Một số quy định chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm pháp luật về môi trường đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cà mau, thực trạng và giải pháp (Trang 57 - 59)

3.2. Các biện pháp xử lý hình sự

3.2.1.1. Một số quy định chung

* Khái niệm các tội phạm về môi trường

BLHS có 11 điều luật về mơi trường được quy định tại Chương XVII các tội phạm về mơi trường. Những hành vi cấu thành nhóm tội phạm này là những hành vi xâm hại đến MT có tính nguy hiểm cao cho xã hội. Điều này có nghĩa là, khơng phải tất cả những hành vi xâm hại đến MT đều được quy định trong BLHS. Những hành vi có tính nguy hiểm xã hội thấp hơn, chưa đến mức phải truy cứu TNHS sẽ được xử lý bằng các biện pháp khác.

Tuy nhiên, đến nay, khái niệm về tội phạm MT vẫn chưa được luật hóa, mà mới được định nghĩa trong một số cơng trình nghiên cứu về pháp luật, như:

Theo tác giả Phạm Văn Lợi: “Các tội phạm về môi trường là những hành vi

nguy hiểm cho xã hội được Luật hình sự quy định, xâm hại đến các quan hệ xã hội liên quan đến việc BVMT tự nhiên thuận lợi, có chất lượng đến việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và việc đảm bảo an nình sinh thái đến dân cư” [13, trang 7].

Định nghĩa tội phạm môi trường trong Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam có nêu: “Các tội phạm môi trường là các hành vi nguy hiểm cho xã hội vi phạm các

quy định của Nhà nước về mơi trường, qua đó gây thiệt hại cho MT” [46, trang 125].

Các khái niệm về tội phạm về MT nêu trên mặc dù đã nêu được bản chất cơ bản của loại hình tội phạm này, song vẫn chưa thể hiện được đặc trưng và phân biệt của nó với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực MT.

Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích như trên học viên đưa ra khái niệm tội phạm về môi trường như sau: “Tội phạm về môi trường là hành vi nguy hiểm cho xã hội,

được quy định trong BLHS nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, do người có năng lực TNHS thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về BVMT”.

* Những yếu tố cấu thành tội phạm về môi trường

Các yếu tố cấu thành của tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho tội phạm cụ thể được quy định trong Luật hình sự. Mỗi trường hợp phạm tội cụ thể của loại tội nhất định đều có những nội dung biểu hiện riêng biệt ở cả bốn yếu tố: Khách thể, chủ thể, mặt chủ quan, mặt khách quan. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng là cơ sở pháp lý của TNHS, là căn cứ pháp lý để định tội và định khung hình phạt.

Khách thể của tội phạm môi trường là những quan hệ xã hội có liên quan đến

hoạt động BVMT được Luật Hình sự bảo vệ mà bị hành vi phạm tội xâm hại. Đối với mỗi tội phạm mơi trường cụ thể thì tương ứng với nó là một khách thể riêng. Ví dụ: Điều 185 BLHS – Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam thì khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội về việc quản lý Nhà nước trong lĩnh vực nhập khẩu, đưa vào Việt Nam các chất thải như cơng nghệ, máy móc, hóa chất… gây ơ nhiễm MT.

Đối tượng tác động của các loại tội phạm về môi trường là các nhân tố tạo thành MT gồm: Khơng khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lịng đất, núi rừng, sông hồ, biển, thực vật, các hệ sinh thái, khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác.

Mặt khách quan của các tội phạm môi trường được thể hiện bởi những hành

vi nguy hiểm cho xã hội, được thực hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động phạm tội.

Những hành vi trong mặt khách quan của tội phạm về môi trường như: Gây ô nhiễm MT; vi phạm các quy định về quản lý chất thải nguy hại; vi phạm về phòng ngừa sự cố MT... là sự thể chế hoá trong lĩnh vực hình sự những hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 7 Luật BVMT năm 2014.

Hầu hết các tội phạm về mơi trường trong BLHS 1999 có cấu thành vật chất, nghĩa là ngoài hành vi nguy hiểm được mơ tả trong mặt khách quan cịn phải gây ra hậu quả nghiêm trọng thì tội phạm mới được coi là hoàn thành, trừ các tội phạm được quy định tại Điều 185 và Điều 190 BLHS là có cấu thành hình thức.

Có một số tội phạm về mơi trường ngồi các dấu hiệu mơ tả trong cấu thành tội phạm, dấu hiệu đã bị xử lý hành chính là ỵếu tố bắt buộc (Điều 187, 188, 189), nếu không gây hậu quả nghiệm trọng.

Hậu quả trong các tội phạm về môi trường được quy định trong các cấu thành cơ bản là “hậu quả nghiêm trọng”. Trong một số cấu thành với tình tiết tăng nặng sử dụng thuật ngữ “hậu quả rất nghiêm trọng” hoặc “hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”. Đây là những tiêu chí mang tính chất tương đối, rất khó xác định chính xác vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: Tính chất của hành vi, quy mơ của hành vi, thiệt hại vật chất, khả năng khắc phục những thiệt hại cho MT… Đặc biệt, trong lĩnh vực MT việc đánh giá mức độ của thiệt hại có những đặc thù riêng. Cho nên, để có thể áp dụng chính xác các quy định của BLHS đối với các tội phạm về mơi trường cần phải được luật hóa và có văn bản hướng dẫn cụ thể cụ thể từ phía Tịa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và ngành TN&MT đối với các loại “hậu quả” quy định trong chương XVII BLHS hiện hành.

Chủ thể của các tội phạm môi trường là con người cụ thể có năng lực TNHS

và đạt độ tuổi luật định đã thực hiện hành vi phạm tội về mơi trường. Bên cạnh đó, cũng có tội phạm được thực hiện bởi chủ thể đặc biệt là người có chức vụ quyền hạn.

Yếu tố chủ quan của các tội phạm môi trường: Các tội phạm về môi trường

được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý hoặc vơ ý. Động cơ, mục đích phạm tội đa dạng nhưng khơng phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm của các tội phạm về môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm pháp luật về môi trường đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cà mau, thực trạng và giải pháp (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)