Phương pháp nghiên cứu tình huống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tương tác giữa các bên liên quan trong quản trị nhà nước dưới ảnh hưởng của facebook , phân tích một số tình huống điển hình tại việt nam (Trang 25 - 28)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3 Phương pháp nghiên cứu tình huống

3.3.1 Định nghĩa

Theo Dul & Hak (2008), phương pháp nghiên cứu tình huống là phương pháp tập trung vào việc mơ tả, hiểu rõ, dự đốn và/hay kiểm soát các vấn đề riêng biệt (như hộ gia đình, con người, tổ chức, nhóm, tổ chức, văn hóa,..).

Trong khi đó, theo B. R. K. Yin (1994) một nghiên cứu tình huống là một q trình thu thập thơng tin thực chứng, điều tra một hiện tượng xảy ra trên thực tế nằm trong bối cảnh đời sống thực đặc biệt khi hiện tượng và bối cảnh khơng có bằng chứng rõ ràng. Bên cạnh đó, Zucker (2009) cho rằng những điểm cốt lõi của một nghiên cứu tình huống là những giá trị thông tin và bằng chứng khoa học. Chính quyền Truyền thơng Các tổ chức xã hội dân sự Cộng đồng Cơng dân Doanh nghiệp Vấn đề chính sách cơng Mạng xã hội Facebook

Theo B. R. K. Yin (1994) thì việc thực hiện các nghiên cứu tình huống phù hợp trong bối cảnh của vấn đề nghiên cứu là khơng có các bằng chứng thực sự rõ ràng, khi vấn đề hàm chứa nhiều yếu tố phức tạp của bối cảnh đời sống thực.

Kết quả lược khảo các nghiên cứu đi trước cho thấy, mặc dù các nghiên cứu định lượng giúp cho việc kiểm định mối quan hệ dễ dàng nhưng rất khó trong việc có được bộ mẫu dữ liệu mang tính đại diện. Hơn thế nữa, ở Việt Nam, chưa có một cuộc khảo sát mang tính quốc gia về mạng xã hội và chính sách cơng, do đó việc lựa chọn phương pháp định lượng là bất khả thi. Vì thế, với bối cảnh và dữ liệu khá phù hợp với các tiêu chí đặt ra cho một nghiên cứu tình huống, tác giả lựa chọn phương pháp phân tích định tính, cụ thể là nghiên cứu một số tình huống điển hình.

3.3.2 Thiết kế nghiên cứu tình huống

Trong đề tài này, tác giả xây dựng nghiên cứu dựa trên 5 thành phần chính trong nghiên cứu tình huống được đề xuất bởi B. R. K. Yin (1994):

Thành phần 1: Xác định các câu hỏi nghiên cứu.

Thành phần 2: Các giả định của tình huống, bao gồm: các điểm chú ý, phạm vi, giới hạn, các mối liên kết giữa các vấn đề.

Thành phần 3: Xác định các đơn vị phân tích của nghiên cứu tình huống phù hợp với câu hỏi nghiên cứu đặt ra;

Thành phần 4: Đưa ra các kết nối hợp lý giữa dữ liệu và các mệnh đề lý thuyết: sự phù hợp của các “mảnh” thông tin đến các mẫu đối lập xuất phát từ đề xuất nghiên cứu.

Thành phần 5: Các tiêu chuẩn cho việc suy luận các phát hiện từ nghiên cứu tình huống. Ở đây, Yin (1994) nhấn mạnh rằng khơng có một tiêu chuẩn chung, chính xác, rõ ràng nào cho mọi tình huống. Các tiêu chuẩn để suy luận phụ thuộc sự kết nối các thông tin từ tình huống và các vấn đề nghiên cứu đặt ra.

Bên cạnh đó, Yin (1994) cũng đưa ra các tiêu chí để lựa chọn một tình huống để phân tích. Theo đó, tình huống nên được chọn phù hợp với các mệnh đề lý thuyết hay các mơ hình nghiên cứu đề xuất của đề tài.

3.3.3 Các bước phân tích tình huống trong luận văn

Dựa trên cơ sở lý thuyết từ Yin (1994), tác giả đưa ra các bước thực hiện trong phân tích tình huống như sau:

Bước 1: Lựa chọn tình huống nghiên cứu được xác định theo câu hỏi nghiên cứu của đề tài và chỉ tập trung vào các tình huống xảy ra gắn liền với mạng xã hội và các vấn đề công của Việt Nam (thành phần 1,2 và 3 của Yin (1994))

Bước 2: Mô tả diễn biến tình huống (thành phần 4 của Yin (1994)) từ các thông tin được thu thập sơ cấp và thứ cấp.

Bước 3: Phân tích tình huống (thành phần 5 của Yin (1994)) để phân tích tương tác của các bên liên quan trong tình huống dưới ảnh hưởng của Facebook.

Bước 4: Sơ kết tình huống.

Hình 3.3: Các bước phân tích tình huống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tương tác giữa các bên liên quan trong quản trị nhà nước dưới ảnh hưởng của facebook , phân tích một số tình huống điển hình tại việt nam (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)