7. Bố cục của luận văn
2.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm để
2.1.3.1. Giải quyết tranh chấp tại Toà án
Thông thường, việc xử lý tài sản bảo đảm của các cơng ty cho th tài chính thơng qua biện pháp khởi kiện tại Toà án cũng chỉ là một phần nhỏ gắn liền với việc giải quyết nghĩa vụ thanh toán của bên đi thuê với cơng ty cho th tài chính. Chính vì vậy, việc giải quyết tranh chấp tại Tồ án liên quan
24
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 189 Luật Đất đai 2013 thì “Người mua tài sản gắn liền với đất thuê phải bảo đảm các điều kiện sau đây: a) Có năng lực tài chính để thực hiện dự án đầu tư; b) Có ngành nghề kinh doanh phù hợp với dự án đầu tư; c) Không vi phạm quy định của pháp luật về đất đai đối với trường hợp đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án trước đó.”
đến xử lý tài sản bảo đảm chưa mang lại hiệu quả cao. Nhiều bản án, quyết định của Toà án chỉ tập trung vào xác định nghĩa vụ thanh tốn của bên đi th tài chính đối với cơng ty cho th tài chính, vì thế nội dung các bản án, quyết định này không bao gồm việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ, do đó, mặc dù bản án, quyết định của Tồ án đã có hiệu lực pháp luật nhưng vẫn khơng đảm bảo khả năng thi hành. Bên cạnh đó, một thực trạng phổ biến hiện nay vẫn là sự thiếu hợp tác giữa Toà án và các cơ quan chuyên ngành liên quan đến thực hiện nghĩa vụ trong giao dịch về tài chính, ngân hàng như Ngân hàng Nhà nước hoặc cơ quan thi hành án thi hành án dân sự. Khi xét xử một vụ việc hay một vụ án liên quan đến tài chính, ngân hàng, Tồ án khơng tham khảo thêm ý kiến chun mơn về quy trình, thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm từ Ngân hàng Nhà nước cũng như các vấn đề cịn tồn tại trong cơng tác xử lý tài sản bảo đảm của cơ quan thi hành án. Điều này dẫn đến việc thi hành bản án không thể được thi hành trên thực tế, một mặt không thể huỷ một bản án khi bản án đã đảm bảo về mặt lý luận cũng như không vi phạm về quy trình tố tụng và rơi vào các trường hợp phải huỷ bản án theo quy định của pháp luật, một mặt giao dịch bảo đảm không rơi vào các trường hợp bị tuyên bố vô hiệu theo quy định của pháp luật. Lấy ví dụ trong trường hợp tài sản được thế chấp là nhà ở và đây là tài sản duy nhất của bên thế chấp, khi bản án, quyết định của Toà án tuyên xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ được ban hành và có hiệu lực, việc kê biên, xử lý tài sản thế chấp của cơ quan thi hành án sẽ khơng đảm bảo tính khả thi và có khả năng kéo dài trong nhiều năm, ảnh hưởng đến chất lượng công tác thi hành án và cả công tác thu hồi nợ của cơng ty cho th tài chính.
Ngày 15/05/2018, Hội đồng Thầm phán Toà án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 03/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu tại Tòa án nhân dân. Nghị quyết áp dụng đối với 02 loại tranh chấp là tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu và tranh
chấp về quyền xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu. Theo đó, tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu là tranh chấp về việc bên bảo đảm, bên giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu không giao tài sản bảo đảm hoặc giao không đúng theo yêu cầu của bên nhận bảo đảm, bên có quyền xử lý tài sản bảo đảm để xử lý tài sản đó nhằm giải quyết nợ xấu (Khoản 1 Điều 2); tranh chấp về quyền xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu là tranh chấp về việc xác định người có quyền xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu (Khoản 2 Điều 2). Cũng theo Nghị quyết, Toà án giải quyết các tranh chấp này theo thủ tục rút gọn khi đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện: (i) Trong hợp đồng bảo đảm có thỏa thuận về việc bên bảo đảm có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu cho bên nhận bảo đảm hoặc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu có quyền xử lý tài sản bảo đảm; (ii) Giao dịch bảo đảm hoặc biện pháp bảo đảm đã được đăng ký theo quy định của pháp luật; và (iii) Khơng có đương sự cư trú ở nước ngồi, tài sản tranh chấp ở nước ngoài, trừ trường hợp đương sự ở nước ngoài và đương sự ở Việt Nam có thỏa thuận đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn hoặc các đương sự giải trình được chứng cứ về quyền sở hữu hợp pháp tài sản và có thỏa thuận thống nhất về việc xử lý tài sản.
Tuy nhiên, Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao chỉ được áp dụng trong một vài trường hợp cụ thể nêu trên mà chưa giải quyết triệt để vấn đề tồn đọng trong công tác giải quyết tranh chấp liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm.