2.2. Phát hiện, xử lý VPPL về MT của DN theo quy định hình sự
2.2.1.1. Trước ngày 01/7/2016
Chủ thể tiến hành hoạt động phát hiện, xử lý VPPL về MT của DN theo quy định hình sự do hai lực lượng tiến hành: Lực lượng Cảnh sát môi trường tiến hành
một số hoạt động điều tra ban đầu20 và lực lượng Cảnh sát kinh tế tiến hành các hoạt động điều tra tiếp theo (điều tra tố tụng), hoàn thiện hồ sơ đề nghị truy tố.
Để phát hiện, xử lý các hành vi VPPL về MT của DN theo quy định hình sự, lực lượng Cảnh sát môi trường bằng các biện pháp nghiệp vụ trực tiếp phát hiện DN có dấu hiệu tội phạm về MT hoặc tiếp nhận tố giác, tin báo tội phạm về MT đối với DN từ các nguồn tin (tin báo của quần chúng nhân dân, phản ánh của báo chí, của lực lượng Thanh tra TN&MT…). Trên cơ sở đó, bằng các biện pháp nghiệp vụ tiến hành các hoạt động điều tra bí mật để thu thập các thông tin, tài liệu phục vụ điều tra làm rõ. Nếu đúng sự thật thì thực hiện kiểm tra đột xuất. Quá trình thực hiện kiểm tra đột xuất mà xác định có dấu hiệu của tội phạm về MT thì tiến hành các hoạt động điều tra để xử lý, cụ thể như:
- Giai đoạn xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội về MT
+ Công tác bảo vệ hiện trường: Đây là cơng tác có ý nghĩa quan trọng, vì phần lớn các vụ vi phạm thời gian qua là bắt quả tang, do đó việc bảo vệ hiện trường để thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh tội phạm có vai trị quan trọng, thể hiện ở các tội như: Tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 182), tội vi phạm quy định về quản lý CTNH (Điều 182 a)…
+ Công tác khám nghiệm hiện trường: Là biện pháp điều tra nhằm thu thập tài liệu, chứng cứ về hành vi vi phạm. Việc khám nghiệm hiện trường được tiến hành theo quy định chung nhằm đảm bảo không để sót, lọt các tài liệu, dấu vết của tội phạm tại hiện trường, đồng thời việc thu thập chứng cứ phải đảm bảo các thuộc tính của chứng cứ thu được theo quy định của Bộ luật TTHS.
+ Thu thập các mẫu vật, vật chứng: Có vai trị đặc biệt quan trọng, vì kết quả kiểm định các mẫu vật, vật chứng là căn cứ để xác định có hay khơng việc vi phạm các quy định của pháp luật về BVMT, mức độ vi phạm, mức độ gây ONMT. Kết quả kiểm định cũng để xác định hành vi vi phạm là hành chính hay hình sự. Đồng thời, thu thập mẫu vật, vật chứng đúng quy trình thì mới đảm bảo các yêu cầu pháp
20
Theo Pháp lệnh số 09/2009/PLUBTVQH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự, kể từ ngày 01/6/2009, khi lực lượng Cảnh sát môi trường phát hiện ra tội phạm trong lĩnh vực do mình quản lý, được quyền ra quyết định khởi tố vụ án và tiến hành một số hoạt động điều tra ban đầu. Theo đó, Điều 23 Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự quy định: Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường, Trưởng phịng Cảnh sát mơi trường được quyền ra quyết định khởi tố vụ án và tiến hành một số hoạt động điều tra, như: lấy lời khai, khám nghiệm hiện trường, khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án. Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án, Cảnh sát môi trường chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan CSĐT có thẩm quyền tiến hành các biện pháp điều tra tiếp theo.
lý, đảm bảo các thuộc tính của chứng cứ theo TTHS (tính hợp pháp, tính khách quan, tính liên quan).
Hoạt động thu thập chứng cứ có thể tiến hành đồng thời với khám nghiệm hiện trường nhưng trong một số trường hợp phải thực hiện bằng biện pháp trinh sát. Yêu cầu cơ bản trong thu mẫu phải đảm bảo: Thu thập kịp thời, đảm bảo tính đại diện, điển hình; phải đảm bảo khối lượng, phù hợp với tiêu chuẩn cần phân tích; phải đảm bảo tính khách quan, liên quan, phù hợp; phương pháp lấy mẫu. Bảo quản phải thực hiện theo Tiêu chuẩn Việt Nam; phải đảm bảo các yêu cầu về chất lượng và kiểm soát chất lượng (QA/QC). Quy trình thu thập mẫu phải đảm bảo 5 bước: Nhận nhiệm vụ, lập kế hoạch; thực hiện công tác chuẩn bị; triển khai thu mẫu và xử lý ban đầu; vận chuyển đến trung tâm và phịng thí nghiệm; kết thúc thu mẫu.
+ Trưng cầu giám định xác định mức độ ô nhiễm, độc hại… Đây là khâu quan trọng trong q trình kiểm định mơi trường. Việc giám định được thực hiện bởi Viện Khoa học kỷ thuật hình sự; các cơ quan chun mơn thuộc Bộ TN&MT.
+ Lấy lời khai ban đầu: Bao gồm lấy lời khai người đại diện cơ quan, DN… liên quan và lấy lời khai người làm chứng.
+ Thống nhất chủ trương, đường lối xử lý: VPPL về MT xảy ra tương đối phổ biến, trên hầu hết các lĩnh vực. Tuy nhiên, đường lối và chủ trương xử lý vi phạm thì khác nhau, vừa phải đảm bảo yêu cầu chính trị, pháp luật và nghiệp vụ, vừa phải đảm bảo khơng làm cản trở, đình trệ hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Vì vậy, việc XLHC hay hình sự phải được xem xét cẩn trọng theo từng vụ vi phạm.
+ Khởi tố vụ án, khởi tố bị can: Việc xác định dấu hiệu tội phạm về MT để ra quyết định khởi tố vụ án hình sự thường phải thơng qua một số hoạt động bắt buộc như kiểm định MT, xác định mức độ ô nhiễm, trưng cầu giám định, đối chiếu với tiêu chuẩn TCVN… sau đó cịn phải xem xét đến các điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự như vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải bao nhiêu lần, đã bị xử lý hành chính chưa…
Theo quy định của Bộ luật TTHS và Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự, nếu phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm, lực lượng Cảnh sát môi trường ra quyết định khởi tố vụ án và tiến hành một số hoạt động điều tra ban đầu trong thời hạn 7 ngày và chuyển hồ sơ cho Cơ quan cảnh sát điều tra (Cảnh sát kinh tế). Nếu có đủ căn cứ xác định một người thực hiện hành vi phạm tội về MT thì ra quyết định khởi tố bị can (Thực hiện đúng quy định Bộ luật TTHS 2003: Điều 126 (khởi tố bị can) và Điều 127 (Thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can)).
- Giai đoạn điều tra tiếp theo nhằm chứng minh tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội
+ Bắt đối tượng: Là biện pháp ngăn chặn trong TTHS được áp dụng với bị cán, bị cáo hoặc người chưa bị khởi tố nhằm kịp thời ngăn chặn tội phạm, ngăn ngừa họ trốn tránh pháp luật, tạo điều kiện cho công tác điều tra, truy tố, xét xử và chấp hành bản án hình sự. Bắt đối tượng phạm tội về MT cần đảm bảo các quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời gian và lập biên bản theo quy định tại Chương VI (những biện pháp ngăn chặn) Bộ luật TTHS.
+ Khám xét, thu thập, vật chứng, tài liệu có liên quan đến tội phạm MT: Thực hiện theo quy định từ Điều 140 đến Điều 149 Bộ luật TTHS. Việc khám xét phải đảm bảo căn cứ, thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời gian, biên bản… theo quy định của pháp luật TTHS.
+ Hỏi cung bị can: Là biện pháp đấu tranh công khai, trực diện giữa điều tra viên với đối tượng nhằm thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh làm rõ vụ án. Việc hỏi cung bị can được tiến hành sau khi có quyết định khởi tố bị can. Việc hỏi cung bị can phải tuân thủ Bộ luật TTHS. Điều tra viên cần có kế hoạch tỷ mỷ, đưa ra các giải thuyết trước khi hỏi cung để đấu tranh với đối tượng phạm tội thường tìm cách đổ trách nhiệm cho tập thể.
+ Trưng cầu giám định: Đây là hoạt động gần như không thể thiếu trong công tác điều tra loại tội phạm này. Trong điều tra tội phạm về MT, việc giám định thường được tiến hành ở hai thời điểm đó là trước khởi tố vụ án và sau khi khởi tố vụ án hình sự. Giám định trước khi khởi tố vụ án nhằm mục tiêu kiểm định môi trường, xác định phạm vi, mức độ vi phạm có dấu hiệu tội phạm hay không để làm căn cứ khởi tố hay khơng khởi tố vụ án hình sự. Trưng cầu giám định sau khi khởi tố vụ án nhằm trực tiếp thu thập tài liệu, chứng cứ làm rõ sự thật của vụ án về MT và các điều kiện về chủ thể của bị can, bị cáo, người làm chứng…
+ Các biện pháp điều tra khác – Lấy lời khai người làm chứng, người bị hại; đối chất; nhận dạng; thực nghiệm điều tra.
Việc lấy lời khai người làm chứng phải tuân thủ quy định của pháp luật TTHS (từ điều 133 đến điều 137). Đối chất được áp dụng khi có sự mâu thuẫn trong lời khai của bị can, bị cáo, người làm chứng…Nhận dạng được thực hiện theo Điều 139 Bộ luật TTHS. Hoạt động thực nghiệm điều tra tội phạm về MT thực hiện theo quy định tại Điều 153 và 154 Bộ luật TTHS.
Trường hợp ra quyết định đề nghị truy tố: Khi kết thúc điều tra một vụ án về MT, cơ quan điều tra phải làm bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc quyết định đình chỉ điều tra. Việc ra bản kết luận điều tra hoặc quyết định đình chỉ điều tra phải thực hiện theo Bộ luật TTHS.