2.2. Phát hiện, xử lý VPPL về MT của DN theo quy định hình sự
2.2.1.2. Sau ngày 01/7/2016
Quy trình phát hiện, xử lý VPPL về MT của DN theo quy định hình sự, ngành Cơng an chưa có hướng dẫn mới, hiện vẫn thực hiện theo các giai đoạn nêu trên.
Theo quy định của Bộ luật TTHS năm 2015, về khởi tố, hỏi cung bị can, đối chất, nhận dạng đối với các loại tội phạm nói chung, tội phạm mơi trường nói riêng có một số điểm mới như sau:
- Về khởi tố bị can (Điều 179 Bộ luật TTHS): Các điểm mới được bổ sung khởi tố pháp nhân, yêu cầu bổ sung chứng cứ tài liệu để làm căn cứ phê chuẩn được quy định cụ thể tại khoản 1, Điều 179 và khoản 3, Điều 179 Bộ luật TTHS 201521
. So với quy định của Bộ luật TTHS năm 2003 thì Bộ luật TTHS năm 2015 quy định 02 nội dung mới:
Một là, chủ thể bị khởi tố nhiều hơn so với Bộ luật TTHS năm 2003. Bộ luật
TTHS năm 2003, quy định khởi tố đối với 01 chủ thể là một người (cá nhân) thực hiện hành vi phạm tội; Bộ luật TTHS năm 2015, quy định khởi tố đối với 02 chủ thể là: Một người (cá nhân) hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi mà BLHS quy định là tội phạm.
Quy định mới về khởi tố bị can đối với pháp nhân theo Bộ luật TTHS năm 2015. Theo quy định tại khoản 2, Điều 2 của BLHS năm 2015, cơ sở của trách nhiệm hình sự “Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm tội đã được quy định tại Điều
76 BLHS mới phải chịu trách nhiệm hình sự”. Điều 76 Bộ luật Dân sự năm 2015
quy định: “Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi
nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên, pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác”. Như vậy, pháp nhân bị khởi tố với tư
cách bị can phải là pháp nhân thương mại đã thực hiện hành vi phạm vào một trong
21
Khoản 1, Điều 179 quy định: Khi có đủ căn cứ để xác định một người hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi mà BLHS quy định là tội phạm thì CQĐT ra quyết định khởi tố bị can và Khoản 3, Điều 179 quy định: Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố bị can, CQĐT phải gửi quyết định khởi tố và tài liệu liên quan đến việc khởi tố bị can cho VKS cùng cấp để xét phê chuẩn. Trong thời hạn 03 (ba) ngày kể từ ngày nhận được quyết định khởi tố bị can, VKS phải quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can hoặc yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu làm căn cứ để
quyết định việc phê chuẩn và gửi ngay cho Cơ quan điều tra. Trường hợp VKS yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được chứng cứ, tài liệu bổ sung, VKS phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can.
các tội được quy định tại Điều 76 BLHS, trong đó, có tội gây ơ nhiễm mơi trường – Điều 235 BLHS.
Hai là, yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu làm căn cứ để quyết định việc phê
chuẩn và gửi ngay cho CQĐT. Quy định này tạo điều kiện về mặt thời gian cho cơ quan tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ và quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can.
Quy định mới này nhằm tăng cường trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trước khi ra quyết định, hạn chế đến mức thấp nhất làm oan người vô tội hoặc không bỏ lọt người phạm tội, đảm bảo quyền con người theo Hiến pháp quy định.
Tuy nhiên, điều luật vẫn chưa quy định thời hạn CQĐT phải bổ sung chứng
cứ, tài liệu theo yêu cầu của Viện kiểm sát là bao nhiêu?
- Thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can (Điều 180): Hai trường hợp VKS yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu:
Một là, thay đổi quyết định khởi tố bị can là trường hợp khi tiến hành điều
tra, CQĐT, VKS thấy có căn cứ xác định hành vi của bị can không phạm vào tội đã quyết định khởi tố mà phạm vào một tội khác.
Hai là, bổ sung quyết định khởi tố bị can là trường hợp khi tiến hành điều
tra, CQĐT, VKS thấy có căn cứ xác định bị can còn thực hiện hành vi khác mà BLHS quy định là tội phạm và phải được khởi tố thêm để xử lý theo quy định của Bộ luật TTHS.
- Về hỏi cung bị can (Điều 183): Các điểm mới được bổ sung: Trước khi hỏi
cung, Điều tra viên phải thông báo cho Kiểm sát viên và người bào chữa thời gian, địa điểm hỏi cung (Khoản 1, Điều 183 Bộ luật TTHS); Kiểm sát viên hỏi cung bị can trong trường hợp bị can kêu oan, khiếu nại hoạt động điều tra hoặc có căn cứ xác định việc điều tra VPPL (Khoản 4, Điều 183 Bộ luật TTHS); các trường hợp hỏi cung phải được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh (Khoản 6, Điều 183 Bộ luật TTHS). So với quy định của Bộ luật TTHS năm 2003, thì Bộ luật TTHS năm 2015 quy định mới 03 (ba) nội dung nêu trên, cụ thể:
Một là, quy định mới tại Khoản 1 Điều 183, nhằm khắc phục hạn chế của Bộ
luật TTHS năm 2003, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can; bị can khơng bị bức cung, nhục hình; lời khai của bị can khơng bị ghi sai lệch hoặc ghi theo ý của Điều tra viên. Việc thông báo thời gian, địa điểm hỏi cung phải được thực hiện bằng văn bản, được thống kê đưa vào hồ sơ vụ án.
Hai là, quy định mới tại Khoản 4 Điều 183: Trường hợp bị can kêu oan,
nghĩa là bị can hoặc người đại diện hợp pháp của bị can phản ánh đến cơ quan Nhà nước, người tiến hành tố tụng là bị can không thực hiện hành vi phạm tội mà cơ quan tiến hành tố tụng đang khởi tố, điều tra; Trường hợp có khiếu nại hoạt động điều tra của Điều tra viên, nghĩa là bị can hoặc người đại diện hợp pháp của bị can khiếu nại cho rằng hành vi hoạt động điều tra của Điều tra viên là trái pháp luật, đã xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của bị can; Trường hợp khi có căn cứ xác định việc điều tra VPPL, nghĩa là cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thực hiện hành vi trái pháp luật đã xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của bị can.
Ba là, quy định khi hỏi cung bị can bắt buộc phải được ghi âm hoặc ghi hình
có âm thanh trong 04 (bốn) trường hợp là: Hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ; hỏi cung bị can tại trụ sở Cơ quan điều tra; hỏi cung bị can tại cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra và hỏi cung bị can tại địa điểm khác (việc hỏi cung bị can được tiến hành tại trụ sở làm việc của chính quyền cấp xã, phường nơi bị can cư trú hoặc tại trụ sở cơ quan Nhà nước, tổ chức, xí nghiệp, nhà máy, công ty... mà nơi bị can đang làm việc nếu bị can có yêu cầu hoặc của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu ghi âm, ghi hình có âm thanh thì việc hỏi cung do Điều tra viên, Kiểm sát viên tiến hành phải được ghi âm, ghi hình có âm thanh).
- Về đối chất (Điều 189): Điểm mới được bổ sung, cụ thể: Trước khi tiến
hành đối chất, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc đối chất. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc đối chất
(Khoản 1, Điều 189). Điều luật quy định, Cơ quan điều tra chỉ được áp dụng biện pháp đối chất khi có đủ 02 (hai) điều kiện:
Một là, lời khai giữa hai hay nhiều người có mâu thuẫn;
Hai là, CQĐT đã tiến hành hết các biện pháp điều tra nhưng chưa giải quyết
được mâu thuẫn.
- Về nhận dạng (Điều 190): Điểm mới được bổ sung, cụ thể: Trước khi tiến hành nhận dạng, Điều tra viên phải thông báo cho VKS cùng cấp để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc nhận dạng. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc nhận dạng (Khoản 1).
- Về nhận biết giọng nói (Điều 191): Bộ luật TTHS năm 2015, quy định nhận
biết giọng nói thành một điều luật riêng và được ghi nhận là một hoạt động tố tụng thu thập chứng cứ của Cơ quan điều tra nhằm mục đích xác nhận tính xác thực.