3.2 Giai đoạn thi hành bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của toà án
3.2.3 Quan điểm của tác giả và căn cứ pháp lý
Vấn đề thứ nhất, theo lập luận của cơ quan thi hành án, dự án chưa được cấp
giấy chứng nhận quyền sở hữu cơng trình, UBND tỉnh đã thu hồi và giao cho ban quản lý khu công nghiệp chủ trì, phối hợp xử lý tài sản. Việc xử lý tài sản của dự án được thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư 2005 và Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư. Ngồi ra, tồn bộ cơng trình nhà máy là tài sản gắn liền với đất, nếu tách rời sẽ làm giảm giá trị tài sản, phần đất để xây dựng cơng trình thuộc diện quyền sử dụng đất không được kê biên theo quy định của pháp luật (đất được UBND tỉnh cho thuê trả tiền hàng năm, dự án chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu cơng trình).
nhà đầu tư khơng thực hiện hoặc khơng có khả năng thực hiện dự án theo tiến độ đăng ký với cơ quan đăng ký đầu tư và không thuộc trường hợp được giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Điều 46 của Luật Đầu tư.
Theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai năm 2013 quy định đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng; trường hợp khơng đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp bất khả kháng.
Trường hợp này, cơ quan thi hành án dẫn chiếu các quy định của Luật Đầu tư để áp dụng cho các vấn đề liên quan đến ngân hàng, việc vay vốn, bảo đảm tiền vay và xử lý tài sản bảo đảm là chưa phù hợp. Bởi các lẽ sau:
Một là, việc thế chấp và nhận thế chấp tài sản hình thành trong tương lai là cơng
trình nhà máy được pháp luật thừa nhận, được quy định cụ thể trong Bộ luật Dân sự 2005 tại khoản 2 điều 320: “Vật dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
là vật hiện có hoặc được hình thành trong tương lai. Vật hình thành trong tương lai là động sản, bất động sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết”. Điều này có nghĩa, việc
tài sản hình thành trong tương lai được dùng làm biện pháp bảo đảm cho khoản vay của khách hàng tại ACB là hoàn toàn phù hợp quy định pháp luật. Một khi tài sản đã dùng làm biện pháp bảo đảm một cách hợp pháp, thì khi phải xử lý, khơng thể dẫn chiếu một văn bản pháp luật trong lĩnh vực ít liên quan hơn (Luật Đầu tư – áp dụng cho nhà đầu tư và dự án đầu tư) để áp dụng cho các quan hệ pháp luật trực tiếp liên quan đến việc vay vốn, bảo đảm tiền vay và xử lý tài sản bảo đảm (phải áp dụng Luật Các tổ chức tín dụng, Bộ luật Dân sự, Luật Thi hành
án dân sự, Nghị định của Chính phủ về giao dịch bảo đảm… để điều chỉnh các mối quan hệ này mới đúng và phù hợp).
Hai là, việc xử lý nợ vay, xử lý tài sản bảo đảm của khách hàng với ACB đã được
tịa án cơng nhận bằng bản án có hiệu lực pháp luật. Trong mọi trường hợp, một khi mối quan hệ dân sự đã được giải quyết bằng một bản án có hiệu lực pháp luật của tịa án, điều đó đồng nghĩa với việc, đây là phán quyết tối cao, phải được các bên tôn trọng, trừ trường hợp bản án bị hủy bằng một thủ tục tố tụng đặc biệt, cịn khơng, thì phải được tuyệt đối tơn trọng, kể cả các cơ quan nhà nước, khơng vì bất cứ lý do hoặc viện dẫn gì mà làm trái với bản án đã có hiệu lực pháp luật. Nếu một trong các bên vi phạm bản án của tịa án, thì bị cưỡng chế thực hiện bởi lực lượng chức năng (cơ quan thi hành án).
Chưa kể, cơ quan thi hành án dẫn chiếu các quy định của Luật Đầu tư và Luật Đất đai để cho rằng trường hợp nêu trên không thể kê biên được vì dự án và quyền sử dụng đất đã bị thu hồi. Nếu nói về ngun tắc thì dù nhà nước có thu hồi đất, cũng phải có các quy định về việc xử lý các hậu quả của việc thu hồi. Điều đó có nghĩa, dù đất và dự án bị thu hồi, vẫn phải có các quy định pháp luật để xử lý hậu quả của chúng (ví dụ bồi thường cho việc đầu tư tài sản trên đất bị thu hồi hoặc các quy định pháp luật tương tự). Trường hợp này, dự án bị thu hồi đang còn là biện pháp bảo đảm cho một quan hệ vay vốn hợp pháp thì khơng thể nói thu hồi là chấm dứt mọi quyền và nghĩa vụ với ngân hàng hoặc với bên thứ ba. Như vậy có thể khẳng định, lập luận của cơ quan thi hành án khơng ổn về cơ sở pháp lý. Tìm hiểu thêm về Luật Đầu tư, điều khoản liên quan đến việc xử lý hậu quả của dự án đầu tư bị thu hồi, thì tại các khoản 2, 3, 4 Điều 48 Luật Đầu tư 2014 quy định như sau: “(2) Cơ quan đăng ký đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của
dự án đầu tư trong các trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e, g và h khoản 1 Điều này. (3) Nhà đầu tư tự thanh lý dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về thanh lý tài sản khi dự án đầu tư chấm dứt hoạt động. (4) Trừ trường hợp được gia hạn, dự án đầu tư bị Nhà nước thu hồi đất và nhà đầu tư không tự thanh lý tài sản gắn liền với đất trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày bị thu hồi đất, cơ quan
ra quyết định thu hồi đất tổ chức thanh lý tài sản gắn liền với đất.”
Như vậy, trong trường hợp khách hàng khơng vay vốn ngân hàng thì Luật Đầu tư vẫn quy định về việc thanh lý tài sản gắn liền với đất khi bị thu hồi dự án đầu tư, thu hồi đất, do đó, khơng có cơ sở để kết luận là việc thu hồi đất dẫn đến hậu quả là tài sản gắn liền với đất không thể xử lý được.
Một vấn đề cần phải bàn thêm là, cơ quan thi hành án chỉ tập trung vào Luật Đầu tư và Luật Đất đai, mà khơng tìm hiểu chính quy định pháp luật điều chỉnh trực tiếp đến hoạt động của cơ quan mình, Luật Thi hành án dân sự. Theo quy định tại Điều 94 Luật Thi hành án dân sự 2008 (luật áp dụng tại thời điểm xảy ra sự việc) thì khi kê biên tài sản là cơng trình xây dựng gắn liền với đất phải kê biên cả quyền sử dụng đất, trừ trường hợp quyền sử dụng đất không được kê biên theo quy định của pháp luật hoặc việc tách rời tài sản kê biên và đất không làm giảm đáng kể giá trị tài sản đó. Khi đưa ra các lập luận, cơ quan thi hành án chỉ nhấn mạnh đến ý đầu tiên và cho rằng, đã kê biên tài sản trên đất, thì bắt buộc phải kê biên cả quyền sử dụng đất. Khi quyền sử dụng đất không được kê biên thì khơng thể kê biên tài sản trên đất, vì theo nhận định của cơ quan thi hành án, khi kê biên riêng từng loại tài sản sẽ là làm giảm giá trị tài sản trên đất. Trong khi Điều 94 lại quy định khi kê biên tài sản là cơng trình xây dựng gắn liền với đất phải kê biên cả quyền sử dụng đất nhưng nếu quyền sử dụng đất không được kê biên theo quy định của pháp luật thì vẫn được kê biên tài sản là cơng trình xây dựng gắn liền với đất mà không cần phải kê biên quyền sử dụng đất hoặc nếu việc tách rời tài sản kê biên và đất không làm giảm đáng kể giá trị tài sản đó thì vẫn được kê biên tài sản là cơng trình xây dựng gắn liền với đất mà khơng cần phải kê biên quyền sử dụng đất.
Kết luận thứ nhất: việc kê biên tồn bộ cơng trình xây dựng nhà máy theo hợp đồng thế chấp là hoàn toàn phù hợp theo quy định của pháp luật mà không buộc phải kê biên quyền sử dụng đất.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 68 Nghị định 163/2006/NĐ-CP thì trường hợp chỉ thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng
đất thì khi xử lý tài sản gắn liền với đất, người mua, người nhận tài sản gắn liền với đất đó được tiếp tục sử dụng đất. Quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp trong hợp đồng về quyền sử dụng đất giữa bên thế chấp và người sử dụng đất được chuyển giao cho người mua, người nhận tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Mặc dù Nghị định 163/2006/NĐ-CP không phải là văn bản luật, nhưng theo thực tiễn hoạt động pháp luật tại Việt Nam, các văn bản dưới luật đôi khi quan trọng và ban hành nhiều quy định chi tiết hơn luật. Đôi khi, các văn bản này được viện dẫn, được áp dụng nhiều hơn là các văn bản luật. Và trong hoạt động của các ngân hàng thương mại thì Nghị định 163/2006/NĐ-CP giống như kim chỉ nam cho các hoạt động tín dụng.
Khoản 2 Điều 68 Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định rất rõ về việc người mua, người nhận tài sản tiếp tục được sử dụng đất, được kế thừa quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trước đó, nghĩa là, pháp luật đã thừa nhận quyền của người mua, nhận tài sản. Tuy nhiên, trong khá nhiều các báo cáo, văn bản xin ý kiến, nêu ý kiến trong các cuộc họp giữa các sở ban ngành, cơ quan thi hành án đều nêu vấn đề là: “Do cơng trình được xây dựng trên diện tích đất thuê của UBND
tỉnh nên chấp hành viên chỉ tiến hành kê biên, phát mãi giá trị tài sản trên đất. Như vậy, để đảm bảo cho cá nhân, tổ chức mua được tài sản kê biên thực hiện quyền và nghĩa vụ trong việc tiếp tục thực hiện đầu tư thì cá nhân, tổ chức đó có được kế thừa quyền thuê đất theo quy định của pháp luật không? Và khi cá nhân, tổ chức đã mua được tài sản kê biên và tiếp tục thực hiện đầu tư tại cụm cơng nghiệp Tháp Chàm thì phải đáp ứng yêu cầu và điều kiện gì?”
Các vấn đề đã được pháp luật điều chỉnh, nhưng cơ quan thi hành án vẫn muốn xin ý kiến các cơ quan có thẩm quyền để được giải thích một cách rõ ràng.
Kết luận thứ hai: trường hợp cá nhân, tổ chức mua được tài sản là cơng trình xây dựng nêu trên nếu thỏa mãn các điều kiện về việc giao đất/thuê đất thì sẽ tiếp tục sử dụng thửa đất theo quy định của pháp luật.
hành án dân sự, giao dịch bảo đảm… đều có điều chỉnh đến việc xử lý tài sản gắn liền với đất trong trường hợp đất bị thu hồi, do đó, các lập luận mà cơ quan thi hành án là khơng có cơ sở và sức thuyết phục. Khơng rõ việc nêu ra các căn cứ, vướng mắc, viện dẫn luật không phù hợp này là do hạn chế về mặt kiến thức hay vì một ngun nhân nào đó của các cơ quan thực thi pháp luật.
Vấn đề thứ hai: Ban quản lý khu công nghiệp và các cơ quan ban ngành (Sở tài
nguyên và môi trường, Sở tư pháp, Sở xây dựng, Sở công thương, Sở kế hoạch và đầu tư, Cục thi hành án dân sự…) tại tỉnh Ninh Thuận, trong quá trình họp, bàn, trao đổi giữa các bên để có kết luận và tham mưu cho UBND tỉnh đều cho rằng ACB không được nắm giữ tài sản/nhận tài sản để cấn trừ nợ hoặc không rõ căn cứ ACB được nắm giữ hoặc việc nắm giữ của ACB có hợp pháp khơng…, thông qua các câu hỏi được nêu cho ACB, cụ thể như sau:
ACB không nêu cụ thể việc nắm giữ tài sản của doanh nghiệp đã đầu tư trong cụm công nghiệp cụ thể là được phép thực hiện những quyền gì, vì vậy có thể sẽ gây cản trở đến quá trình tiếp tục xúc tiến đầu tư vào vị trí khu đất dự án của Công ty đã bị thu hồi. Việc xử lý tài sản của Công ty trong trường hợp dự án đã bị thu hồi sẽ thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư và Luật Đất đai.
Tài sản đang thuộc quyền quản lý của tổ chức nào và các quyền pháp lý khi nắm giữ tài sản trong quá trình đang thực hiện kê biên tài sản. Hiện, các sở ngành khơng có thơng tin về nội dung giải quyết của tòa án về việc tranh chấp tài sản này, đề nghị cung cấp thêm thông tin.
Việc xử lý tài sản bảo đảm nợ vay đã được tòa án phán quyết, trong thời gian kê biên tài sản thực hiện theo Quyết định của tịa án thì tổ chức nào quản lý tài sản, ACB yêu cầu được nắm giữ tài sản của Công ty có hợp pháp khơng?
Trong khi các cơ quan nhà nước tỉnh Ninh Thuận vẫn phải làm rõ vướng mắc thì tại Điều 132 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 về việc kinh doanh bất động sản của ngân hàng đã có quy định ngân hàng khơng được kinh doanh bất động sản, trừ các trường hợp mua, đầu tư, sở hữu bất động sản để sử dụng làm trụ sở kinh
doanh, địa điểm làm việc hoặc cơ sở kho tàng phục vụ trực tiếp cho các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng; Cho thuê một phần trụ sở kinh doanh chưa sử dụng hết, thuộc sở hữu của ngân hàng; Nắm giữ bất động sản do việc xử lý nợ vay. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày quyết định xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản, ngân hàng phải bán, chuyển nhượng hoặc mua lại bất động sản này để bảo đảm tỷ lệ đầu tư vào tài sản cố định và mục đích sử dụng tài sản cố định quy định tại Điều 140 Luật Các tổ chức tín dụng 2010.
Ngoài ra, trong các phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận quy định tại Điều 59 Nghị định 163/2006/NĐ-CP gồm có bán tài sản bảo đảm, ngân hàng nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm, ngân hàng nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác từ người thứ ba trong trường hợp thế chấp quyền đòi nợ và phương thức khác do các bên thoả thuận. Căn cứ vào hai điều khoản nêu trên, thì việc ngân hàng nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thanh tốn nợ là hồn tồn đúng quy định pháp luật. Khi ngân hàng nhận tài sản để cấn trừ nợ, Luật Các tổ chức tín dụng cho phép ngân hàng được nắm giữ tài sản trong thời hạn 03 năm kể từ ngày nhận tài sản cấn trừ nợ để ngân hàng có thời gian xử lý tài sản. Hết thời hạn 03 năm, ngân hàng phải thực hiện một trong các biện pháp mà Điều 132 quy định.