Cơ sở pháp lý trong xử lý tội phạm về môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm pháp luật về môi trường đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cà mau, thực trạng và giải pháp (Trang 59 - 66)

3.2. Các biện pháp xử lý hình sự

3.2.1.2. Cơ sở pháp lý trong xử lý tội phạm về môi trường

* Trước ngày 01/7/2016

Trong những thập kỷ qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta đã có những chủ trương, quyết sách lớn nhằm đẩy mạnh hoạt động BVMT, phòng chống VPPL và tội phạm về môi trường. Cụ thể:

Điều 36 Hiến pháp năm 1980 quy định: “Các cơ quan Nhà nước, xí nghiệp,

hợp tác xã, đơn vị vũ trang nhân dân và cơng dân đều có nghĩa vụ thực hiện chính sách bảo vệ, cải tạo và tái sinh các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải tạo mơi trường sống”.

Tiếp đó, Hiến pháp 1992 cũng quy định: “Các tổ chức, cá nhân… phải thực

hiện các quy định của Nhà nước về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Nghiêm cấm các hành vi làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và xâm hại môi trường”.

Điều 63 Hiến pháp 2013 quy định: “1. Nhà nước có chính sách bảo vệ mơi

trường; quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phịng, chống thiên tai, ứng phó với

biến đổi khí hậu. 2. Nhà nước khuyến khích mọi hoạt động bảo vệ mơi trường, phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo. 3. Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại”.

BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009) quy định 11 điều về các tội phạm về môi trường, cụ thể là: Điều 182. Tội gây ô nhiễm môi trường; Điều 182a. Tội vi phạm các quy định về quản lý chất thải nguy hại; Điều 182b. Tội vi phạm về phịng ngừa sự cố mơi trường; Điều 185. Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam; Điều 186. Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho con người; Điều 187. Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật; Điều 188. Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản; Điều 189. Tội hủy hoại rừng; Điều 190. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ; Điều 191. Tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên và Điều 191a. Tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại và một số tội có liên quan đến cơng tác BVMT được quy định tại chương XVI “Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế” như: Tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên (Điều 172), Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai (Điều 173), Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai (Điều 174), Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng (Điều 175), Tội vi phạm các quy định về quản lý rừng (Điều 176).

Ngồi ra, cịn có hệ thống các văn bản pháp luật và các văn bản pháp quy làm cơ sở pháp lý cho việc tổ chức tiến hành các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng Cảnh môi trường. Chủ yếu một số văn bản sau: Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, sửa đổi năm 2013, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012; Thơng tư liên tịch số 02/2009/TTLT-BCA-BTNMT ngày 6/2/2009 hướng dẫn quan hệ phối hợp trong cơng tác phịng chống tội phạm và vi phạm luật về BVMT; Nghị định số 72/2010/NĐ-CP ngày 08/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định về phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và VPPL khác về môi trường. Phạm vi điều chỉnh của Nghị định này là quy định về tổ chức, hoạt động phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và VPPL khác về môi trường; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng ngừa, đấu tranh tội phạm và VPPL khác về môi trường. Đối tượng áp dụng của Nghị định là áp dụng đối với cán bộ, chiến sỹ làm cơng tác phịng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và VPPL khác về MT; các cơ quan, tổ chức, cơng dân nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tổ chức, người nước ngoài cư trú, hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

Trên đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động của lực lượng Cảnh sát nhân dân nói chung và lực lượng chuyên trách phòng, chống tội phạm về mơi trường nói riêng, đảm bảo cho hoạt động này đúng hướng, đúng luật, đạt hiệu quả cao, đảm bảo an sinh xã hội, môi trường sống lành mạnh, thân thiện, trong lành.

* Sau ngày 01/7/2016

BLHS năm 2015 đã cơ bản khắc phục được những bất cập của các quy định về tội phạm môi trường trong BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Chương XIX BLHS năm 2015 gồm có 12 điều (từ Điều 235 đến Điều 246) quy định các tội phạm xâm phạm đến MT và hệ sinh thái và đã có những sửa đổi, bổ sung quan trọng, góp phần tăng cường hiệu quả của cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm về môi trường. So với BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), BLHS năm 2015 có những điểm sửa đổi, bổ sung cơ bản sau đây:

Thứ nhất, một số tội phạm về môi trường đã được sửa đổi về cấu thành tội phạm theo hướng cụ thể hóa các hành vi và quy định mức định lượng vi phạm cụ thể để xử lý nhằm đảm bảo tính cụ thể, rõ ràng, khả thi và thuận lợi cho các cơ quan tiến hành tố tụng, thay cho quy định mang tính chung chung trước đây. Tại cấu thành một số tội phạm đã bỏ quy định dấu hiệu “gây hậu quả nghiêm trọng” và thay vào đó là quy định về hành vi vi phạm cụ thể.

Ví dụ: Điều 235 BLHS năm 2015 quy định các hành vi vi phạm với các mức định lượng cụ thể so với Điều 182a BLHS năm 1999 về tội vi phạm các quy định về quản lý chất thải nguy hại Tại một số điều luật khác, các dấu hiệu định tội mang tính định tính như “gây hậu quả nghiêm trọng”, “diện tích lớn” trước đây đều được định lượng hóa.

Ở lần sửa đổi lần này, đối với các tội phạm quy định cấu thành hình thức (tức là việc xử lý về hình sự sẽ căn cứ vào hành vi phạm tội, mà không cần phải đợi hậu quả của hành vi) thì việc quy định mức độ nghiêm trọng của hành vi để xử lý về hình sự được quy định dựa trên cơ sở tham khảo quy định của các văn bản về xử lý VPHC trong lĩnh vực này, đồng thời căn cứ vào tính hợp lý, khả thi của quy định. Ví dụ: Tội gây ơ nhiễm MT (Điều 235 BLHS năm 2015), hành vi xả ra môi trường từ 5.000 mét khối (m3)/ngày đến dưới 10.000 mét khối (m3)/ngày nước thải có chứa các thơng số mơi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải có độ PH từ 0 đến dưới 2 hoặc từ 12,5 đến 14 thì bị xử lý hình sự25, trước đây theo quy định của Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi

phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường thì chưa phù hợp26 nhưng theo Nghị định số 155/2016/NĐ-CP hiện nay đã sửa đổi phù hợp: "Phạt tiền từ 950.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5.000 m³/ngày (24 giờ) trở lên, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về mơi trường". Ngồi ra, BLHS năm 2015 cũng thể hiện đường lối, chính sách xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về BVMT, các trường hợp vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì bị xử lý với mức phạt tiền rất cao, các cá nhân vi phạm có thể bị phạt tiền đến 3 tỷ đồng hoặc phạt tù đến 07 năm27.

Bộ luật Hình sự năm 2015 được thơng qua, đã đánh dấu bước phát triển quan trọng trong việc xử lý hình sự đối với hành vi gây ơ nhiễm MT. Bộ luật Hình sự năm 2015 đã “tội phạm hóa” 09 hành vi vi phạm của pháp nhân trong lĩnh vực tội phạm môi trường28. Tuy nhiên, do BLHS năm 2015 lùi thời điểm có hiệu lực thi hành, nên việc xử lý tội phạm về môi trường trên thực tế vẫn cịn khó khăn.

Thứ hai, sửa đổi, bổ sung các điều luật theo hướng mở rộng phạm vi áp dụng

và nâng mức phạt tiền.

Do tính chất nghiêm trọng của các tội phạm mơi trường và xét mục đích của các hành vi phạm tội MT chủ yếu là nhằm vào lợi nhuận nên phạm vi áp dụng của hình phạt tiền được mở rộng, mức phạt tiền được nâng lên đáng kể nhằm đảm bảo tính răn đe của pháp luật. Trước hết, hình phạt tiền đã được bổ sung tại khung cơ bản (khoản 1 Điều 241 BLHS 2015); đã được quy định tại khung tăng nặng của một số tội phạm (ví dụ: Tội gây ơ nhiễm MT; tội vi phạm quy định về phịng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố MT...). Về việc nâng mức phạt tiền, các điều luật đã có sự điều chỉnh theo hướng nâng rất cao mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm, phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội MT. Ví dụ: Tại Khoản 1 Điều 235 về tội gây ô nhiễm MT, mức phạt tiền được nâng lên từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng thay cho mức quy định của Điều 181a BLHS năm 1999 là từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng.

Thứ ba, bổ sung trách nhiệm hình sự của pháp nhân đối với một số tội phạm

về môi trường. BLHS 2015 lần đầu tiên quy định chế định TNHS của pháp nhân tại

26

Điểm y Khoản 7 Điều 14 Nghị định 179: "Phạt tiền từ 950.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 10.000 m3/ngày (24 giờ) trở lên".

27 Khoản 2 Điều 235 BLHS 2015.

28 Điều 235 (tội gây ô nhiễm môi trường); Điều 237 (tội vi phạm phịng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố mơi trường); Điều 238 (tội vi phạm quy định về bảo vệ an tồn cơng trình thủy lợi, đê điều và phịng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông); Điều 239 (tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam); Điều 242 (tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản); Điều 243 (tội hủy hoại rừng); Điều 244 (tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm); Điều 245 (tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên); Điều 246 (tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại) – BLHS 2015.

Chương XI, gồm 16 điều (từ điều 74 - 89) và khoản 2 Điều 2, 3, 46; Điều 8, 33 của BLHS. Đây là điểm mới nổi bật trong chính sách hình sự nước ta, làm thay đổi nhận thức về tội phạm và hình phạt.

Trách nhiệm hình sự của pháp nhân là vấn đề mới, hết sức phức tạp, do vậy, BLHS đã xác định rõ giới hạn áp dụng chế định trách nhiệm hình sự của pháp nhân theo hướng: Về chủ thể, chỉ áp dụng đối với pháp nhân thương mại (Khoản 2, Điều 2). Về loại tội phạm môi trường, Khoản 2, Điều 76 BLHS quy định pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với 09 tội danh29. Đồng thời, Điều 75 BLHS cũng quy định rõ 04 điều kiện để một pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự : “Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân;

hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân; hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự”. Về chế tài áp dụng đối với pháp nhân

phạm tội được quy định tại Điều 33 và Khoản 2 Điều 46 của BLHS bao gồm 03 hình phạt chính: Phạt tiền; đình chỉ hoạt động có thời hạn; đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; 03 hình phạt bổ sung: cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định; cấm huy động vốn; phạt tiền, khi khơng áp dụng là hình phạt chính và 04 biện pháp tư pháp: Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm; trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi; buộc khơi phục lại tình trạng ban đầu; buộc thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra.

Việc bổ sung trách nhiệm hình sự của pháp nhân xuất phát từ thực tế trong thời gian qua, nhiều pháp nhân, DN đã thực hiện nhiều hành vi gây ô nhiễm MT đặc biệt nghiêm trọng nhưng do chưa được quy định trong BLHS nên việc xử lý trách nhiệm của các pháp nhân này gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, các chế tài xử phạt VPHC đối với các pháp nhân với mức xử phạt tiền cao nhất đến 2 tỷ đồng là không đảm bảo tính răn đe và khơng tương xứng với tính chất nghiêm trọng của các hành vi vi phạm MT. Một số pháp nhân có thể chấp nhận nộp phạt để tiếp tục vi phạm. Việc áp dụng biện pháp buộc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong pháp luật dân sự đối với lĩnh vực gây ơ nhiễm MT cịn nhiều bất cập; các quy định về án phí

29 Tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 235); tội vi phạm quy định về phịng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường (Điều 237); tội vi phạm quy định về bảo vệ an tồn cơng trình thủy lợi, đê điều và phịng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông (Điều 238); tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam (Điều 239); tội huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản (Điều 242); tội hủy hoại rừng (Điều 243); tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm (Điều 244); tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên (Điều 245); tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại (Điều 246).

dân sự và nguyên tắc bị hại phải tự chứng minh thiệt hại khi đòi bồi thường là một cản trở rất lớn đối với người dân bị gây thiệt hại do các hành vi gây ô nhiễm MT.

Việc xử lý trách nhiệm hình sự của pháp nhân sẽ căn cứ vào mức độ và tính chất nghiêm trọng của hành vi của các cá nhân thuộc pháp nhân. Mức phạt đối với pháp nhân rất cao, ví dụ mức phạt đối với hành vi gây ô nhiễm MT bị phạt tiền đến 10 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm. Hình phạt bổ sung đối với pháp nhân phạm tội là bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 đến 03 năm.

Một số điểm mới về pháp nhân có liên quan đến tội phạm mơi trường quy định trong BLTTHS 2015

Điểm bổ sung lớn nhất được quy định trong Bộ luật TTHS 2015 so với Bộ luật TTHS 2003 là quy định một chương riêng - Chương XXIX – Thủ tục tố tụng truy cứu TNHS pháp nhân, gồm 16 điều, từ Điều 431 đến Điều 446 nhưng Bộ luật TTHS 2015 không quy định rõ pháp nhân bị truy cứu TNHS là pháp nhân nào? Tuy nhiên, Điều 2 BLHS 2015 quy định về chủ thể tội phạm có “Pháp nhân thương mại” là chủ thể tội phạm. Do đó “pháp nhân” quy định trong Bộ luật TTHS năm 2015 được hiểu là “pháp nhân thương mại”. Hơn nữa, Điều 75 BLDS năm 2015 được Quốc hội thông qua ngày 24/11/2015 đã quy định nội dung pháp nhân thương mại30. Căn cứ Điều 75 BLDS, cơ quan tiến hành TTHS, người tiến hành tố tụng vụ án hình sự kiểm tra, xác định pháp nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có phải là pháp nhân thương mại không?

Về thủ tục tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân. Khi có đủ căn cứ xác định pháp nhân đã thực hiện hành vi mà BLHS quy định là tội phạm thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân. “Thủ tục tố tụng đối

với pháp nhân bị tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố, bị điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án được tiến hành theo quy định của Chương 29 Bộ luật TTHS 2015, đồng thời theo những quy định khác của Bộ luật TTHS 2015 không trái với quy định của Chương 29”31.

Như vậy, với tư cách là chủ thể của pháp luật TTHS, pháp nhân thương mại thông qua người đại diện theo pháp luật có quyền và nghĩa vụ tham gia đầy đủ vào

30“Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.Pháp nhân thương mại bao gồm DN và các tổ chức kinh tế khác. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật TTHS, Luật DN và quy định khác của pháp luật có liên quan”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm pháp luật về môi trường đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cà mau, thực trạng và giải pháp (Trang 59 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)