Các biện pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ trong hoạt động cho thuê tài chính tại việt nam (Trang 38 - 40)

7. Bố cục của luận văn

1.1. Cơ sở lý luận về cho thuê tài chính và nợ phát sinh trong

1.1.3.4. Các biện pháp khác

Ngồi các biện pháp đã nêu phía trên, tái cơ cấu doanh nghiệp cũng là một biện pháp được áp dụng để giải quyết vấn đề nợ xấu. Thông qua tái cơ cấu doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng đánh giá lại chất lượng và khả năng thu hồi của các khoản nợ để có biện pháp xử lý thích hợp; tăng cường trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu; tiếp tục cơ cấu lại nợ, hỗ trợ vốn để khách hàng khắc phục khó khăn và phục hồi; bổ sung, hoàn thiện hồ sơ pháp lý tài sản bảo đảm; thu nợ và xử lý tài sản bảo đảm; kiểm soát chặt chẽ và giảm chi phí hoạt động; hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh trong tương lai.

Theo Quyết định 1058/QĐ-TTg ngày 19/07/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020”, trong giai đoạn từ 2016 đến 2020, các tổ chức tín dụng tiến hành cơ cấu lại căn bản, triệt để và toàn diện hệ thống các tổ chức tín dụng nhằm phát triển các tổ chức tín dụng đa năng theo hướng hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả vững chắc với cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mơ, loại hình có khả năng cạnh tranh lớn hơn và dựa trên nền tảng công

nghệ, quản trị ngân hàng tiên tiến phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về dịch vụ tài chính, ngân hàng của nền kinh tế. Trong giai đoạn 2016-2020, tập trung lành mạnh hóa tình trạng tài chính và củng cố năng lực hoạt động của các tổ chức tín dụng; cải thiện mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng; nâng cao trật tự, kỷ cương và nguyên tắc thị trường trong hoạt động ngân hàng, xử lý và kiểm soát nợ xấu để đến năm 2020 đưa tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 3%.

Về phía khách hàng là người đi vay phải tự củng cố, chấn chỉnh hoạt động, nâng cao năng lực tài chính, quản trị, tăng cường ứng dụng công nghệ và khả năng cạnh tranh; chủ động, tích cực phối hợp với tổ chức tín dụng xây dựng và triển khai các phương án cơ cấu lại nợ, tháo gỡ khó khăn sản xuất kinh doanh; chủ động phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa, đẩy mạnh xuất khẩu; tham gia tích cực vào các chương trình, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp do Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương triển khai18.

Tuy nhiên, có thể nhận thấy các quy định về việc tái cơ cấu tổ chức tín dụng chưa thật sự mạnh mẽ cũng như trên chưa nhân rộng một cách toàn diện trên quy mơ tồn hệ thống các tổ chức tín dụng mà đa phần tập trung chủ yếu ở các ngân hàng thương mại. Chính vì vậy, việc tái cơ cấu tổ chức tín dụng gắn liền với hoạt động bán nợ xấu cho VAMC, theo đó, các tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngồi mà cụ thể hơn là các cơng ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngồi khơng thể bán nợ xấu cho VAMC thì khái niệm tái cơ cấu vẫn cịn khá mơ hồ, thậm chí mang tính chất ứng phó và vẫn phải tự mình xoay sở giải quyết khoản nợ xấu.

18

Quyết định 1058/QĐ-TTg ngày 19/07/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ trong hoạt động cho thuê tài chính tại việt nam (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)