Hậu quả pháp lý khi xử lý tài sản bảo đảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ trong hoạt động cho thuê tài chính tại việt nam (Trang 44 - 48)

7. Bố cục của luận văn

1.2. Các quy định của pháp luật về thu hồi nợ bằng xử lý tà

1.2.3. Hậu quả pháp lý khi xử lý tài sản bảo đảm

Ngay sau khi tài sản bảo đảm được xử lý, tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh tốn chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên quy định tại Điều 308 BLDS 201521, tức là:

- Thứ nhất, trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm được xác định như sau: (i) Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh tốn được xác định theo thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng; (ii) Trường hợp có biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba và có biện pháp bảo đảm khơng phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba được thanh toán trước; (iii) Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh tốn được xác định theo thứ tự xác lập biện pháp bảo đảm.

Tuy nhiên, thứ tự ưu tiên thanh tốn khơng phải là bất biến mà có thể thay đổi nếu các bên cùng nhận bảo đảm có thỏa thuận thay đổi thứ tự ưu tiên thanh tốn cho nhau. Theo đó, bên thế quyền ưu tiên thanh toán chỉ được ưu tiên thanh toán trong phạm vi bảo đảm của bên mà mình thế quyền.

21 Theo Khoản 1 Điều 308 BLDS 2015

- Thứ hai, (i) trong trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh tốn chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì số tiền chênh lệch phải được trả cho bên bảo đảm; (ii) trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh tốn chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì phần nghĩa vụ chưa được thanh tốn được xác định là nghĩa vụ khơng có bảo đảm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bổ sung tài sản bảo đảm. Bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ được bảo đảm phải thực hiện phần nghĩa vụ chưa được thanh toán.

Số tiền thu được từ xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, sau khi trừ chi phí bảo quản, thu giữ và chi phí xử lý tài sản bảo đảm được ưu tiên thanh toán cho nghĩa vụ nợ được bảo đảm cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu trước khi thực hiện nghĩa vụ thuế, nghĩa vụ khác khơng có bảo đảm của bên bảo đảm. Trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm thực hiện theo quy định của pháp luật.

Nghị quyết 42 nêu rõ thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm, số tiền thu được từ xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, sau khi trừ chi phí bảo quản, thu giữ và chi phí xử lý tài sản bảo đảm được ưu tiên thanh toán cho nghĩa vụ nợ được bảo đảm cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu trước khi thực hiện nghĩa vụ thuế, nghĩa vụ khác khơng có bảo đảm của bên bảo đảm. Trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì thứ tự ưu tiên thanh tốn giữa các bên cùng nhận bảo đảm thực hiện theo quy định của pháp luật22. Đồng thời, việc chuyển nhượng tài sản bảo đảm được thực hiện theo quy định tại Điều 15 BLDS 2015, theo đó, cơ quan có thẩm quyền đăng ký quyền sở

22 Điều 12 Nghị quyết 42

hữu, quyền sử dụng tài sản có trách nhiệm thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho bên mua, bên nhận chuyển nhượng tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi. Ngoài ra, việc nộp thuế của bên bảo đảm, bên nhận chuyển nhượng liên quan đến chuyển nhượng tài sản bảo đảm được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế. Bên nhận bảo đảm, bên nhận chuyển nhượng không phải thực hiện nghĩa vụ thuế, phí khác của bên bảo đảm từ số tiền chuyển nhượng tài sản bảo đảm khi thực hiện thủ tục đăng ký, thay đổi quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm.

Một sự thật hiển nhiên rằng, sau khi thanh tốn thì quyền sở hữu tài sản bảo đảm sẽ thuộc về người mua. Chính vì vậy, mặc dù không được quy định cụ thể trong BLDS 2015, quyền sở hữu tài sản bảo đảm đi cùng với tài sản bảo đảm về mặt thực tế được chuyển giao cho người mua sau khi họ đã thanh toán đầy đủ chi phí được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan như luật thi hành án dân sự, luật phá sản....

Thực tế, việc xử lý tài sản bảo đảm chỉ có thể được thực hiện thơng qua hình thức bán tài sản, hoặc do chính tổ chức tín dụng tự thực hiện hoặc thơng qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền như việc bán đấu giá tài sản của cơ quan thi hành án. Bởi lẽ, việc xử lý tài sản bảo đảm nhằm mục đích thu hồi lại khoản tiền mà đáng lẽ tổ chức tín dụng phải được nhận thơng qua phương thức biến đổi tài sản bảo đảm từ vật chất sang tiền nhờ vào một bên trung gian thức ba, tức là người mua tài sản bảo đảm. Do vậy, sau khi đã bán được tài sản bảo đảm, khoản tiền thu được sẽ được thanh toán cho các chủ nợ, nếu sau khi đã thanh tốn hết cho các khoản thuế, phí và cho các chủ nợ, phần cịn lại sẽ được trao lại cho người có tài sản bảo đảm bị xử lý; và tài sản bảo đảm cùng với quyền sở hữu nó sẽ được chuyển giao cho người mua được tài sản bảo đảm.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Hoạt động cho thuê tài chính đã có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế với ý nghĩa hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ lượng đáng kể trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, vấn đề về nợ, đặc biệt nợ xấu phát sinh trong hoạt động cho thuê tài chính đã và đang có những tác động tiêu cực một cách đáng kể đến hoạt động kinh doanh của các công ty cho thuê tài chính cũng như định hướng phát triển kinh tế của Việt Nam. Chính vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng nợ xấu, chất lượng tín dụng của các cơng ty cho th tài chính và đề ra các giải pháp nhằm thu hồi nợ có hiệu quả, hướng đến việc phát triển kinh doanh lành mạnh và góp phần tạo ra việc làm và ổn định nền kinh tế là một trong những yêu cầu cấp bách hiện nay. Trong đó, xử lý tài sản bảo đảm tại các công ty thuê tài chính là một trong những phương thức thu hồi nợ hiệu quả tại các công ty cho thuê tài chính. Trong chương I, tác giả tập trung nghiên cứu về đặc điểm của hoạt động cho thuê tài chính và các vấn đề xoay quanh nợ phát sinh trong hoạt động cho thuê tài chính và các biện pháp thu hồi nợ mà công ty cho thuê tài chính có thể áp dụng trong cơng tác thu hồi nợ của mình, những lý luận về tài sản bảo đảm và xử lý nợ bằng cách xử lý tài sản bảo đảm áp dụng tại các công ty cho thuê tài chính. Những vấn đề lý luận này đã giúp tác giả định hướng cơ sở lý luận nền tảng để nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp luật hiện hành liên quan đến các chế định về thu hồi nợ và xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ trong hoạt động cho thuê tài chính.

CHƢƠNG 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀO XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM ĐỂ THU HỒI NỢ TẠI CÁC

CƠNG TY CHO TH TÀI CHÍNH VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ trong hoạt động cho thuê tài chính tại việt nam (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)