Về thủ tục xử lý tài sản bảo đảm áp dụng tại các công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ trong hoạt động cho thuê tài chính tại việt nam (Trang 49 - 54)

7. Bố cục của luận văn

2.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm để

2.1.2. Về thủ tục xử lý tài sản bảo đảm áp dụng tại các công ty

khác thì khả năng khách hàng vi phạm nghĩa vụ thanh toán đối với ngân hàng hoặc cơng ty tài chính sẽ cao hơn so với cơng ty cho th tài chính. Điều này dẫn đến một hệ quả, trong trường hợp khách hàng vi phạm nghĩa vụ thanh toán tiền vay cho ngân hàng hoặc cơng ty tài chính thì ngân hàng hoặc cơng ty tài chính có quyền xử lý tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, nếu trước đó trong hợp đồng giao dịch bảo đảm, khách hàng thế chấp quyền sử dụng đất cho ngân hàng hoặc công ty tài chính, và thế chấp nhà xưởng cho cơng ty cho thuê tài chính. Vậy trong trường hợp này, dù khách hàng chưa vi phạm nghĩa vụ thanh toán tiền th cho cơng ty cho th tài chính thì chắc chắn cơng ty cho th tài chính vẫn sẽ xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ trước khi khoản nợ này đến hạn thanh toán nhằm tránh những hệ luỵ về sau liên quan đến xử lý bất động sản.

2.1.2. Về thủ tục xử lý tài sản bảo đảm áp dụng tại các công ty cho thuê tài chính tài chính

Theo cáo báo của Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia, trong 04 tháng đầu năm 2018, việc phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ chỉ chiếm 1,9% trong tổng số khoảng 20 nghìn tỷ đồng nợ xấu tại hệ thống các tổ chức tín

dụng23. Điều đó cho thấy, mặc dù các khoản nợ trong các tổ chức tín dụng nói

chung và trong cơng ty cho th tài chính hầu như hồn tồn được bảo đảm bằng tài sản cầm cố, thế chấp, việc xử lý tài sản bảo đảm như bán, phát mãi tài sản bảo đảm để thu hồi nợ vẫn chưa thực sự được thực hiện một cách hiệu quả.

- Thứ nhất, thủ tục xử lý tài sản bảo đảm áp dụng tại các cơng ty cho th tài chính phải theo đúng quy định của pháp luật. Trên cơ sở đó, trước khi tiến hành xử lý tài sản bảo đảm, công ty cho thuê tài chính – lúc này là bên nhận bảo đảm phải tiến hành thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên

23

Theo Báo cáo tình hình kinh tế - tài chính tháng 5/2018 (Tài liệu phục vụ phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 05/2018) của Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia

có tài sản bảo đảm biết, đồng thời bên có tài sản bảo đảm phải giao tài sản bảo cho bên nhận bảo đảm để xử lý tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, trong thực tế, quy trình, thủ tục xử lý tài sản bảo đảm tại các công ty cho th tài chính vẫn cịn gặp khá nhiều vướng mắc.

Cụ thể, Khoản 1 Điều 300 BLDS 2015 quy định “...trước khi xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm phải thông báo bằng văn bản trong một thời hạn hợp lý về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác”. Quy định về nghĩa vụ thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm có ý nghĩa tạo tiền đề để bên bảo đảm và các bên nhận bảo đảm khác có một thời gian để chuẩn bị các bước tiếp theo trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, quy định việc thông báo phải được thực hiện trong một thời hạn hợp lý khiến việc xử lý tài sản bảo đảm của các cơng ty cho th tài chính gặp nhiều khó khăn, bởi vì, ngồi quy định như tại khoản 1 trên, khơng có bất cứ một điều khoản nào quy định cụ thể về thời hạn hợp lý là bao nhiêu lâu? Khoản thời hạn này được tính theo ngày hay theo tháng? Chính điều này dẫn đến việc hiểu khác nhau giữa cơng ty cho th tài chính với bên có tài sản bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác.

Xử lý tài sản bảo đảm luôn là biện pháp cuối cùng mà các công ty cho thuê tài chính áp dụng trong cơng cuộc thu hồi nợ, khi mà không thể áp dụng các biện pháp khác như bán nợ xấu hay đã áp dụng biện pháp thu hồi và xử lý tài sản thuê tài chính mà vẫn khơng đủ để thu hồi nợ, do đó, các cơng ty cho thuê tài chính ln mong muốn quy trình và thủ tục xử lý tài sản bảo đảm được nhanh gọn và triệt để trong khi bên có tài sản bảo đảm lại muốn giữ lại tài sản bảo đảm để tiếp tục hoạt động.

Điều 300 BLDS 2015 còn quy định “Đối với tài sản bảo đảm có nguy cơ bị hư hỏng dẫn đến bị giảm sút giá trị hoặc mất tồn bộ giá trị thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý ngay, đồng thời phải thơng báo cho bên bảo đảm và các bên nhận bảo đảm khác về việc xử lý tài sản đó” và “Trường hợp bên nhận bảo đảm không thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại

khoản 1 Điều này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên bảo đảm, các bên cùng nhận bảo đảm khác”.

Trong thực tế khi một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, bên bảo đảm hầu như sẽ tìm cách che dấu thông tin cũng như không thông báo cho các bên cùng nhận bảo đảm biết về việc tài sản bảo đảm đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Do đó, công ty cho th tài chính khơng biết và khơng thể biết về việc tài sản bảo đảm được bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ khác nhau cho các bên nhận bảo đảm khác nhau nên đã không thông báo việc xử lý tài sản bảo đảm cho các bên cùng nhận bảo đảm khác thì quy trình xử lý tài sản bảo đảm không được xem là không tuân thủ quy định của pháp luật, hơn nữa lại còn phải bồi thường cho các bên cùng nhận bảo đảm khác. Điều này khiến các công ty cho thuê tài chính e dè hơn trong việc xử lý tài sản bảo đảm mặc dù khả năng thu hồi nợ bằng phương thức xử lý tài sản bảo đảm khá cao và có thể lên đến 90% dư nợ cho thuê tài chính.

- Thứ hai, việc giao tài sản bảo đảm để xử lý luôn là vấn đề nan giải nhất đối với các tổ chức tín dụng nói chung và các cơng ty cho th tài chính nói riêng. Việc BLDS 2015 quy định bên có tài sản bảo đảm có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm cho bên nhận bảo đảm để xử lý và Nghị quyết số 42 về thí điểm xử lý nợ xấu ....cũng quy định về quyền thu giữ tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi trong trường hợp bên bảo đảm không giao tài sản bảo đảm là để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của bên nhận bảo đảm, bởi lẽ một tài sản khi được xử lý phải thực tế hiện hữu và thuộc quyền quản lý của công ty cho thuê tài. Như đã phân tích ở trên, tài sản bảo đảm hầu như có giá trị lớn và chỉ được dùng để thế chấp vì có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của bên bảo đảm và vẫn thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên bảo đảm, một tài sản mặc dù đã được mang đi thế chấp, trong điều kiện bình thường vẫn do bên bảo đảm trực tiếp quản lý và sử dụng và chỉ được xử lý khi nghĩa vụ được bảo đảm đến hạn. Chính vì vậy, đến

lúc này, bên bảo đảm phải có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm cho cơng ty cho th tài chính để xử lý nhằm thu hồi nợ cũng như giải trừ nghĩa vụ thanh toán nợ của bên bảo đảm.

Quy định về việc giao tài sản bảo đảm để xử lý địi hỏi sự hợp tác, tinh thần thiện chí và trung thực của bên có tài sản bảo đảm. Tuy nhiên trong thực tế, rất hiếm khi các bên bảo đảm chịu hợp tác và sẵn sàng giao tài sản khi có u cầu hoặc thơng báo từ phía cơng ty cho th tài chính. Đối với tài sản bảo đảm là động sản như máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, việc thu giữ và xử lý tài sản bảo đảm tuy đơn giản và nhanh chóng nhưng khả năng thu hồi rất thấp do hành vi tẩu tán tài sản của bên bảo đảm. Việc này vẫn ln nằm ngồi sự kiểm soát và ngăn chặn của bên nhận bảo đảm, do vậy trong nhiều trường hợp, công ty cho thuê tài chính và các cơ quan chức năng có liên quan tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm thì tài sản bảo đảm đã khơng cịn. Cịn đối với tài sản bảo đảm là bất động sản như quyền sử dụng đất hay tài sản gắn liền với đất như nhà xưởng, cơng trình xây dựng, v.v và tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai, tuy việc tẩu tán tài sản khơng hề dễ dàng vì bị ràng buộc chặt chẽ hơn bởi các quy định của pháp luật về bất động sản, việc tiếp cận, kiểm tra và giám sát tài sản bảo đảm đã không hề dễ dàng do vướng phải hành vi cản trở và ngăn chặn việc tiếp cận tài sản bảo đảm từ phía bên bảo đảm. Thơng tư số 26/2015/TT-NHNN ngày 09/12/2015 hướng dẫn trình tự, thủ tục thế chấp và giải chấp tài sản là dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở hình thành trong tương lai quy định quyền và nghĩa vụ của bên nhận thế chấp tại Điều 5.

Theo đó, việc kiểm tra và giám sát tài sản bảo đảm vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ của bên nhận thế chấp; đồng thời, quy định trên cũng đã trao cho bên nhận thế chấp quyền được xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp bên bảo đảm vi phạm các nghĩa vụ đã thoả thuận. Tuy nhiên trên thực tế, việc tự xử lý tài sản bảo đảm của bên nhận thế chấp vẫn vướng phải nhiều thủ tục hành chính liên quan đến chuyển giao tài sản bảo đảm là bất động sản. Cụ thể, khi bên nhận thế chấp thực hiện việc chuyển nhượng tài sản bảo đảm là bất động

sản, các Văn phòng Đăng ký đất đai hầu như đều yêu cầu thủ tục giải chấp và đăng ký xoá thế chấp đối với bất động sản được chuyển nhượng. Trong khi đó, việc giải chấp và đăng ký xoá thế chấp tài sản bảo đảm là bất động sản cần phải có sự đồng ý của cả bên thế chấp và bên nhận thế chấp theo một trình tự luật định như phải có thỏa thuận về giải chấp tài sản thế chấp phải được lập thành văn bản và việc cơng chứng, quy trình, thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận về giải chấp tài sản thế chấp thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan. Các quy định này chính là nguyên nhân khiến cho việc tự xử lý tài sản bảo đảm của bên nhận thế chấp như cơng ty cho th tài chính trở nên bất khả thi trong trường hợp không nhận được sự hợp tác từ bên thế chấp.

- Thứ ba, mặc dù Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT- NHNN ngày 06/06/2014 của Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ngân hàng Nhà nước đã có những hướng dẫn cụ thể đối với một số vấn đề về xử lý tài sản bảo đảm như thu giữ, bán tài sản bảo đảm, nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm và thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản sau khi xử lý tài sản bảo đảm thì hoạt động xử lý tài sản bảo đảm trong thực tế vẫn còn rất nhiều vướng mắc, khó khăn, thậm chí khơng thể thi hành được. Cụ thể là đối với tài sản là bất động sản, đặc biệt là bất động sản nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất, dù cho cơng ty cho th tài chính có đầy đủ giấy tờ pháp lý thì quy trình xử lý tài sản bảo đảm vẫn còn nhiều khoảng trống pháp lý. Hoạt động cho thuê tài chính với mục đích chính là hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ với quy mơ vốn và hoạt động sản xuất cịn hạn chế, và hoạt động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật của các doanh nghiệp này hầu như đi kèm với sự hỗ trợ đầu tư từ phía Nhà nước, do đó, bất động sản của các doanh nghiệp này gần như nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế. Điều này dẫn đến khó khăn cho cơng ty cho thuê tài chính khi muốn xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất và/hoặc tài sản gắn liền với đất nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.

Đối với những dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm, doanh nghiệp chỉ được thế chấp tài sản gắn liền với đất để đảm bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ trong hoạt động cho thuê tài chính tại việt nam (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)