Thẩm quyền xử phạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm pháp luật về môi trường đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cà mau, thực trạng và giải pháp (Trang 54 - 57)

3.1. Các biện pháp XLHC đối với hành vi VPHC trong lĩnh vực BVMT

3.1.1.4. Thẩm quyền xử phạt

“Thẩm quyền xử phạt VPHC của những người được quy định tại các điều từ Điều 48 đến Điều 51 của Nghị định 155/2016/NĐ-CP là thẩm quyền áp dụng đối với một hành VPHC của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân đối với chức danh đó.

Trường hợp phạt tăng thêm đối với các thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật của cùng mẫu chất thải, thẩm quyền xử phạt được tính theo hành vi vi phạm có mức phạt tiền cao nhất của mẫu chất thải đó”24.

3.1.2. Thực tiễn tại Cà Mau

Theo thống kê của Thanh tra Sở TN và MT, lực lượng Cảnh sát môi trường tỉnh, từ năm 2011 đến 2016, hai lực lượng đã thanh tra, kiểm tra phát hiện 432 tổ chức vi phạm trên lĩnh vực BVMT, XPHC 108 trường hợp, với tổng số tiền trên 8.760 triệu đồng (số vụ XPHC chỉ chiếm 25% số vụ phát hiện). Trong đó, Thanh tra Bộ TN&MT kiểm tra, phát hiện 02 DN vi phạm, XPHC 430 triệu đồng (năm 2013); Tổng cục môi trường kiểm tra, phát hiện 16 công ty, DN vi phạm, XPHC số tiền 3.295 triệu đồng (năm 2014); Sở TN&MT tỉnh kiểm tra, phát hiện xử phạt và đề xuất UBND tỉnh XPHC 99 cơ sở vi phạm, số tiền 3.875 triệu đồng; Cảnh sát môi trường Công an tỉnh kiểm tra đột xuất phát hiện, xử phạt hoặc đề xuất Giám đốc Công an tỉnh và UBND tỉnh XPHC 18 trường hợp, số tiền trên 1,1 tỷ đồng.

Số trường hợp XPHC qua các năm thể hiện như sau: Năm 2011, xử phạt 28 trường hợp, số tiền 1804,5 triệu đồng; năm 2012 xử phạt 12 trường hợp, số tiền 492,75 triệu đồng; năm 2013 xử phạt 18 trường hợp, số tiền 944 triệu đồng; năm 2014 xử phạt 23 trường hợp, số tiền 3470,528 triệu đồng; năm 2015 xử phạt 04 trường hợp, số tiền 677,75 triệu đồng (năm 2015, Thanh tra TN&MT tỉnh chỉ kiểm

tra các kết luận sau thanh tra, không kiểm tra vi phạm MT của DN nên không xử phạt hành chính) và năm 2016 xử phat 23 trường hợp, số tiền 1.444,73 triệu đồng.

Qua thống kê 108 hồ sơ xử phạt VPHC nêu trên thì mức xử phạt thấp nhất là 1 triệu đồng, cao nhất là trên 540 triệu đồng; mức xử phạt trung bình khoảng 64 triệu đồng. Các hành vi vi phạm phổ biến là: Xả thải vượt quy chuẩn cho phép ra môi trường chiếm 40,7%; không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ

23

Khoản 3 Điều 4 Nghị định 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ.

24

nội dung ĐTM chiếm 42,8%; khơng có báo cáo ĐTM hoặc bản cam kết BVMT chiếm 4,4%; thực hiện không đầy đủ chế độ báo cáo chiếm 12,1%.

Về lĩnh vực vi phạm về MT: DN kinh doanh chế biến thủy sản, vỏ tôm, bột cá bị phát hiện XPHC nhiều nhất, số lượng 57 lượt DN, chiếm 42%, còn lại là lĩnh vực kinh doanh mía đường, khí - điện - đạm, giết mổ gia súc, bao bì, xăng dầu, Dược, cơ khí... chiếm 58%.

Nguyên nhân của những VPPL về MT nêu trên là do DN chỉ quan tâm đến lợi nhuận, ít quan tâm đến BVMT, chiếm 45%; chế tài XPHC còn thấp, xử phạt chưa nghiêm, chiếm 26%; các quy định của pháp luật còn nhiều bất cập, chiếm 10%; cơng tác thanh tra, kiểm tra cịn bất cập, lỏng lẻo, chiếm 7%; Khu công nghiệp, cụm cơng nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập chung, chiếm 5%; công tác tuyên truyền pháp luật về BVMT chưa tốt, chiếm 5%; nguyên nhân khác, chiếm 2%.

3.1.3. Những bất cập và giải pháp

3.1.3.1 Những bất cập

Thứ nhất, vai trị của báo chí địa phương, báo chí của Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh chưa phát huy hiệu quả. Báo chí địa phương chưa đi sâu sát để nắm, phản ánh tình hình ơ nhiễm MT trên địa bàn tỉnh; báo chí Trung ương đóng trên địa bàn có phản ánh tình hình ơ nhiễm MT trên địa bàn tỉnh nhưng chưa nhiều, chưa đi đến cùng của sự việc nên chưa kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về MT của DN.

Thứ hai, trong những năm qua, số vụ phát hiện vi phạm về MT nhiều, nhưng

số vụ việc bị xử lý lại chiếm không cao và chế tài xử phạt thấp; việc xử lý vi phạm chưa đánh trúng vào nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm là lợi nhuận có được từ vi phạm. Đây là thực tế bất cập trong công tác XL VPPL về BVMT. Từ năm 2011 - 2016, phát hiện 108 trường hợp, xử phạt VPHC với tổng số tiền trên 8.760 triệu đồng. Nếu đem 8.760 triệu đồng xử phạt chia cho 432 vụ vi phạm thì mỗi trường hợp vi phạm chỉ bị phạt trung bình khoảng 20 triệu đồng, chưa kể đến các vụ vi phạm nhắc nhở, xử phạt cảnh cáo thì mức xử phạt cịn thấp hơn. Mặc dù, mỗi vụ vi phạm, hành vi, tính chất, mức độ khác nhau thì xử lý khác nhau, nhưng nhìn chung là quá thấp so với tác hại gây ra cho môi trường và cộng đồng nên không đủ sức răn đe.

Nghị định số 179/2013/NĐ-CP của Chính phủ đã hạn chế thẩm quyền xử phạt VPHC của lực lượng Cảnh sát môi trường, cụ thể: Không được xử phạt các hành vi vi phạm các quy định về thực hiện cam kết BVMT; vi phạm các quy định về thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường... đặc biệt, Khoản 2 Điều 54 Nghị định

179 đã “phân vùng” xử phạt, vơ hình trung đã “hành chính hóa” hoạt động nghiệp vụ, khơng đảm bảo nguyên tắc bí mật, bất ngờ trong phịng, chống tội phạm môi trường. Hiện nay, Nghị định số 155/2016/NĐ-CP đã bổ sung rõ thẩm quyền xử phạt VPHC của lực lượng Cảnh sát môi trường, khắc phục các hạn chế của Nghị định 179.

Thứ ba, việc giám sát thực hiện các quyết định xử phạt VPHC chưa nghiêm dẫn đến nhiều trường hợp khơng thực hiện hoặc chỉ đóng tiền phạt mà không thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Các cơ quan chức năng mới chỉ xử phạt VPHC mà thiếu giám sát thực thi những biện pháp khắc phục hậu quả.

Thứ tư, một số quy chuẩn kỹ thuật MT nói chung, quy chuẩn kỹ thuật ngành nói riêng chưa đảm bảo chặt chẽ, nghiêm ngặt; các quy định về phí BVMT chưa hồn thiện dẫn đến khơng có căn cứ để buộc các DN vi phạm phải thực hiện nghĩa vụ tài chính. Hiện mới thu phí BVMT nước thải và hoạt động khai thác khống sản chứ chưa thu phí về khí thải. Việc xác định mức độ ơ nhiễm cịn nhiều bất cập cả về phương pháp thực hiện lẫn trang thiết bị đo đạc, ảnh hưởng đến hiệu quả và chất lượng của việc xử lý vi phạm.

3.1.3.2. Những giải pháp

Thứ nhất, thực tế cho thấy, phần lớn các vụ ô nhiễm MT, sự cố mơi trường

đều có sự vào cuộc của cơ quan báo chí. Vì vậy, khi nhà nước và pháp luật không bao quát được hết, thì cần phát huy vai trị của báo chí, một mặt hỗ trợ cho Nhà nước giám sát, phản ánh các DN có hành vi VPPL về BVMT nhưng mặt khác cũng giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước trên lĩnh vực BVMT nhằm hạn chế các hành vi tiêu cực, lạm quyền trong thực thi công vụ.

Thứ hai, Thanh tra môi trường, Cảnh sát môi trường phải tăng cường công tác

thanh, kiểm tra, kiểm tra phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng, có trọng tâm, trọng điểm theo chỉ đạo của Chính phủ, thủ tướng Chính phủ. Khi có hành vi VPPL về MT phải kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh theo định của Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực BVMT, để đảm bảo tính răn đe của pháp luật, buộc các DN phải chấp hành nghiêm túc các quy định về BVMT.

Thứ ba, để các quyết định XP VPHC được các DN thực hiện một cách nghiêm

minh, phải bổ sung quy định về cơ chế hỗ trợ thực thi quyết định xử lý VPHC về BVMT. Đồng thời, các cơ quan chức năng phải làm tốt cơng tác thơng tin cho báo chí trong q trình phát hiện, xử phạt để cơ quan báo chí cùng giám sát việc thực hiện quyết định xử phạt cũng như biện pháp khắc phục hậu quả của DN vi phạm MT.

Thứ tư, rà soát, sửa đổi, ban hành các quy chuẩn kỹ thuật về MT bảo đảm

kiểm soát chặt chẽ, nghiêm ngặt đối với các ngành, lĩnh vực có khả năng gây ONMT cao, quy chuẩn kỹ thuật về MT ngành phải nghiêm ngặt hơn các quy chuẩn kỹ thuật về MT nói chung, đặc biệt chú trọng các ngành chế biến thủy sản..., tiếp cận với quy chuẩn kỹ thuật về MT của các nước tiên tiến. Sớm ban hành tiêu chuẩn quy định mùi, quy định về thu phí khí thải. Đầu tư thêm trang thiết bị công nghệ hiện đại cho các địa phương và đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ cho lực lượng Thanh tra môi trường, Cảnh sát môi trường để sử dụng thành thạo các trang thiết bị, có cách làm khoa học trong lĩnh vực địi hỏi độ chính xác cao, để làm căn cứ trong xác định, XPHC các hành vi VPPL về MT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm pháp luật về môi trường đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cà mau, thực trạng và giải pháp (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)