so với khoảng tiền gốc và lãi mà cơng ty cho th tài chính mong muốn thu hồi. Hơn nữa, việc thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự còn phải căn cứ trên nội dung của bản án, quyết định của Toà án xét xử vụ việc đó, chưa kể đến trường hợp Tồ án nơi xét xử ở một địa phương khác với địa phương nơi có tài sản bảo đảm. Chính các nguyên nhân này đã khiến cho việc kê biên và xử lý tài sản bảo đảm bị kéo dài, thậm chí khơng khả thi khi tài sản bảo đảm bị tẩu tán mất.

- Thứ hai, khi giao kết giao dịch bảo đảm, tổ chức tín dụng đã khơng nghiên cứu thực tiễn xử lý tài sản bảo đảm để có những phương án dự phịng rủi ro. Tuy pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm đã ngày càng hồn thiện

hơn thì vẫn tồn tại một vài khoảng trống pháp lý, ví dụ như các quy định về đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai hoặc đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh trong hợp đồng mua bán, v.v. khiến cho việc đăng ký giao dịch bảo đảm dễ dàng hơn, tâm lý ỷ lại của tổ chức tín dụng khi đã nắm chắc tài sản bảo đảm trong tay mà không suy xét đến những rủi ro về sau khi xử lý tài sản bảo đảm.

Đối với việc thế chấp tài sản hình thành trong tương lai nói chung và thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai đã được pháp luật ghi nhận và ngày càng phổ biến trong các hợp đồng tín dụng, ngân hàng hiện nay. Khoản 3 Điều 295 BLDS 2015 ghi nhận “Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai”, theo đó tại Khoản 2 Điều 108 BLDS 2015 quy định tài sản hình thành trong tương lai bao gồm: (i) Tài sản chưa hình thành; hoặc (ii) Tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch. Tương tự như vậy, đối với việc thế chấp quyền tài sản, Thông tư 08/2018/TT-BTP ngày 20/06/2018 đã ghi nhận quyền tài sản, bao gồm quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng; quyền đòi nợ; quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên; quyền được bồi thường thiệt hại phát sinh từ hợp đồng; phát sinh từ hợp đồng thuê đóng tàu biển; quyền bồi thường thiệt hại phát sinh từ hợp đồng mua bán tàu bay, tàu biển; quyền thụ hưởng bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm đối với tàu bay, tàu biển và quyền tài sản là quyền đòi nợ, quyền yêu cầu thanh toán, quyền được bồi thường thiệt hại, quyền thụ hưởng bảo hiểm phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở, hợp đồng góp vốn xây dựng nhà ở, hợp đồng hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh nhà ở, hợp đồng cho thuê, hợp đồng cho thuê mua nhà ở (bao gồm cả nhà ở xã hội) giữa tổ chức với cá nhân hoặc giữa tổ chức, cá nhân với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trong dự án xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở; các quyền tài sản là quyền đòi nợ, quyền yêu cầu thanh toán, quyền được bồi thường thiệt hại, quyền thụ hưởng bảo hiểm phát sinh từ hợp đồng

mua bán, hợp đồng góp vốn, hợp đồng hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, hợp đồng cho thuê, hợp đồng cho thuê mua cơng trình xây dựng giữa tổ chức với cá nhân hoặc giữa tổ chức, cá nhân với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trong dự án xây dựng cơng trình theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản là một loại tài sản bảo đảm26. Chính vì vậy, việc một bên có nhu cầu dùng tài sản hình thành trong tương lai của mình (có thể là động sản hoặc bất động sản) hoặc dùng quyền tài sản để đảm bảo thực hiện cho nghĩa vụ thanh tốn của mình cho cơng ty cho th tài chính khơng bị ngăn cấm, chỉ cần đáp ứng đầy đủ các quy trình và thủ tục về giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm theo các quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, mặc dù đã được quy định chặt chẽ và các điều kiện để đăng ký giao dịch bảo đảm, việc thi hành án đối với các loại tài sản cịn nhiều khó khăn, vướng mắc vì pháp luật về thi hành án vẫn còn thiếu các quy định cần thiết liên quan đến việc xử lý tài sản hình thành trong tương lai hoặc xử lý quyền tài sản cũng như các quy định về trình tự, thủ tục và điều kiện cụ thể để tổ chức thi hành án đối với các loại tài sản này. Đối với tài sản hình thành trong tương lai, đặc biệt là bất động sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai, tại thời điểm thế chấp, tài sản chưa được hình thành. Tuy nhiên, tại thời điểm thi hành án, tài sản vẫn chưa được hình thành để có thể xử lý hoặc đã được hình thảnh nhưng khơng cịn giữ ngun những đặc điểm, tính chất của tài sản đã được thế chấp trước đó, điều này gây khó khăn cho các cơ quan thi hành án dân sự trong việc xác minh tài sản cũng như kéo dài thời gian thi hành án và hạn chế chất lượng thu hồi nợ của cơng ty cho th tài chính. Đối với quyền tài sản mà phổ biến nhất hiện nay vẫn là thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở đã tồn tại rất nhiều vấn đề pháp lý còn bỏ ngỏ, đơn cử là về vấn đề đăng ký hợp đồng thế chấp quyền tài sản và xử lý quyền tài sản. Thông tư 08/2018/TT-BTP lại quy định việc đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tài sản bảo đảm là các quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng

mua bán nhà ở phải được đăng ký tại Trung tâm Đăng ký nhưng lại không quy định Trung tâm đăng ký phải có trách nhiệm phải kiểm tra điều kiện thế chấp quyền tài sản cũng như tính pháp lý của hợp đồng thế chấp. Hơn nữa, mặc dù Nghị định 102/2017/NĐ-CP khơng có bất kỳ một quy định về việc đăng ký thế chấp quyền tài sản, tuy nhiên Nghị định lại có quy định về chuyển tiếp thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở, lúc này việc đăng ký chuyển tiếp lại được không được thực hiện ở Trung tâm Đăng ký mà lại thực hiện tại Văn phòng đăng ký đất đai. Bên cạnh đó, khi vẫn cịn thiếu các quy định cần thiết liên quan đến công tác thi hành án dân sự thì việc xử lý tài sản bảo đảm là quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở vẫn không được bảo đảm trong trường hợp các bên trong giao dịch bảo đảm đã đăng ký quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở và chưa thực hiện chuyển tiếp đăng ký thế chấp khi nhà ở đã được hình thành, chưa kể đến trường hợp trong bản án, quyết định của Tồ án khơng thể hiện nội dung về xử lý quyền tài sản và gây lúng túng cho cơ quan thi hành án trong việc xác định và xử lý tài sản bảo đảm là quyền tài sản.

- Thứ ba, việc bán đấu giá tài sản đã kê biên còn bị hạn chế do tâm lý ngại mua tài sản bị kê biên thi hành án của thị trường, hơn nữa, một tài sản sau khi trải qua một thời gian dài từ lúc được đưa vào sử dụng đến khi bị kê biên, bán đấu giá thì giá trị tài sản đã bị hao mịn và sụt giảm giá trị thị trường. Thời gian kê biên càng kéo dài thì giá trị thị trường càng bị sụt giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên, quy trình bán đấu giá khơng phải lúc nào cũng diễn ra một cách thuận lợi và nhanh chóng, có rất nhiều trường hợp các bên tham gia đấu giá không thoả thuận được mức giá mua và bán cũng như phương thức mua bán tài sản cũng là điều hiển nhiên, thậm chí mặc dù đã phải qua nhiều lần bán đấu giá vẫn khơng thành cơng, đó là chưa kể đến trường hợp có sự can thiệp, cản trở của bên phải thi hành án. Điều này không chỉ gây lãng phí thời gian và chi phí của việc thi hành án mà cịn khiến tài sản bán đấu giá ngày càng sụt giảm cả về giá trị sử dụng và giá trị thị trường.

- Thứ tư, một số bản án, quyết định của Tòa án chưa rõ ràng dẫn đến việc thi hành án khó khăn. Trong một vài bản án, quyết định của Tồ án khơng thể hiện nội dung về quyền xử lý tài sản bảo đảm của công ty cho thuê tài chính như hết thời hạn mà người phải thi hành án khơng thi hành việc thanh tốn nợ, hoặc quyền yêu cầu cơ quan thi hành án kê biên, phát mãi tài sản bảo đảm khi công ty cho th tài chính khơng thể có khả năng tự thực hiện việc xử lý tài sản bảo đảm hoặc theo quy định của pháp luật.

- Thứ năm, công tác phối hợp giữa công ty cho thuê tài chính và cơ quan thi hành án dân sự còn hạn chế, đặc biệt là công tác thông tin về thực trạng tài sản bảo đảm và cơ chế xử lý tài sản bảo đảm bị kê biên. Cơ quan thi hành án dân sự chưa chủ động và thực sự quyết liệt trong việc tiến hành kê biên, xử lý tài sản bảo đảm là một trong những nguyên nhân dẫn đến kết quả chưa được cao, trong khi đó các cơng ty cho th tài chính chỉ trơng chờ vào kết quả thi hành án mà khơng chủ động tìm kiếm phương án xử lý tài sản bảo đảm khác27.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ trong hoạt động cho thuê tài chính tại việt nam (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)