Về điều kiện xử lý tài sản bảo đảm tại các tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ trong hoạt động cho thuê tài chính tại việt nam (Trang 62 - 76)

7. Bố cục của luận văn

2.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về xử lý tà

2.2.1.1 Về điều kiện xử lý tài sản bảo đảm tại các tổ chức

BLDS 2015 đã có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, các quy định xoay quanh vấn đề tài sản bảo đảm, cụ thể là các điều kiện tiền đề đảm bảo cho hoạt động xử lý tài sản bảo đảm tại các tổ chức tín dụng vẫn chỉ mang tính phổ quát trong BLDS 2015 và chưa có các

27 Theo Nguyễn Thị Nhàn & Trần Thị Lành. Quy định của pháp luật Việt Nam về xử lý tài sản bảo đảm trong thi hành án dân sự và thực tiễn thi hành. <http://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/thi-hanh-

hướng dẫn chi tiết về điều kiện xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ áp dụng riêng cho các tổ chức tín dụng. Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu trong các tổ chức tín dụng cũng khơng đề cập đến điều kiện xử lý tài sản bảo đảm tại các tổ chức tín dụng. Sự thiếu vắng các quy định hướng dẫn thực hiện dẫn đến các khoảng trống trong khung pháp lý. Việc xử lý tài sản bảo đảm chỉ được đảm bảo thực hiện khi đã đáp ứng đầy đủ và hợp pháp các quy định về điều kiện xử lý tài sản bảo đảm. Có thể nói điều kiện để một tài sản bảo đảm có thể được xử lý để thu hồi nợ hay khơng chính là tiền đề cho công tác xử lý tài sản bảo đảm tại các tổ chức tín dụng. Trường hợp chưa có quy định cụ thể để hướng dẫn thực hiện sẽ khiến các tổ chức tín dụng lúng túng trong xác định điều kiện xử lý tài sản bảo đảm, thậm chí khơng loại trừ khả năng tổ chức tín dụng hiểu khơng đúng các quy định của pháp luật hoặc lợi dụng khoảng trống pháp lý và có những hành vi gây thiệt hại cho bên bảo đảm cũng như các bên cùng nhận bảo đảm trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm. Vì thế, để cơng tác xử lý tài sản bảo đảm của các tổ chức tín dụng được đảm bảo thực hiện, các cơ quan chun mơn có thẩm quyền cần tập trung nghiên cứu và ban hành những văn bản quy phạm pháp luật nhằm hướng dẫn cụ thể và chi tiết các điều kiện xử lý tài sản bảo đảm tại các tổ chức tín dụng phù hợp với các quy định trong BLDS 2015 cũng như các trường hợp thoả mãn điều kiện xử lý tài sản bảo đảm khác mà BLDS 2015 chưa đề cập đến.

2.2.1.2. Về thủ tục xử lý tài sản bảo đảm tại các tổ chức tín dụng

Để thủ tục xử lý tài sản bảo đảm tại các tổ chức tín dụng được hồn thiện, người viết đề xuất một vài giải pháp như sau:

Thứ nhất, pháp luật cần có quy định cụ thể và thống nhất về thời hạn thông báo việc xử lý tài sản bảo đảm của các tổ chức tín dụng. Căn cứ vào các quy định vào mốc thời gian cụ thể là ngày hay tháng và thời hạn cụ thể là trong khoảng bao nhiêu ngày, bao nhiêu tháng sẽ giúp cho các bên có một nhận định thống nhất về việc xác định một thông báo xử lý tài sản bảo đảm là hợp lý và đúng luật. Bên cạnh đó, việc xác định các phương thức gửi và nhận

thông báo việc xử lý tài sản bảo đảm của các tổ chức tín dụng đối với bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác cũng nên được quy định một cách cụ thể, và cũng nên có thêm quy định về các trường hợp khi các bên đã nhận được thơng báo thì có cần phải có văn bản xác nhận việc nhận thơng báo và có u cầu gì khác liên quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng hay khơng? Các quy định này nếu được quy định và hướng dẫn thực hiện một cách chi tiết sẽ tạo ra khung pháp lý chặt chẽ nhằm hạn chế tối đa việc xung đột và mâu thuẫn về cách hiểu giữa các bên nhận bảo đảm và bên bảo đảm trong việc xử lý tài sản bảo đảm, đồng thời cũng hạn chế việc bên bảo đảm tận dụng xung đột này để kéo dài thời gian xử lý tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng.

Ngồi ra, nhằm tránh trường hợp bất cân xứng thơng tin hoặc một bên cố tình chê giấu thơng tin trong các giao dịch bảo đảm, các tổ chức tín dụng khi nhận một tài sản nào đó, đặc biệt tài sản có giá trị cao, cần chủ động tìm kiếm thơng tin về giao dịch bảo đảm thông qua Trung tâm đăng ký giao dịch bảo đảm (đối với tài sản bảo đảm là động sản) hoặc Văn phòng đăng ký đất đai (trong trường hợp thế chấp bất động sản là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất) để tự bảo vệ quyền và lợi ích lợi pháp của mình trong việc xử lý tài sản bảo đảm. Việc các tổ chức tín dụng chủ động tìm hiểu thơng tin về giao dịch bảo đảm trước tiên nhằm giúp của các tổ chức tín dụng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong cơng tác thu hồi nợ về sau, vừa là nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong chun mơn, nghiệp vụ xét duyệt cấp tín dụng của mình, góp phần ngăn chặn và hạn chế nợ xấu phát sinh trong tương lai.

Thứ hai, trên cơ sở các quy định về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm để xử lý của bên bảo đảm cũng như quyền thu giữ tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng trong trường hợp bên bảo đảm không giao tài sản bảo đảm trong BLDS 2015 và Nghị quyết 42, các tổ chức tín dụng cần chủ động hơn trong việc tiếp cận, kiểm soát và xử lý tài sản bảo đảm. Khi giao kết giao dịch bảo đảm, các

tổ chức tín dụng phải nhận thức rõ tính chất của tài sản (là động sản hay bất động sản) và rủi ro pháp lý trong trường hợp bên có tài sản bảo đảm khơng thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thanh tốn để có những biện pháp dự phịng khi khơng nhận được sự hợp tác từ bên bảo đảm trong trường hợp cần phải xử lý tài sản bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

Trong trường hợp tài sản bảo đảm là động sản như máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời hành vi tẩu tán tài sản của bên bảo đảm, các tổ chức tín dụng nên thường xuyên đi kiểm tra, đánh giá tình hình hoạt động và hiện trạng sử dụng của tài sản bảo đảm và thẩm định khả năng xử lý tài sản bảo đảm cũng như khả năng thu hồi nợ khi tài sản bảo đảm đã được xử lý. Đối với tài sản bảo đảm là bất động sản, bên cạnh tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật về thế chấp và đăng ký thế chấp bất động sản, tổ chức tín dụng cần chủ động liên hệ và phối hợp với chính quyền địa phương trong cơng tác tiếp cận và xử lý tài sản thế chấp trong trường hợp gặp phải sự cản trở và bất hợp tác từ bên có tài sản bảo đảm.

Thứ ba, pháp luật cần có những quy định cụ thể và dứt khoát hơn trong việc xử lý tài sản là bất động sản như quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế. Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng cần chú trọng và nâng cao chất lượng thẩm định, năng lực quản trị rủi ro liên quan đến tài sản thế chấp là bất động sản, và quan trọng là rủi ro về tính khả thi khi xử lý bất động sản nằm trong các khu vực có tính chất đặc thù như khu cơng nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế; đồng thời, để hạn chế việc kéo dài thời gian xử lý tài sản thế chấp, các tổ chức tín dụng cần chủ động và linh hoạt hơn trong công tác xử lý tài sản thế chấp như thay vì chờ cơ quan thi hành thi hành án từ lúc tiến hành xác minh, kê biên tài sản thế chấp, ra thông báo bán đấu giá tài sản kê biên cho đến khi tìm được người mua tài sản bán đấu giá, tổ chức tín dụng có thể tự chủ động tìm kiếm một bên thứ ba đáp ứng đầy đủ các điều kiện để được mua và chuyển nhượng bất động sản.

2.2.1.3. Về giải quyết tranh chấp liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm tại các tổ chức tín dụng

Đối với cơng tác giải quyết tranh chấp liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm tại các tổ chức tín dụng, người viết có một vài đề xuất như sau:

- Thứ nhất, cần có một khung pháp lý chung và đồng bộ trong các quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động tín dụng, ngân hàng. Hiện tại, Nghị định 102/2018/NĐ-CP và Thông tư 08/2018/TT-BTP hướng dẫn đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm, hợp đồng và trao đổi thông tin về đăng ký biện pháp bảo đảm tại các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp cũng đã có những quy định liên quan đến quy trình và thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm như thông báo về giao dịch bảo đảm hoặc thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm bị kê biên của cơ quan thi hành án dân sự. Tuy nhiên, các quy định này chưa được áp dụng một cách phổ biến, nhất là đối với công tác thi hành án. Chính vì vậy, pháp luật về thi hành án dân sự cần có những sửa đổi, bổ sung cần thiết để phù hợp với nhu cầu về xử lý tài sản bảo đảm và đảm bảo tính khả thi trong cơng tác thi hành án.

- Thứ hai, các tổ chức tín dụng cần nâng cao nhận thức về công tác thu hồi nợ bằng tài sản bảo đảm. Bằng việc tiếp thu các bài học kinh nghiệm qua việc xử lý tài sản bảo đảm trong thực tế, các tổ chức tín dụng cần chú trọng xem xét, đánh giá và thẩm định giá trị tài sản bảo đảm, rà soát các hồ sơ pháp lý của tài sản bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật cũng như thực tiễn xử lý tài sản bảo đảm, qua đó rà sốt và đánh giá khả năng và chất lượng xử lý tài sản bảo đảm để đảm bảo thu hồi nợ. Bên cạnh đó, các cán bộ nhân viên của của tổ chức tín dụng cần duy trì liên lạc với khách hàng cũng như thu thập và rà soát cẩn thận các báo cáo định kỳ về tình hình tài chính của khách hàng nhằm có phát hiện kịp thời các trường hợp khách hàng có khả năng không thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng nghĩa vụ thanh tốn tiền nợ cũng như tẩu tán tài sản bảo đảm, từ đó có những đề xuất và áp dụng các biện pháp phòng

ngừa để chủ động thu giữ và xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật một cách có hiệu quả.

- Thứ ba, các tổ chức tín dụng cần linh hoạt và chủ động phối hợp với bên có tài sản bảo đảm cũng như cơ quan thi hành án dân sự trong công tác xử lý tài sản bảo đảm. Đối với những trường hợp có thể thương lượng với bên bảo đảm, khi chưa đến mức cần thiết phải khởi kiện tại toà án hoặc kê biên, phát mãi tài sản bảo đảm thông qua cơ quan thi hành án, tổ chức tín dụng nên thoả thuận với bên bảo đảm để có những phương án thu hồi nợ khác hiệu quả hơn. Đối với trường hợp tài sản bảo đảm đã được cơ quan thi hành án dân sự kê biên và đang trong quá trình tổ chức bán đấu giá, tổ chức tín dụng nên có những biện pháp hỗ trợ như tìm kiếm người mua tài sản và xem xét, thoả thuận mức giá mua tài sản hợp lý trong một thời gian nhất định, việc này có ý nghĩa hạn chế việc hao hụt giá trị tài sản cũng như nâng cao kết quả thu hồi nợ từ việc xử lý tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng.

- Thứ tư, đối với cơng tác giải quyết tranh chấp của Toà án, các thẩm phán Toà án khi xem xét giải quyết một vụ, việc dân sự có liên quan đến tài sản bảo đảm cần chú trọng xem xét và nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật về điều kiện, thủ tục xử lý tài sản bảo đảm cũng như thẩm định giá trị và hiện trạng của tài sản bảo đảm khi quyết định xử lý tài sản bảo đảm; đồng thời, Toà án cần cân nhắc, suy xét cũng như có sự trao đổi, giao lưu, phối hợp kinh nghiệm giải quyết việc thi hành án thực tế với cơ quan thi hành án để việc thi hành án có thể thực sự mang lại hiệu quả và khả thi hơn trong việc thu hồi nợ của tổ chức tín dụng, tránh việc mất một khoảng thời gian thời gian dài mới có thể ra một bản án, xét xử lại không khả thi trong việc thi hành trong thực tế và gây lãng phí khơng đáng có cho các tổ chức tín dụng trong vụ án.

2.2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ xấu tại các cơng ty cho th tài chính ở Việt Nam

- Thứ nhất, pháp luật về tổ chức và hoạt động, đặc biệt về công tác quản trị và xử lý rủi ro, công tác thu hồi nợ của cơng ty cho th tài chính hiện nay

cịn hạn chế, chủ yếu vẫn dựa trên các nguyên tắc và quy định về tổ chức và hoạt động của các tổ chức tín dụng chung chung. Do vậy, như đã phân tích ở trên, cần có một khung pháp lý chặt chẽ và hoàn thiện hơn trong xác định và quản lý rủi ro, nâng cao vai trị, chất lượng và hiệu quả của cơng tác thu hồi nợ của công ty cho thuê tài chính phù hợp với tính chất và đặc thù của hoạt động cho thuê tài chính.

- Thứ hai, cơng ty cho th tài chính cần nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt trong công tác thẩm định giá trị tài sản bảo đảm. Cho thuê tài chính, với đặc điểm là một loại hình cấp tín dụng trung và dài hạn, thời gian thu hồi cả vốn gốc và lãi cho thuê tài chính dài, vậy nên, khả năng tài sản bảo đảm cho khoản nợ cho thuê tài chính cũng sẽ dần hao mịn và giảm giá trị theo thời gian, thời gian cho thuê tài chính càng lâu thì đến khi phát sinh tranh chấp, giá trị tài sản bảo đảm cũng đã khấu hao gần hết và khả năng thu hồi khoản nợ từ việc xử lý tài sản bảo đảm cũng sẽ khơng được bảo đảm. Chính vì vậy, các cơng ty cho thuê tài chính khi xét duyệt cấp tín dụng và thẩm định giá trị tài sản bảo đảm, cần chú ý đến yếu tố thiết yếu như thời gian khấu hao tài sản, tính tốn và đo lường mức độ khấu hao giá trị tài sản bảo đảm cũng như hoạt động lên xuống của thị trường và các nhu cầu về vốn tiềm năng trong tương lai để có các phương án dự phịng để đảm bảo thu hồi khoản nợ như đa dạng hoá các danh mục tài sản bảo đảm, hoặc đa dạng hoá phương thức nhận bảo đảm như kết hợp cả cầm cố và thế chấp tài sản hoặc ký quỹ, bảo lãnh, v.v.

- Thứ ba, công ty cho thuê tài chính cần nhận thức rõ hơn trong công tác thu hồi và xử lý nợ, đồng thời chủ động nghiên cứu, soạn thảo và ban hành các phương án, quy trình, quy định nội bộ về thu hồi nợ và các phương thức áp dụng để thu hồi nợ, đặc biệt chú trọng công tác đánh giá và xử lý tài sản bảo đảm. Trên cơ sở phân tích các đặc điểm và khả năng xử lý của từng loại tài sản bảo đảm, nhu cầu thị trường tại thời điểm phát sinh giao dịch bảo đảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ trong hoạt động cho thuê tài chính tại việt nam (Trang 62 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)