Phân tích nhân tố khám phá EFA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định các yếu tố rủi ro trọng yếu trong hợp tác công tư ngành y tế tại TP HCM (Trang 67 - 72)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

4.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA

Sau khi đánh giá sơ bộ thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phương pháp rút trích được chọn để phân tích nhân tố là phương pháp Principal Components Analysis với phép xoay Varimax. Bước tiếp theo trong việc phân tích các yếu tố trong nghiên cứu này, tác giả tiến hành kiểm định sự thích hợp của phân tích nhân tố khám phá EFA thông qua hệ số Kaiser-Meyer-Olkin (KMO). Để sử dụng EFA, KMO phải lớn hơn 0,5 ( 0,5 ≤ KMO ≤ 1). Trường hợp KMO < 0,5 thì có thể dữ liệu khơng thích hợp với phân tích nhân tố khám phá (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Tiêu chuẩn Eigenvalue là một tiêu chí sử dụng phổ biến trong việc xác định số lượng yếu tố trích trong phân tích EFA. Với tiêu chí này, số lượng yếu tố được xác định ở yếu tố có Eigenvalue tối thiểu bằng 1. Ngồi ra, tổng phương sai trích (TVE) cần phải được xem xét, tổng này phải lớn hơn 0,5 (50%), nghĩa là phần chung phải lớn hơn phần riêng (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Tiêu chuẩn hệ số tải yếu tố (Factor loadings) hay trọng số yếu tố biểu thị tương quan đơn giữa các biến với các yếu tố, dùng để đánh giá mức ý nghĩa của EFA. Theo Hair và cộng sự (1998) thì Factor loading > 0,3 được xem là đạt mức tối thiểu; Factor loading > 0,4 được xem là quan trọng; Factor loading > 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Ngồi ra, chênh lệch giữa các hệ số tải yếu tố của một biến quan sát phải lớn hơn 0,3. Tuy nhiên, cũng giống như Cronbach’s Alpha, việc loại bỏ các biến quan sát cần phải xem xét sự đóng góp về mặt nội dung của biến đó trong khái niệm nghiên cứu (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Tồn bộ 18 biến thuộc các yếu tố thỏa mãn điều kiện phân tích đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha được đưa vào phân tích nhân tố khám phá (EFA). Nhiệm vụ của EFA nhằm khám phá cấu trúc của thang đo các yếu tố. Sau khi đảm bảo thực hiện đúng quy trình EFA, các yếu tố sẽ được kiểm định để làm sạch dữ liệu.

Thực hiện phân tích EFA cho tổng thể 18 biến của các thang đo thuộc các yếu tố ta thu được các kết quả như sau:

Bảng 4.9: Kiểm định KMO các biến thuộc các yếu tố

Giá trị KMO .764

Kiểm định Bartlett's Giá trị Chi-Square 1312.323

df 153

Sig. .000

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS

Với kết quả phân tích nhân tố các biến thuộc yếu tố độc lập, tác giả thu được hệ số KMO = 0,764 điều đó khẳng định giá trị KMO đảm bảo tính thích hợp của việc phân tích yếu tố khám phá và mức độ ý nghĩa của dữ liệu đưa vào thực hiện phân tích yếu tố. Thống kê Chi-Square của kiểm định Bartlett có giá trị 1.312,323 với mức ý nghĩa Sig. = 0,000 << 0,05 điều này hồn tồn có ý nghĩa thống kê.

Đồng thời, phân tích phương sai trích, cho thấy phương sai trích đạt giá trị 71,503%, giá trị này khá cao, như vậy 71,503% biến thiên của dữ liệu được giải thích bởi 5 yếu tố, các thang đo được rút ra và chấp nhận. Điểm dừng khi trích các yếu tố tại yếu tố thứ 5 với eigenvalue = 1,248 lớn hơn 1 (điều này khẳng định các biến đưa vào được sắp xếp thành 5 nhóm yếu tố).

Bảng 4.10: Kết quả phân tích phương sai trích các biến thuộc các yếu tố

Thành phần

Giá trị riêng Tổng bình phương tải yếu tố trích được Tổng bình phương tải yếu tố trích được sau khi xoay

Tổng % phương sai % phương sai tích lũy Tổng % phương sai % phương sai tích lũy Tổng % phương sai % phương sai tích lũy 1 4.502 25.01 25.01 4.502 25.01 25.01 3.105 17.248 17.248 2 3.319 18.44 43.45 3.319 18.44 43.45 2.84 15.778 33.027

3 2.009 11.162 54.612 2.009 11.162 54.612 2.819 15.663 48.689 4 1.792 9.958 64.57 1.792 9.958 64.57 2.266 12.591 61.281 5 1.248 6.933 71.503 1.248 6.933 71.503 1.84 10.223 71.503 6 0.826 4.589 76.092 7 0.655 3.641 79.733 8 0.579 3.214 82.947 9 0.569 3.163 86.109 10 0.433 2.408 88.517 11 0.401 2.225 90.742 12 0.331 1.837 92.579 13 0.287 1.595 94.174 14 0.26 1.442 95.616 15 0.248 1.379 96.995 16 0.214 1.19 98.185 17 0.195 1.081 99.266 18 0.132 0.734 100

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Như vậy, có thể kết luận rằng các biến quan sát có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể. Và mơ hình có 5 yếu tố cần được tiến hành hồi quy.

Và bảng Rotated Component Matrix của phép xoay yếu tố cho ta thấy 5 nhóm yếu tố như sau:

Bảng 4.11: Kết quả xoay yếu tố

Thành phần 1 2 3 4 5 CT1 0.88 CT2 0.754 CT4 0.743 CT5 0.721 CT3 0.607 TC2 0.804 TC1 0.726 TC3 0.573 XD4 0.913

XD1 0.899 XD3 0.772 XD5 0.711 DT2 0.87 DT1 0.856 DT3 0.772 HD3 0.839 HD1 0.795 HD2 0.61

Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser

Normalization.

a. Rotation converged in 6

iterations.

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS

Căn cứ vào bảng Rotated Compoment Matrix ta có thể thấy được các hệ số đều thỏa mãn yêu cầu (các giá trị hệ số tải yếu tố đều lớn hơn 0,5) và sắp xếp theo 5 nhóm yếu tố riêng biệt, cụ thể 5 nhóm yếu tố đó là:

Nhóm yếu tố 1: Rủi ro chính trị, có giá trị Eigenvalue = 4.502 >1 và giải thích

được 17.248 phương sai và là nhân tố có tỷ lệ giải thích biến động lớn nhất. Rủi ro chính trị liên quan đến tất cả các giai đoạn của dự án từ xin giấy phép, ký hợp đồng đến giai đoạn thực hiện và kết thúc dự án, yếu tố này bao gồm các biến:

 Thay đổi về chính sách/quy định pháp luật  Khuôn khổ pháp lý không đầy đủ

 Can thiệp chính trị

 Thiếu sự hỗ trợ của chính phủ  Tham nhũng, hối lộ

Nhóm yếu tố 2: Rủi ro tài chính, có giá trị Eigenvalue = 3.319 >1 và giải thích

nguồn tài chính gồm các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến nền kinh tế và các yếu tố vi mô tác động trực tiếp đến dự án, bao gồm các biến:

 Biến động lãi suất  Lạm phát

 Tính khả thi về tài chính của dự án

Nhóm yếu tố 3: Rủi ro xây dựng, có giá trị Eigenvalue = 2.009 >1 và giải thích

được ảnh hưởng 15.663% phương sai, bao gồm các yếu tố liên quan đến việc xây dựng của dự án từ giai đoạn chuẩn bị đến khi hoàn thành xây dựng, gồm các tiêu chí sau:

 Điều kiện địa điểm xây dựng khơng đảm bảo  Chi phí xây dựng vượt định mức

 Chậm trễ trong hoàn thành xây dựng dự án

 Tài sản hình thành từ q trình xây dựng của dự án khơng đảm bảo các tiêu chuẩn

Nhóm yếu tố 4: Rủi ro doanh thu, có giá trị Eigenvalue = 1.792 >1 và giải

thích được ảnh hưởng 12.591% phương sai, gồm các yếu tố có ảnh hưởng đến doanh thu của dự án:

 Chi phí đầu vào tăng cao  Thay đổi về chính sách thuế

 Nhu cầu về dịch vụ đầu ra của dự án sụt giảm

Nhóm yếu tố 5: Rủi ro hoạt động, có giá trị Eigenvalue = 1.248 >1 và giải thích

được ảnh hưởng 10.223% phương sai, gồm các yếu tố:  Chi phí bảo trì tăng cao

 Trì hỗn thời gian đưa dự án vào hoạt động  Dịch vụ cung cấp từ dự án không đạt chất lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định các yếu tố rủi ro trọng yếu trong hợp tác công tư ngành y tế tại TP HCM (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)