Thực tiễn thực hiện bán nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng pháp luật về xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại từ thực tiễn tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 74 - 85)

Việc xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường để thực hiện được không đơn giản. Bởi khi đã có khung pháp lý, tiếp theo là phải đưa ra được các hướng dẫn cụ thể, chi tiết và hiện thực hóa các điều khoản mua bán nợ. Thực tế gặp phải các vấn đề khó khăn sau45:

Đầu tiên là trách nhiệm pháp lý của những đơn vị có chức năng định giá tài sản. Khi bán

nợ cho VAMC theo giá trị sổ sách, thì yếu tố trách nhiệm pháp lý chưa đặt ra, nhưng khi triển khai mua bán nợ theo cơ chế thị trường, thì yếu tố pháp lý của các chủ thể có liên quan trong thẩm định và quyết định tín dụng cần được quy định rõ, để tránh dẫn đến thất thoát vốn của ngân hàng khi chênh lệch giữa thẩm định cho vay trước đây với đấu giá theo giá trị thị trường hiện nay là rất lớn.

45 Tất cả thông tin, số liệu đều được tác giả thu thập trong q trình thực hiện cơng việc thực tế tại ACB với các cơ quan nhà nước liên quan đến quá trình xử lý hồ sơ.

Thứ hai là do trước đây, xử lý nợ xấu đa phần xử lý bằng cơ chế, nên vẫn trong vòng

luẩn quẩn, nợ xấu từ chỗ này đưa ra chỗ kia, không xử lý thực chất được khoản nợ.

Thứ ba là năng lực tài chính của các nhà đầu tư trong nước hạn chế, nhiều khoản nợ xấu

lớn, nếu không được tiếp cận vốn từ các ngân hàng thì khơng tham gia được thị trường nợ xấu. Nhưng nếu được vay từ ngân hàng này để mua nợ xấu của ngân hàng khác lại rất cần quá trình thẩm định khách hàng thật chuyên nghiệp và tinh vi cùng với quá trình giám sát chặt chẽ từ Ngân hàng nhà nước, để tránh tình trạng xử lý nợ xấu bằng thủ đoạn liên kết để đảo nợ. Xin được nói rõ thêm, trước đây bất cứ ngân hàng thương mại nào cũng có thể tham gia mua nợ, thậm chí thơng qua các đơn vị môi giới lập ra các công ty sân sau để xử lý nợ xấu hình thức trên giấy tờ. Thậm chí, các ngân hàng mua bán nợ lịng vịng thơng qua các AMC. Các AMC do các ngân hàng lập ra cũng được chỉ đạo để mua nợ của ngân hàng khác hoặc AMC của ngân hàng khác, tạo nên tình trạng đảo nợ lịng vịng giữa các ngân hàng và các AMC với nhau. Ngân hàng nhà nước đã xử phạt hành chính nhiều ngân hàng thương mại vì vấn đề đảo nợ lịng vịng này.

Ngày 17/7/2015 Ngân hàng nhà nước đã ban hành Thông tư 09/2015/TT-NHNN quy định về hoạt động mua bán nợ của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi (Thơng tư 09/2015/TT-NHNN). So với Quyết định 95/2006/QĐ-NHNN trước đó, Thơng tư 09/2015/TT-NHNN có nhiều quy định mới chặt chẽ và cụ thể hơn về các điều kiện, nguyên tắc mua bán nợ.

Tìm hiểu về những điểm đổi mới trong Thơng tư 09/2015/TT-NHNN cho thấy, ít nhất có 3 nội dung sẽ giúp các ngân hàng và Ngân hàng nhà nước giám sát được tình trạng thiếu khách quan và minh bạch trong hoạt động xử lý nợ xấu, cụ thể:

Nội dung thứ nhất, Thông tư 09/2015/TT-NHNN quy định các ngân hàng được phép

mua nợ xấu phải là những đơn vị được Ngân hàng nhà nước chấp thuận trong giấy phép hoạt động và có tỷ lệ nợ xấu dưới 3% (trừ trường hợp mua nợ theo phương án tái cơ cấu đã được phê duyệt). Ngay cả các AMC do các ngân hàng lập ra cũng chỉ được mua nợ của ngân hàng khác khi đáp ứng được tỷ lệ nợ xấu dưới 3%. Quy định này sẽ loại trừ trường hợp các ngân hàng yếu kém tham gia mua bán nợ, gây ra tình trạng đảo nợ giữa các ngân hàng và các AMC với nhau.

Nội dung thứ hai, Thông tư 09/2015/TT-NHNN yêu cầu các ngân hàng không được bán

nợ cho cơng ty con của chính mình (trừ trường hợp bán nợ cho AMC của ngân hàng mẹ theo phương án tái cơ cấu đã được phê duyệt) và không được mua lại khoản nợ đã bán.

Nội dung thứ ba, Ngân hàng nhà nước yêu cầu các ngân hàng phải ban hành quy định

nội bộ về hoạt động mua, bán nợ. Trong đó, phân định rõ về thẩm quyền, trách nhiệm của từng giai đoạn trong quá trình mua bán nợ. Sau khi mua, bán nợ, các ngân hàng bắt buộc phải theo dõi, hạch toán kế toán và báo cáo thống kê định kỳ cho các cơ quan thanh tra giám sát Ngân hàng nhà nước theo quy định pháp luật. Việc yêu cầu chi tiết đến từng giai đoạn của q trình mua bán nợ này sẽ nhanh chóng giúp các ngân hàng và các cơ quan giám sát phát hiện các sai phạm hoặc gian lận trong hồ sơ mua bán nợ và giúp xử lý nhanh các trường hợp xử lý nợ xấu không tuân theo quy định.

Tóm lại, nếu trước đây bất cứ ngân hàng nào cũng có thể tham gia mua nợ, thậm chí thơng qua các đơn vị mơi giới lập ra các cơng ty sân sau để xử lý nợ xấu hình thức trên giấy tờ thì đến nay, khi Thông tư 09/2015/TT-NHNN ra đời, hoạt động này buộc phải dừng lại. Các quy định cụ thể của Thông tư 09/2015/TT-NHNN về tỷ lệ nợ xấu bắt buộc của đơn vị mua nợ, phạm vi mua nợ cho phép của các công ty quản lý tài sản, yêu cầu về quy trình, thủ tục, hồ sơ mua bán nợ… ngăn chặn các trường hợp xử lý nợ ảo, đưa hoạt động mua bán nợ vào khuôn khổ.

Tiếp tục quay lại câu chuyện của các công ty mua bán nợ, do mua bán nợ xấu là ngành kinh doanh có điều kiện, tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 69/2016/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sang các khoản từ khoản 2 đến khoản 7 Điều 1 lại chỉ quy định các chủ thể tham gia mua bán nợ là DATC của Bộ Tài chính, VAMC của Ngân hàng nhà nước và các AMC của các ngân hàng thương mại… Đến đây, có thể hiểu rằng chỉ có các đối tượng được quy định từ khoản 2 đến khoản 7 mới thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 69/2016/NĐ-CP, như vậy, sẽ không bao gồm các đối tượng là doanh nghiệp mua bán nợ được thành lập theo Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư. Tuy nhiên, đến Điều 2 thì lại xác định đối tượng áp dụng là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ và tổ chức, cá nhân có nhu cầu kinh doanh dịch vụ mua bán nợ, nghĩa là có bao gồm các doanh

nghiệp mua bán nợ được thành lập theo Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư. Trong khi đó, năm 2014, Văn phịng Chính phủ đã có cơng văn số 10055/VPCP-KTTH ngày 16/12/2014 về việc đăng ký kinh doanh ngành nghề mua bán nợ gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, công văn thể hiện các nội dung sau:  Ngân hàng nhà nước chủ trì, phối hợp với Bộ tài chính và các Bộ có liên quan xây

dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định về điều kiện kinh doanh ngành, nghề mua bán nợ sau khi Luật Đầu tư (sửa đổi) được Quốc hội thông qua.

 Các AMC trực thuộc ngân hàng, DATC và VAMC đã được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ tiếp tục hoạt động theo quy định hiện hành.

Trong thời gian chưa ban hành quy định về điều kiện kinh doanh ngành, nghề mua bán nợ, chưa cấp đăng ký kinh doanh ngành, nghề mua bán nợ cho các doanh nghiệp khác hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Như vậy, nếu hiểu đúng, thì việc ban hành điều kiện kinh doanh ngành, nghề mua bán nợ là để phục vụ cho việc kiểm soát các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực này được thành lập theo Luật Doanh nghiệp, nhưng đến khi Nghị định 69/2016/NĐ-CP được ban hành, thì lại bỏ qua loại doanh nghiệp này.

Nếu xét về mặt câu chữ và theo định nghĩa về phạm vi điều chỉnh của văn bản quy phạm pháp luật, thì rõ ràng Nghị định 69/2016/NĐ-CP không áp dụng cho các doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực này, đồng nghĩa với việc vẫn chưa cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia mua bán nợ xấu, xét trong chừng mực nhất định, đây được xem là hạn chế của thị trường mua bán nợ xấu.

Tuy nhiên, kể từ khi Nghị định 69/2016/NĐ-CP có hiệu lực, có thêm 04 cơng ty mua bán nợ được thành lập mới46, các cơng ty này hồn tồn khơng liên quan đến nhóm các cơng ty được quy định từ khoản 2 đến khoản 7 Điều 1 Nghị định 69/2016/NĐ-CP. Đây là vấn đề chưa lý giải được và có thể tạm hiểu Nghị định 69/2016/NĐ-CP điều chỉnh tất cả các loại hình cơng ty mua bán nợ vì đây là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và Nghị định 69/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh đối với ngành, nghề này.

4.3. Kiến nghị

Chính phủ nên quy định lại về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Nghị định 69/2016/NĐ-CP để các nội dung vướng mắc trên được quy định một cách minh thị, rõ ràng, tránh hiểu nhiều nghĩa, dẫn đến áp dụng, thực hiện các quy định không giống nhau. Ngoài ra, để thị trường hoạt động hiệu quả, các khoản nợ xấu khi đưa vào thị trường rất cần phải minh bạch thông tin, giấy tờ pháp lý phải đầy đủ, thuận tiện cho các nhà đầu tư, người mua người bán tiếp cận; có các tổ chức định giá tài sản chuyên nghiệp, độc lập, khách quan, có uy tín trên thị trường, tạo niềm tin cho các chủ thể mua bán nợ xấu... là các điều kiện tiên quyết cho việc xử lý nợ xấu hiệu quả. Việc phân loại, thẩm định, định giá các khoản nợ cũng rất cần sự thẩm định khách quan, phản ánh đúng bản chất của tài sản kèm theo món nợ xấu tại thời điểm đấu giá, dưới sự giám sát chặt chẽ của các đơn vị có liên quan, với các thủ tục chuyển giao quyền và lợi ích cho các bên nhanh chóng, chắc chắn sẽ thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư tư nhân quan tâm đến thị trường này. Vì vậy, rất cần nhanh chóng đưa thị trường mua bán nợ xấu hoạt động, Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước và các cơ quan, ban, ngành có liên quan cần phối hợp hiệu quả trong việc hồn thiện khn khổ pháp lý, quản lý, giám sát ngay từ khi thị trường vận hành, tạo điều kiện cho các tổ chức/cá nhân tham gia để thị trường hoạt động lành mạnh, hiệu quả, giúp đạt được mục đích giải quyết được khối lượng nợ xấu của nền kinh tế.

PHẦN KẾT LUẬN

Thực hiện chính sách đổi mới, các ngân hàng thương mại đã có nhiều thay đổi đáng kể và đóng vai trị hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế. Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng đã bộc lộ nhiều vấn đề, ảnh hưởng đến phát triển bền vững, một trong số những vấn đề đó là nợ xấu và xử lý nợ xấu. Nợ xấu và xử lý nợ xấu là vấn đề rất khó khăn đối với các ngân hàng thương mại. Nếu khơng có giải pháp hiệu quả để giải quyết nợ xấu tại các ngân hàng thì rất khó xây dựng một hệ thống ngân hàng mạnh đóng vai trị tích cực cho nền kinh tế. Dưới góc độ pháp luật, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu, song có ít cơng trình nghiên cứu một cách triệt để, tồn diện về cách thức xử lý nợ xấu hoặc các cơng trình nghiên cứu từ lâu chưa đáp ứng được yêu cầu về sự thay đổi của thực tiễn. Đây là một khó khăn khơng nhỏ nhưng cũng là động lực cho tác giả khi nghiên cứu đề tài này. Với mong muốn góp một phần rất nhỏ trong việc tháo gỡ các bất cập của hệ thống pháp luật, luận văn đã nghiên cứu những vấn đề liên quan đến khái niệm, nguyên nhân, hậu quả, nguyên tắc và biện pháp xử lý, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật xử lý nợ xấu tại một ngân hàng cụ thể là ACB, từ đó chỉ ra những điểm bất cập cần phải sửa đổi. Trên cơ sở đó, luận văn cũng có những kiến nghị nhằm hồn thiện các quy định pháp luật về xử lý nợ xấu. Luận văn đã phân tích các vấn đề cơ bản của nợ xấu và xử lý nợ xấu từ nhiều góc độ khác nhau, từ đó đưa ra khái niệm cơ bản về pháp luật xử lý nợ xấu, đồng thời đưa ra các nguyên tắc cơ bản để xử lý nợ xấu. Nhìn chung, các biện pháp xử lý nợ xấu vẫn còn nhiều hạn chế do còn thiếu cơ sở pháp lý rõ ràng. Ngoài ra, do hệ thống pháp luật còn thiếu và yếu, chứa nhiều mâu thuẫn nên sự tham khảo kinh nghiệm thực tiễn là rất cần thiết. Từ thực tiễn việc áp dụng pháp luật trong quá trình xử lý nợ xấu tại ACB, luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại. Luận văn đưa ra những kiến nghị theo quan điểm của người nghiên cứu khoa học, với mong muốn đưa thêm cách nhìn đa chiều, góc độ sâu hơn về luật pháp trong vấn đề xử lý nợ xấu. Dù có nhiều cố gắng, tuy nhiên, do bản chất vấn đề phức tạp, do điều kiện nghiên cứu và thời gian có hạn nên khơng tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được sự trao đổi để luận văn tiếp tục được nghiên cứu sâu hơn.

Tài liệu tiếng Việt Luận văn

(1) Cao Thị Thúy, 2015. Pháp luật về xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại từ thực tiễn tại NH cổ phần ngoại thương Việt Nam (Viecombank). Luận văn Thạc sĩ. Khoa luật – Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.

(2) Đặng Thị Thanh Nga, 2014. Nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ tài chính và ngân hàng. Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.

(3) Nguyễn Thị Hoài Phương, 2013. Quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận văn Tiến sĩ kinh tế. Trường Đại học kinh tế Quốc dân.

(4) Nguyễn Thị Thu Hương, 2012. Pháp luật về xử lý nợ quá hạn trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ. Khoa Luật - Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.

(5) Phạm Quang Huy, 2015. Pháp luật về nợ xấu trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại và thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Luật Hà Nội.

(6) Phạm Thị Thương, 2013. Xử lý nợ xấu trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ luật học. Trường Đại học Luật Hà Nội.

Văn bản của Toà án nhân dân

(7) Toà án nhân dân Tối cao, 2011. Tham luận về những vấn đề cần rút kinh nghiệm trong công tác xét xử sơ thẩm và phúc thẩm các vụ án dân sự qua cơng tác giám đốc thẩm năm 2011 của Tịa dân sự Toà án nhân dân Tối cao.

(8) Toà án nhân dân Tối cao, 2012. Báo cáo rút kinh nghiệm công tác giải quyết xét xử các vụ án kinh doanh, thương mại của Toà án nhân dân các cấp thông qua công tác giám đốc thẩm, tái thẩm trong năm 2012.

Bài báo, tạp chí

(9) Đinh Thi ̣ Thanh Vân, 2013. So sánh nợ xấu, phân loa ̣i nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín du ̣ng của Việt Nam và thông lệ quốc tế. Tạp chí ngân hàng – Ngân hàng nhà nước Việt Nam, sớ 19.

tháo gỡ. Tạp chí Tài chính - Bộ Tài chính, số 11.

(11) Phạm Quốc Khánh, 2012. Giải pháp xử lý nợ xấu hiện nay của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Khoa học và đào tạo Ngân hàng, số 125.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng pháp luật về xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại từ thực tiễn tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 74 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)