1.2 Lý luận cơ bản về xử lý nợ xấu
1.2.3 Các biện pháp xử lý nợ xấu
Trong thực tế hoạt động tại các ngân hàng, rất nhiều biện pháp được các ngân hàng áp dụng cho việc xử lý nợ, bao gồm:
Một là, nhóm các biện pháp như cơ cấu lại thời hạn trả nợ30, cấu trúc lại khoản nợ, giảm quy mơ khoản nợ, chuyển đổi nợ thành vốn góp, miễn giảm lãi, trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng31, xuất tốn nợ đã xử lý rủi ro ra khỏi ngoại bảng32 hay nói một cách ngắn gọn và dễ hiểu là xoá nợ.
Hai là, nhóm các biện pháp bán nợ, có nhiều cách bán nợ: bán cho các AMC của
ngân hàng, VAMC, DATC, các tổ chức, cá nhân có chức năng kinh doanh nợ hoặc các nhà đầu tư nước ngoài, thường hiệu quả trong các khoản nợ là các dự án đầu tư, xây dựng…
Ba là, biện pháp ngân hàng nhận gán tài sản bảo đảm để cấn trừ nợ và nắm giữ
bất động sản do việc xử lý nợ vay theo quy định tại khoản 3 điều 132 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, theo đó, trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày quyết định xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản, ngân hàng phải bán, chuyển nhượng hoặc mua lại bất động sản này để bảo đảm tỷ lệ đầu tư vào tài sản cố định và mục đích sử
30 Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ là nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi chấp thuận điều chỉnh kỳ hạn trả
nợ và/hoặc gia hạn nợ cho khách hàng khi khách hàng khơng có khả năng trả nợ gốc và/hoặc lãi đúng thời hạn ghi trong hợp đồng nhưng được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi đánh giá có khả năng trả được đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ cơ cấu lại – khoản 7 Điều 3 Thơng tư 02/TT-NHNN.
31 Sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro là việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi hạch toán chuyển khoản nợ được
xử lý rủi ro ra hạch toán ngoại bảng và tiếp tục theo dõi, có biện pháp để thu hồi nợ đầy đủ theo hợp đồng đã ký, cam kết đã thỏa thuận với khách hàng – khoản 12 Điều 3 Thông tư 02/TT-NHNN.
32 Sau thời gian tối thiểu 05 (năm) năm, kể từ ngày sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và sau khi đã thực hiện tất cả các biện pháp
của Hội đồng xử lý rủi ro để thu hồi nợ nhưng khơng thu hồi được, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi được quyết định xuất tốn nợ đã xử lý rủi ro ra khỏi ngoại bảng – khoản 2 Điều 17 Thông tư 02/TT-NHNN.
dụng tài sản cố định quy định tại Điều 14033 của Luật Các tổ chức tín dụng 2010.
Bốn là, nhóm các biện pháp xử lý tài sản bảo đảm thông qua thoả thuận, tự
nguyện hay cưỡng chế xử lý bằng các biện pháp được pháp luật thừa nhận. Trong tất cả các biện pháp trên, có biện pháp ngân hàng thực tế xử lý được khoản nợ, thu hồi vốn để tiếp tục đưa vào kinh doanh, là các biện pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ, cấu trúc lại khoản nợ, giảm quy mô khoản nợ... để đảm bảo khách hàng vẫn có khả năng để thanh tốn dần các khoản nợ của ngân hàng, bán nợ cho các tổ chức, cá nhân có chức năng kinh doanh nợ, xử lý tài sản bảo đảm... nhưng cũng có khá nhiều trường hợp áp dụng các biện pháp mang tính kỹ thuật, dùng lợi nhuận ngân hàng bù đắp vào khoản kinh doanh thua lỗ, là chuyển đổi nợ thành vốn góp, miễn hoặc giảm lãi, trích lập dự phịng và sử dụng dự phòng để xử lý các khoản rủi ro, xuất toán nợ đã xử lý rủi ro ra khỏi ngoại bảng... Trong phạm vi giới hạn của đề tài, tác giả khơng đề cập đến các biện pháp mang tính kỹ thuật, chỉ tập trung phân tích ba nhóm phương án ngân hàng thực tế xử lý được khoản nợ, thu hồi vốn, gồm có:
Thứ nhất, xử lý nợ xấu thông qua xử lý tài sản bảo đảm theo thoả thuận của các
bên. Thực tế hiện nay, hầu hết các ngân hàng cho rằng xử lý nợ nghĩa là xử lý tài sản. Quan điểm này xuất phát từ cách các ngân hàng khi cho vay đều dựa vào tài sản bảo đảm của khách hàng vay mà không quan tâm đến các yếu tố khác như năng lực tài chính, uy tín của khách hàng, mục đích sử dụng vốn, kiểm sốt dịng tiền trong kinh doanh... nên khi khách hàng khơng thanh tốn được nợ, điều đầu tiên ngân hàng nghĩ đến là xử lý tài sản bảo đảm. Trong một số trường hợp, các bên chủ thể liên quan thậm chí cịn cho rằng, xử lý nợ xấu nghĩa là xử lý tài sản bảo đảm, điều đó cho thấy, tài sản bảo đảm có ý nghĩa rất quan trọng đối với các bên cho vay và đi vay. Các tranh chấp phần lớn cũng xoay quanh các quan hệ bảo đảm và tính hợp pháp của quan hệ này hơn là tranh chấp về quan hệ vay vốn.
33 Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được mua, đầu tư vào tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho hoạt động không
quá 50% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ đối với tổ chức tín dụng hoặc khơng q 50% vốn được cấp và quỹ dự trữ bổ sung vốn được cấp đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Liên quan đến quy định pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm, ngày 29/12/2006 Chính phủ ban hành Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm (Nghị định 163/2006/NĐ-CP) quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Dân sự 2005 về xác lập, thực hiện giao dịch bảo đảm để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự và xử lý tài sản. Tại Điều 59 Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định các phương thức xử lý tài sản theo thoả thuận gồm có bán tài sản, ngân hàng nhận tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm, ngân hàng nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác từ người thứ ba trong trường hợp thế chấp quyền đòi nợ và phương thức khác do các bên thoả thuận.
Khoản 1 Điều 303 Bộ luật Dân sự 2015 quy định ngân hàng và bên bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp như bán đấu giá tài sản, ngân hàng tự bán tài sản, ngân hàng nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm và phương thức khác. Khoản 2 Điều 303 quy định trường hợp khơng có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 1 thì tài sản được bán đấu giá.
Thứ hai, khi thoả thuận của các bên không thực hiện được hoặc các bên khơng
thoả thuận được thì ngân hàng sẽ tiến hành biện pháp khởi kiện khách hàng, tức là giữa ngân hàng và khách hàng phát sinh tranh chấp về hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tài sản. Trong trường hợp này, việc khởi kiện hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp tại trọng tài được xem là một phương thức xử lý nợ xấu. Đây là phương thức truyền thống và phổ biến thường thấy các ngân hàng áp dụng khi khách hàng khơng trả được nợ. Khi đó, ngân hàng sẽ khởi kiện vụ án để yêu cầu tòa án, trọng tài tuyên buộc khách hàng trả nợ, nếu khơng trả được thì phát mãi tài sản bảo đảm để thu hồi thông qua cơ quan thi hành án. Việc khởi kiện khách hàng ra tòa án hoặc trọng tài thường là biện pháp cuối cùng khi khơng cịn sự lựa chọn khác để thu hồi nợ.
Thứ ba, nếu có bên thứ ba quan tâm đến khoản nợ, đến doanh nghiệp mắc nợ,
thông thường là các nhà đầu tư quan tâm đến dự án kinh doanh bất động sản mà bên bảo đảm thế chấp cho ngân hàng, hoặc nhằm mục đích thực hiện các hoạt
động M&A34... hoặc ngân hàng muốn nhanh chóng thu hồi nợ mà khơng muốn trải qua cả quá trình khởi kiện và thi hành án tốn kém chi phí và nhân lực thì ngân hàng sẽ bán nợ cho bên thứ ba, là thoả thuận giữa ngân hàng với bên mua nợ. Theo đó, ngân hàng chuyển giao quyền sở hữu khoản nợ cho bên mua nợ và nhận tiền thanh toán từ bên mua nợ, bên mua nợ tiếp nhận các quyền với tư cách chủ nợ và có nghĩa vụ thanh tốn cho bên bán nợ.