Quy định pháp luật về phương thức tự bán tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng pháp luật về xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại từ thực tiễn tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 35 - 37)

2.1 Ngân hàng tự bán tài sản

2.1.1 Quy định pháp luật về phương thức tự bán tài sản

Bộ luật Dân sự 2005 mặc dù chưa đưa ra được một nhóm các điều khoản chung về nguyên tắc, phương thức, quyền xử lý tài sản của ngân hàng nhưng cũng đã quy định các quyền rất cụ thể của bên nhận cầm cố, bên nhận thế chấp về xử lý

tài sản cầm cố, thế chấp (Điều 333, 336, 337, 338, 351, 352, 355). Nghị định 163/2006/NĐ-CP tiếp tục khẳng định và làm rõ, chi tiết hơn về cách thức thực hiện quyền xử lý tài sản của ngân hàng bao gồm các trường hợp xử lý, phương thức xử lý, thời hạn xử lý, thời gian thông báo, xử lý một số loại tài sản đặc thù, quyền thu giữ... trong 16 Điều. Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định các phương thức xử lý tài sản như tự bán tài sản là một trong các phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo thoả thuận (khoản 1 Điều 59 của Nghị định). Tiếp theo, ngày 22/02/2012 Chính phủ ban hành Nghị định số 11/2012/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm (Nghị định 11/2012/NĐ-CP), cụ thể khoản 17 Điều 1 của Nghị định bổ sung Điều 64a về việc bán tài sản bảo đảm, trong đó khoản 2 quy định trường hợp các bên thỏa thuận bán tài sản không thơng qua phương thức bán đấu giá thì phải thực hiện theo các quy định về bán tài sản trong Bộ luật Dân sự và đảm bảo các nội dung như các bên tự thỏa thuận hoặc thông qua tổ chức thẩm định giá để xác định giá bán tài sản. Ngân hàng thanh toán số tiền chênh lệch giữa giá bán tài sản với giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm cho bên bảo đảm, trừ khi các bên thỏa thuận khác. Chủ sở hữu tài sản và bên có quyền xử lý tài sản bảo đảm phải thực hiện các thủ tục theo quy định pháp luật để chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua.

Ngoài ra, khoản 4 Điều 58 Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định người xử lý tài sản là ngân hàng hoặc người được ngân hàng ủy quyền, trừ khi các bên có thoả thuận khác. Sau đó, khoản 15 Điều 1 Nghị định 11/2012/NĐ-CP bổ sung thêm

người xử lý tài sản căn cứ nội dung đã được thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm để tiến hành xử lý tài sản mà khơng cần phải có văn bản ủy quyền xử lý tài sản của bên bảo đảm. Như vậy, từ thời điểm Nghị định 11/2012/NĐ-CP

có hiệu lực thi hành thì các ngân hàng có thể xử lý tài sản mà khơng cần văn bản uỷ quyền của bên bảo đảm.

Để triển khai thực hiện Nghị định 163/2006/NĐ-CP và Nghị định 11/2012/NĐ- CP, ngày 06/6/2014 Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp ban hành Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-

BTNMT-NHNN hướng dẫn một số vấn đề về xử lý tài sản bảo đảm (Thông tư liên tịch 16/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN), khoản 1 Điều 10 của Thông tư quy định bên bảo đảm và ngân hàng nếu có thỏa thuận bán tài sản khơng qua đấu giá thì các bên thỏa thuận giá bán tài sản bằng văn bản và nếu khơng thỏa thuận được giá thì bên bảo đảm có quyền chỉ định tổ chức thẩm định giá xác định giá bán tài sản trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày không thỏa thuận được giá bán. Sau thời hạn 15 ngày, nếu bên bảo đảm khơng chỉ định tổ chức thẩm định giá thì ngân hàng có quyền chỉ định. Chi phí thuê tổ chức thẩm định giá được tính vào chi phí xử lý tài sản. Trường hợp tài sản không bán được theo định giá của tổ chức thẩm định giá thì ngân hàng được quyền hạ giá bán tài sản trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày không bán được tài sản. Việc hạ giá thực hiện liên tục 03 lần, mỗi lần hạ giá không được quá 10% giá đã định và phải cách nhau ít nhất là 30 ngày đối với bất động sản và 15 ngày đối với động sản. Ngân hàng có trách nhiệm thơng báo cho bên bảo đảm việc hạ giá. Sau 03 lần liên tục hạ giá mà vẫn khơng bán được tài sản thì ngân hàng được nhận tài sản thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại Điều 11 của Thông tư. Giá trị tài sản nhận là mức giá của lần hạ giá cuối cùng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Thơng tư khơng quy định về bắt buộc thu giữ tài sản bảo đảm, chủ yếu dựa trên việc tự nguyện giao tài sản, chưa đề cập đến vai trò trực tiếp của các cơ quan pháp luật nhằm thực thi việc thu giữ tài sản. Nếu quá trình tự nguyện giao tài sản khơng diễn ra thì tịa án sẽ là phương án cuối cùng mà các ngân hàng phải thực hiện để xử lý tài sản, thu hồi nợ. Bộ luật Dân sự 2015 đã đưa các quy định của Nghị định 163/2006/NĐ-CP và Nghị định 11/2012/NĐ-CP thành các điều luật trong Bộ luật tại các Điều 303 quy định ngân hàng và bên bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản là ngân hàng tự bán tài sản (điểm b khoản 1 Điều 303), Điều 304 quy định khi tự bán thì số tiền có được sẽ thanh toán theo quy định tại Điều 307 của Bộ luật Dân sự 2015 (khoản 2 Điều 304). Chủ sở hữu tài sản và bên có quyền xử lý tài sản phải thực hiện các thủ tục theo quy định pháp luật để chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua tài sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng pháp luật về xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại từ thực tiễn tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)