CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
1.3. Kết quả rút ra từ các nghiên cứu trên và các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
1.3.1. Kết quả rút ra từ các nghiên cứu trên
Có nhiều nghiên cứu viết về rủi ro trong mơ hình PPP, trên những quan điểm khác nhau về rủi ro, có nhà nghiên cứu cho rằng rủi ro đem lại những hậu quả tiêu cực, trong khi các nhà nghiên cứu khác cho rằng rủi ro vừa là tiêu cực vừa là cơ hội. Tùy theo từng dự án mà các rủi ro có thể thay đổi khác nhau và mức độ quan trọng của một rủi ro cụ thể cũng khác nhau giữa các dự án hoặc giữa các quốc gia (Trần Hoàng Trâm Anh, 2013). Tuy nhiên các nhà nghiên cứu đều thống nhất các rủi ro luôn tồn tại trong dự án PPP và khơng thể loại bỏ hồn tồn ra khỏi dự án nhưng chúng có thể quản lý được. Nhìn chung các nghiên cứu đều thống nhất quy trình quản lý rủi ro gồm 3 bước chính: xác định rủi ro, ứng phó rủi ro, và kiểm sốt rủi ro (Thanh Thanh Sơn, 2015).
Việc xác định rủi ro, nhiều nhà nghiên cứu tại các quốc gia khác nhau đồng quan điểm với nhau khi cho rằng cần thiết phải thực hiện từ khi bắt đều đến khi kết thúc dự án vì theo Xu và cộng sự (2010) bước đầu tiên của quản lý rủi ro là nhận dạng rủi ro, bao gồm công nhận các điều kiện nguy cơ tiềm ẩn trong một dự án và làm rõ trách nhiệm quản lý rủi ro. Tùy theo từng dự án, từng quốc gia khác nhau mà danh mục các yếu tố rủi ro có sự thống nhất cũng như khác nhau giữa các nhà nghiên cứu và phân loại chúng theo những quan điểm khác nhau như: phân loại theo nguồn gốc phát sinh rủi ro, theo các giai đoạn phát triển dự án, theo góc độ kinh tế. Tuy khơng có một danh sách các rủi ro chung cho các quốc gia và các dự án khác nhau nhưng nhìn chung có 5 nhân tố mà các nhà khoa học thống nhất quan điểm đây là những nhân tố rủi ro có ảnh hưởng đáng kể đến các dự án PPP, cụ thể như sau:
Rủi ro liên quan đến trách nhiệm của chính phủ trong điều hành, quản lý:
Tất cả các nhà nghiên cứu đều cho rằng chính phủ giữ một vai trò quan trọng đối với sự thành công của dự án và rủi ro chính trị cũng là rủi ro quan trọng nhất là rào
cản cho sự thành cơng của PPP. Chính phủ bằng việc tạo ra một mơi trường xã hội, chính trị, luật pháp, kinh tế thuận lợi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án PPP, giúp giảm thiểu rủi ro và đem lại lợi ích cho cả KVNN và KVTN. Tuy nhiên khi chính phủ khơng thể hồn thành được các vai trò này của mình thì đây chính là nguy cơ gây ra các rủi ro cho những dự án hợp tác công tư. Sự yếu kém trong vai trị của chính phủ trong việc tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi, hành lang pháp lý thuận lợi, hỗ trợ về tài chính…là yếu tố nguy cơ rủi ro có mức độ ảnh hưởng cao trong hầu hết các nghiên cứu về PPP trong tất cả các lĩnh vực khác nhau như giao thông, xây dựng CSHT, y tế...và rủi ro chính trị ở các nước đang phát triển trong giai đoạn đầu thực hiện mơ hình PPP được đánh giá cao hơn so với các nước phát triển.
Hệ thống pháp luật chưa hồn chỉnh:
Một mơi trường pháp luật ổn định, khn khổ pháp lý đầy đủ là yếu tố góp phần cho sự thành cơng của mơ hình PPP. Yếu tố này được hầu hết các nhà nghiên cứu đề cập đến trong các nghiên cứu về những rủi ro tác động đến mơ hình hợp tác cơng tư. Nghiên cứu của Li và cộng sự (2005), Hwang và cộng sự (2012), Xu và cộng sự (2010), Nur và cộng sự (2011), Zhang và cộng sự (2005), A.Ng và cộng sự (2006), Zou và cộng sự (2008) đều chỉ ra rằng việc thiếu các quy định pháp luật hoặc các quy định không rõ ràng làm hạn chế đầu tư của KVTN vào các dự án công.
Khung pháp lý chưa đầy đủ, các quy định lựa chọn nhà thầu không minh bạch, những thay đổi về pháp luật và chính sách thuế, quy trình cấp phép rườm ra nhiều thủ tục là những nguy cơ hàng đầu tạo ra một môi trường đầu tư khơng thuận lợi. Theo Xu et al (2010) thì rủi ro do hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh là nguyên nhân dẫn đến các tiêu cực trong dự án PPP như tham nhũng, hối lộ. Cũng như những rủi ro về chính trị liên quan đến vai trò của nhà nước, rủi ro về pháp lý được đánh giá là có mức độ ảnh hưởng cao đối với các nước đang phát triển chưa có nhiều kinh nghiệm trong mơ hình PPP và hệ thống pháp luật chưa đầy đủ.
Rủi ro về tài chính:
Nguyên tắc hoạt động của dự án PPP là ngồi vốn đầu tư của KVNN, KVTN thì các dự án ln rất cần có những nguồn tài chính huy động từ bên ngoài. Nguồn vốn đầu tư ban đầu sẽ được thu lại từ các nguồn doanh thu trong tương lai, tuy nhiên các dự án PPP thường được xây dựng trong thời gian dài, với giá trị vốn đầu tư ban đầu cao. Vì vậy, rủi ro về tài chính có thể xảy ra ở bất kì giai đoạn nào của dự án do thiếu các nguồn vốn được vay mượn, huy động từ thị trường hoặc chi phí tài chính tăng cao, biểu phí đặt ra khơng đủ thu hồi vốn đúng thời gian dự kiến. Các rủi ro liên quan đến tài chính của mơ hình PPP đã được nhắc đến trong nghiên cứu của Xu và cộng sự (2010), Zhang và cộng sự (2005), Hwang và cộng sự (2012), Li và cộng sự (2004).
Rủi ro phát sinh trong quá trình xây dựng, hoạt động, kinh doanh:
Trong nghiên cứu của mình Hwang và cộng sự (2012) đã đề cập đến những rủi ro có thể phát sinh trong q trình xây dựng và hoạt động của dự án như thời gian xây dựng của dự án bị trì hỗn dẫn đến thời gian hồn thành không đúng tiến độ, chậm đưa dự án vào vận hành. Trong q trình xây dựng, chi phí xây dựng tăng cao, hoặc khi đưa vào hoạt động thì chi phí vận hành và thời gian bảo trì CSHT, trang thiết bị tăng cao so với dự kiến ban đầu đã được thỏa thuận trong hợp đồng. Đến khi đưa dự án vào kinh doanh thì rủi ro về sụt giảm nhu cầu đầu ra của dự án, giá thu chưa hợp lý cũng ảnh hưởng đến sự thành công của dự án.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá các cơng trình nghiên cứu, tác giả đã tổng hợp được danh mục gồm các yếu tố rủi ro trong hình thức PPP y tế gồm 19 yếu tố rủi ro trọng yếu trong 5 nhóm rủi ro được mô tả chi tiết tại bảng 1.1.
Về việc phân bổ rủi ro trong các dự án PPP được thực hiện theo các phương pháp: phương pháp ≥ 50%, phương pháp nửa điều chỉnh, phương pháp phân bổ chuẩn. Kết quả cho thấy một số rủi ro tất cả các nhà nghiên cứu đều thống nhất phân bổ cho cùng một bên đối tác nhưng cũng có những rủi ro có sự khác biệt giữa các nhà nghiên
cứu. Điều này là do hình thức PPP phụ thuộc nhiều vào mơi trường đầu tư, đặc biệt là hệ thống chính trị, pháp luật và kinh tế, xã hội (Thân Thanh Sơn, 2012) và còn tùy thuộc vào từng thời kỳ tại mỗi quốc gia (Li Bing và cộng sự 2005)
Vì vậy, để xác định các rủi ro trong dự án PPP ở bất kỳ lĩnh vực nào ở các
quốc gia khác nhau, vào những giai đoạn khác nhau thì nhà nghiên cứu cần tiến hành xác định và phân bổ các yếu tố rủi ro cho các bên tham gia để phù hợp với điều kiện chính trị, xã hội, kinh tế, môi trường đầu tư.
1.3.2. Xác định vấn đề cần nghiên cứu
Bài nghiên cứu cần xác định được các yếu tố rủi ro trọng yếu trong các dự án PPP y tế tại TP.CHM phù hợp với điều kiện phát triển, mơi trường kinh tế, chính trị, xã hội hiện nay của TP.HCM.
Bài nghiên cứu cần phân bổ các yếu tố rủi ro trọng yếu trong PPP y tế cho các bên tham gia là nhà nước và tư nhân để quản lý rủi ro tốt nhất với mức chi phí thấp nhất.
Bài nghiên cứu cần đề xuất một số giải pháp nhằm kiểm soát một số yếu tố rủi ro cơ bản trong các dự án PPP y tế tại TP.HCM.
Điểm mới của đề tài nghiên cứu
Các cơng trình nghiên cứu trước đây chưa nghiên cứu về các yếu tố rủi ro quan trọng và ưu tiên phân bổ rủi ro trong các dự án PPP thuộc lĩnh vực y tế tại TP.HCM.
Đề tài cũng đưa ra các khuyến nghị, giải pháp để hồn thiện cơng tác quản lý các rủi ro cho các dự án PPP của ngành y tế thành phố. Các khuyến nghị, giải pháp được đề cập trong luận văn được xem xét trên phương diện vai trò, trách nhiệm của các bên tham gia dự án gồm nhà nước và nhà đầu tư tư nhân từ đó phân bổ rủi ro cho bên có khả năng quản lý tốt nhất để đạt được giảm thiểu các chi phí và nâng cao giá trị của dự án.
Tóm tắt chương 1
Chương I trình bày khái quát về các nghiên cứu trước đây của tác giả tại những nước khác nhau trên thế giới về vấn đề xác định rủi ro trong các dự án PPP và đề xuất các quan điểm quản lý rủi ro. Các nghiên cứu này còn tạo ra khe hỏng để hướng nghiên cứu của đề tài được thực hiện theo khía cạnh mới.