Thực tiễn ngân hàng tự bán tài sản bảo đảm và kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng pháp luật về xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại từ thực tiễn tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 37 - 42)

2.1 Ngân hàng tự bán tài sản

2.1.2 Thực tiễn ngân hàng tự bán tài sản bảo đảm và kiến nghị

Hiện nay, xử lý tài sản bảo đảm không đơn giản, mất nhiều thời gian, chi phí nhưng kết quả đạt được không cao, ảnh hưởng lớn đến hoạt động ngân hàng. Ngun nhân có thể từ chính các ngân hàng, từ chính sách pháp luật, từ quá trình vận dụng pháp luật của cơ quan nhà nước và cả sự hợp tác từ khách hàng. Có trường hợp, tài sản được xác lập phù hợp quy định pháp luật (công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm) và chỉ bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ tại ngân hàng, khi phát sinh nghĩa vụ bảo đảm, ngân hàng và chủ sở hữu thống nhất phương thức xử lý bán tài sản bảo đảm cho bên thứ ba nhưng giao dịch có thể bị ngăn chặn bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (tịa án, thi hành án) vì chủ sở hữu tài sản nợ bên thứ ba và tài sản bảo đảm của ngân hàng bị ngăn chặn chuyển nhượng. Vì các ngăn chặn này dẫn đến việc ngân hàng mất cơ hội xử lý tài sản được pháp luật thừa nhận hoặc ngân hàng phải tốn rất nhiều công sức để làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải tỏa ngăn chặn rồi mới xử lý được tài sản. Trong q trình thực hiện thực tế, mỗi ngân hàng có cách thực hiện khác nhau. Ví dụ, có ngân hàng thoả thuận sẵn trong hợp đồng bảo đảm về cách thức ngân hàng đưa tài sản ra bán, có ngân hàng ký sẵn thoả thuận bàn giao tài sản ngay giai đoạn ký hợp đồng thế chấp, cầm cố để vay vốn, có ngân hàng ký sẵn hợp đồng uỷ quyền bán tài sản với bên bảo đảm ngay giai đoạn vay vốn, có ngân hàng ký hợp đồng uỷ quyền với bên bảo đảm trong giai đoạn cơ cấu nợ cho khách hàng, có ngân hàng ký hợp đồng uỷ quyền hoặc thoả thuận xử lý tài sản khi khách hàng mất khả năng thanh toán và phải xử lý tài sản để thu hồi nợ...

Việc ngân hàng tự bán tài sản thì các văn bản luật hiện nay khơng quy định chi tiết cách thức bán, chỉ có văn bản dưới luật là Nghị định 163/2006/NĐ-CP và Nghị định 11/2012/NĐ-CP, vì vậy đã dẫn đến tình trạng mỗi cơ quan, mỗi địa phương hiểu và áp dụng theo một kiểu, thậm chí, có cơ quan cịn cho rằng đây chỉ là văn bản dưới luật nên khơng có giá trị bằng văn bản luật và khơng đồng ý thực hiện, có thể liệt kê cụ thể các trường hợp như sau35:

35 Tất cả thông tin, số liệu đều được tác giả thu thập trong q trình thực hiện cơng việc thực tế tại ACB với các cơ quan nhà nước liên quan đến quá trình xử lý hồ sơ.

 Giai đoạn công chứng hợp đồng chuyển nhượng: thực tế thực hiện vướng nhiều nhất ở việc uỷ quyền bán tài sản, vì các ngân hàng thường lựa chọn cách này do thực hiện đơn giản, khơng phải giải thích nhiều với cơ quan cơng chứng, là một giao dịch dân sự bình thường, trong khi nếu tự bán tài sản theo hợp đồng thế chấp thì phải cung cấp hàng loạt các văn bản Nghị định 163/2006/NĐ-CP, Nghị định 11/2012/NĐ-CP, Thông tư liên tịch 16/TTLT-BTP-BTNMT- NHNN... và thường bị cơ quan cơng chứng từ chối thực hiện vì e ngại rủi ro. Mặc dù khoản 4 Điều 58 Nghị định 163/2006/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 11/2012/NĐ-CP đã quy định rõ nhưng thực tế khi các ngân hàng chuyển nhượng tài sản theo Hợp đồng bảo đảm đã ký nhưng các cơ quan chức năng thường yêu cầu phải có sự tham gia của bên bảo đảm hoặc có uỷ quyền từ bên bảo đảm. Tuy nhiên, liên quan đến việc uỷ quyền xử lý tài sản, các cơ quan công chứng thường cho rằng bên bảo đảm không được uỷ quyền cho ngân hàng bán tài sản bảo đảm vì các lý do sau: (i) luật chuyên ngành (đất đai, nhà ở...) quy định bên bán tài sản là bất động sản phải là chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu uỷ quyền; (ii) Bộ luật Dân sự 2005 quy định cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể uỷ quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Ngân hàng không thuộc đối tượng được uỷ quyền theo quy định của Bộ luật dân sự vì là tổ chức có tư cách pháp nhân. Vì vậy, dù hợp đồng bảo đảm có nội dung uỷ quyền cho ngân hàng xử lý tài sản bảo đảm hoặc được lập thành văn bản riêng, vẫn không được chấp nhận. Ngồi ra, vướng mắc cịn tập trung ở các vấn đề sau36.

Một là, cơ quan công chứng từ chối công chứng hợp đồng ủy quyền chuyển

nhượng tài sản giữa bên bảo đảm và ngân hàng với lý do nội dung thỏa thuận chuyển nhượng tài sản đã có trong hợp đồng bảo đảm (Lâm Đồng, Daklak).

Hai là, cơ quan công chứng cho rằng việc ủy quyền này chỉ thực hiện đối với

cá nhân ủy quyền cho cá nhân/tổ chức ủy quyền cho cá nhân, không áp dụng

36 Tất cả thông tin, số liệu đều được tác giả thu thập trong quá trình thực hiện cơng việc thực tế tại ACB với các cơ quan nhà nước liên quan đến quá trình xử lý hồ sơ.

đối với cá nhân ủy quyền cho tổ chức hoặc tổ chức ủy quyền cho tổ chức (Đồng Tháp, Hà Nội và một số tỉnh phía bắc).

Ba là, cơ quan cơng chứng cho rằng ngân hàng khơng có quyền trực tiếp thực

hiện giao dịch chuyển nhượng đối với tài sản bảo đảm mà phải thơng qua hình thức bán đấu giá (Thái Nguyên).

Bốn là, cơ quan công chứng không chấp nhận công chứng cho hợp đồng

chuyển nhượng tài sản nếu ngân hàng đại diện theo uỷ quyền hợp pháp của chủ tài sản (Hà Nội và phần lớn các tỉnh phía bắc). Lý do được đưa ra là chưa thực hiện nên không lường hết được rủi ro.

 Giai đoạn sang tên cho người nhận chuyển nhượng: nếu hợp đồng chuyển nhượng bất động sản đã được cơ quan cơng chứng chứng nhận tính xác thực thì đến giai đoạn thực hiện thủ tục sang tên thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản từ chối sử dụng văn bản uỷ quyền hợp pháp của chủ tài sản cho ngân hàng hoặc hợp đồng bảo đảm có nội dung ngân hàng được xử lý tài sản để hồn tất thủ tục sang tên (đã có hợp đồng chuyển nhượng được công chứng) và yêu cầu phải bán đấu giá (một số quận, huyện tại Hà Nội và phần lớn các tỉnh phía bắc)37.

 Giai đoạn bàn giao tài sản cho người mua: Bên bảo đảm đã ủy quyền cho ngân hàng, đã thoả thuận xử lý tài sản, đã ký biên bản bàn giao tài sản (chưa bàn giao tài sản thực tế)... nhưng vẫn gặp khó khăn trong việc bàn giao tài sản cho người mua nếu bên bảo đảm thay đổi ý kiến và không đồng ý bàn giao tài sản thực tế. Việc cưỡng chế bàn giao tài sản giai đoạn này là khơng có quy định, nếu có, chỉ là các quy định về thu giữ tài sản theo Điều 63 Nghị định 163/2006/NĐ-CP và Điều 9 Thông tư liên tịch 16/TTLT-BTP-BTNMT- NHNN, ngân hàng không nhận được sự hỗ trợ từ bất cứ cơ quan nào, nếu các

37 Tất cả thông tin, số liệu đều được tác giả thu thập trong quá trình thực hiện cơng việc thực tế tại ACB với các cơ quan nhà nước liên quan đến quá trình xử lý hồ sơ.

bên không đạt được sự thoả thuận, khả năng chắc chắn là các bên có liên quan phải giải quyết tranh chấp tại tịa án có thẩm quyền (kiện địi tài sản)38.

Điều 63. Thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý

1. Bên giữ tài sản bảo đảm phải giao tài sản đó cho người xử lý tài sản theo thông báo của người này; nếu hết thời hạn ấn định trong thông báo mà bên giữ tài sản bảo đảm khơng giao tài sản thì người xử lý tài sản có quyền thu giữ tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 2 Điều này để xử lý hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Khi thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm, người xử lý tài sản có trách nhiệm:

a)Thơng báo trước cho người giữ tài sản về việc áp dụng biện pháp thu giữ tài sản bảo đảm trong một thời hạn hợp lý. Văn bản thông báo phải ghi rõ lý do, thời gian thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm, quyền và nghĩa vụ của các bên.

b)Không được áp dụng các biện pháp vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội trong quá trình thu giữ tài sản bảo đảm.

3. Trong trường hợp người giữ tài sản bảo đảm là người thứ ba thì bên bảo đảm có trách nhiệm phối hợp với người xử lý tài sản thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm.

4. Bên bảo đảm hoặc người thứ ba giữ tài sản bảo đảm phải chịu các chi phí hợp lý, cần thiết cho việc thu giữ tài sản bảo đảm; trong trường hợp khơng giao tài sản để xử lý hoặc có hành vi cản trở việc thu giữ hợp pháp tài sản bảo đảm mà gây thiệt hại cho bên nhận bảo đảm thì phải bồi thường.

5. Trong quá trình tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, nếu bên giữ tài sản bảo đảm có dấu hiệu chống đối, cản trở, gây mất an ninh, trật tự nơi công cộng hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác thì người xử lý tài sản bảo đảm có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và cơ quan Công an nơi tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để giữ gìn an ninh, trật tự, bảo đảm cho người xử lý tài sản thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm.

Điều 9. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã trong việc thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm của người xử lý tài sản bảo đảm

1. Trước thời điểm thu giữ tài sản bảo đảm ít nhất bảy (07) ngày làm việc, người xử lý tài sản bảo đảm có quyền gửi văn bản thơng báo về việc thu giữ tài sản bảo đảm đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm.

Văn bản thông báo về việc thu giữ tài sản được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện kèm theo một

38 Tất cả thông tin, số liệu đều được tác giả thu thập trong q trình thực hiện cơng việc thực tế tại ACB với các cơ quan nhà nước liên quan đến quá trình xử lý hồ sơ.

(01) bản sao hợp đồng bảo đảm hoặc văn bản thỏa thuận về việc xử lý tài sản bảo đảm đã được các bên giao kết hợp pháp. Văn bản của người xử lý tài sản bảo đảm phải nêu rõ lý do xử lý, thời gian, địa điểm xử lý, kế hoạch thu giữ tài sản và tài sản dự định thu giữ.

2. Sau khi nhận được văn bản của người xử lý tài sản bảo đảm, UBND cấp xã phải kịp thời thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 5 Điều 63 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP và Điều 30 Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18/5/2013 của Chính phủ về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam.

Từ thực trạng xử lý tài sản thế chấp đã nêu, cùng với những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Để việc xử lý tài sản thế chấp nhanh chóng và hiệu quả nhất, quyền tự xử lý tài sản của ngân hàng phải được ưu tiên. Để làm được việc này thì các ngân hàng thương mại rất cần Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp có văn bản hướng dẫn, quy định cụ thể đối với trường hợp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn việc chuyển nhượng tài sản bảo đảm khi ngân hàng và chủ sở hữu phối hợp xử lý tài sản. Việc ngăn chặn giao dịch nếu hợp lý và có căn cứ pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba ngay tình thì các ngân hàng đều ủng hộ và tuân thủ, tuy nhiên, nếu là việc lạm dụng của các cơ quan thực thi pháp luật để trục lợi thì cần thiết phải có những chế tài nghiêm khắc để răn đe những cá nhân cố tình lợi dụng quy định pháp luật để làm sai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng pháp luật về xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại từ thực tiễn tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)