Thủ tục, quy trình xử lý tài sản bảo đảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ trong hoạt động cho thuê tài chính tại việt nam (Trang 42 - 44)

7. Bố cục của luận văn

1.2. Các quy định của pháp luật về thu hồi nợ bằng xử lý tà

1.2.2. Thủ tục, quy trình xử lý tài sản bảo đảm

Việc xử lý tài sản bảo đảm ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến bên bảo đảm cũng như các bên cùng nhận bảo đảm khác nếu tài sản bảo đảm đó được dùng để đảm bảo thực hiện nhiều nghĩa vụ khác nhau cho nhiều bên nhận bảo đảm khác nhau. Chính vì vậy, việc xử lý tài sản bảo đảm phải tuân theo một thủ tục và quy trình theo luật định. Theo pháp luật dân sự, trước khi tiến hảnh xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm phải thông báo bằng văn bản trong một thời hạn hợp lý về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác. Trong trường hợp tài sản bảo đảm có nguy cơ bị hư hỏng dẫn đến bị giảm sút giá trị hoặc mất tồn bộ giá trị thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý ngay, đồng thời phải thơng báo cho bên bảo đảm và các bên nhận bảo đảm khác về việc xử lý tài sản đó. Thơng báo về việc xử lý tài sản bảo đảm không phải là lựa chọn mà là bắt buộc, trong trường hợp bên nhận bảo đảm không thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm theo luật định mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên bảo đảm, các bên cùng nhận bảo đảm khác (Điều 300 BLDS 2015).

Theo đó, người đang giữ tài sản bảo đảm có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm cho bên nhận bảo đảm để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 299 BLDS 2015, tức là khi xảy ra các trường hợp sau: (i) Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ khơng thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ; (ii) Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật; và (iii) Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định. Trường hợp người đang giữ tài sản khơng giao tài sản thì bên nhận bảo đảm có quyền u cầu Tịa án giải quyết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác (Điều 301 BLDS 2015).

Liên quan đến quyền thu giữ tài sản bảo đảm của bên nhận bảo đảm, Nghị quyết 42 cho phép bên nhận bảo đảm, cụ thể là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu, trong trường hợp bên bảo đảm, bên giữ tài sản không giao tài sản bảo đảm để xử lý thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được thu giữ tài sản bảo đảm. Theo đó, chính quyền địa phương các cấp và cơ quan Công an nơi tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện việc bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong quá trình thu giữ tài sản bảo đảm theo đề nghị của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu. Trường hợp bên bảo đảm khơng hợp tác hoặc khơng có mặt theo thơng báo của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu, đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm tham gia chứng kiến và ký biên bản thu giữ tài sản bảo đảm.

Trong thực tiễn giao dịch bảo đảm, cầm cố và thế chấp tài sản vẫn phổ biến hơn cả. Đối với hai loại giao dịch bảo đảm này, pháp luật cho phép các bên, tức là bên có tài sản bảo đảm và tổ chức tín dụng được quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp gồm: (i) Bán đấu giá tài sản; (ii) Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản; (iii) Bên nhận bảo đảm nhận

chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm; hoặc (iv) Phương thức khác mà trong trường hợp các bên khơng có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo các quy định trên thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác (Điều 303 BLDS 2015).

Tương ứng với từng phương thức xử lý tài sản khác nhau, pháp luật quy định từng thủ tục xử lý tài sản bảo đảm theo các Điều 304, 305 và 306 BLDS 2015.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ trong hoạt động cho thuê tài chính tại việt nam (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)