Chính quyền và phản ứng chính sách cơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tương tác giữa các bên liên quan trong quản trị nhà nước dưới ảnh hưởng của facebook , phân tích một số tình huống điển hình tại việt nam (Trang 56 - 60)

CHƯƠNG 4 : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.5 Tương tác của các bên liên quan trên mạng xã hội Facebook

4.5.5 Chính quyền và phản ứng chính sách cơng

Thứ nhất, trên khía cạnh quan điểm chính quyền hồn tồn không công nhận các mạng xã hội quốc tế như Facebook hay Twitter tại Việt Nam. Nghị định 7237 của chính phủ và thơng tư 2438 của Bộ thơng tin và truyền thông đều quy định Facebook chỉ được coi là hợp pháp khi đặt máy chủ tại Việt Nam và các cá nhân sử dụng Facebook cũng như các loại hình khác trên Internet khơng thể dùng thơng tin báo chí để trích dẫn hay tổng hợp nếu khơng xin phép. Điều đó có nghĩa hiện nay mọi hành vi của người sử dụng Facebook đều không hợp pháp.

Thứ hai, trên khía cạnh quản lý nhà nước, chính quyền có xu hướng sử dụng các cơng cụ hành chính39 để ngăn chặn sự lan rộng của mạng xã hội Facebook.

Trong những giai đoạn đầu tiên khi Facebook thâm nhập vào thị trường Việt Nam, trước năm 2014, hiện tượng chặn đường truyền và tiếp cận Facebook tại Việt Nam là rõ ràng dù rằng chính

36 Thông tin dừng dự án của Toàn Thịnh Phát, truy cập ngày 25/5/2016 tại địa chỉ:

http://toanthinhphat.com.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=544%3Acong-ty-toan-thinh-phat- xin-phep-tam-dung-thi-cong&catid=45%3Atin-tc-s-kin&Itemid=158&lang=vi

37Nghị định 72 chính phủ, truy cập ngày 25/9/2015 tại địa chỉ: http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&mode=detail&document_id=1 68699

38Thông tư 24 của Bộ thông tin và truyền thông, truy cập ngày 25/9/2015 tại địa chỉ: http://mic.gov.vn/Upload/Store//VanBan/8002/Thong%20tu%2024.signed.pdf

quyền liên tục phủ nhận điều này, các văn bản chặn Facebook vẫn được lưu truyền trên Internet40.

Thay vào đó, các mạng xã hội nội địa của Việt Nam được kỳ vọng thay thế Facebook như ZingMe hay Go.vn41 đều không được người dùng Internet tại Việt Nam đón nhận. Các trang mạng này đều không phổ biến và dần chuyển đổi chức năng hoạt động. Khi đó, chính quyền cũng bắt đầu mở rộng hạn chế tham gia vào mạng xã hội đối với nhân viên và các cơ quan. Lãnh đạo cao nhất tham gia vào mạng xã hội Facebook đầu tiên được công khai là bộ trưởng y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, tài khoản của bà được truyền thông phổ biến vào tháng 3/2015. Ngoài ra, các Facebook của các nhân viên thuộc chính quyền lần lượt được cơng khai cả ở chính quyền trung ương và các cấp chính quyền địa phương.

Thứ ba, phản ứng chính sách cơng của chính quyền đối với các cuộc thảo luận chính sách cơng ngày càng nhanh chóng hơn. Chính quyền đã dần mặc nhiên chấp nhận tham gia vào mạng xã hội, ngày càng nhiều các trang Facebook chính thức của các cơ quan, chính quyền và cá nhân trong bộ máy nhà nước tham gia Facebook khơng chỉ để giải trí, nhận thơng tin mà cịn tiếp cận, tương tác với người dân trong hoạt động hàng ngày. Tại Đà Nẵng, phịng quản lý đơ thị42 thực hiện lập Facebook để tương tác và xử lý các vấn đề liên quan đề đô thị, du lịch tại Đà Nẵng và được công chúng rất hoan nghênh.

Sự tương tác của các cá nhân, cơ quan công quyền đang ngày càng mạnh mẽ và lan rộng. Theo đó, các vấn đề chính sách cơng thu hút được dư luận sẽ nhanh chóng ảnh hưởng mạnh đến chính quyền qua các kênh tương tác của nhân viên công quyền trên mạng xã hội và các áp lực từ dư luận cũng như truyền thông đối với cơ quan công quyền.

Tuy vậy, xu hướng phản ứng hiện nay của các cấp chính quyền vẫn nặng phản bác và bào chữa cho hành động của mình mà thiếu đi tính tương tác, giải trình cũng như cơng khai các thơng tin liên quan, điều này được thể hiện rõ qua nhiều tình huống mà tiêu biểu là 2 tình huống đề tài đã

40 Trang mạng ZingMe được chuyển đổi sang một mạng xã hội về trò chơi trực tuyến; trong khi đó Go.vn được chuyển đổi sang tập trung về giáo dục và giải trí.

41Báo tiền phong, xử lý tức khắc qua Facebook, truy cập ngày 25/9/2015 tại địa chỉ: http://plo.vn/thoi-su/xu-ly-tuc- khac-qua-facebook-616572.html

đề cập ở trên. Trong hầu hết các trường hợp, các thảo luận chính sách cơng lại càng mở rộng hơn và gây áp lực truyền thông ngày càng lớn hơn, cuối cùng, các cấp chính quyền cao hơn (thường là trung ương) phải đưa ra các phản ứng chính sách từ thơng cáo báo chí đến giải trình, yêu cầu tạm dừng hay kỷ luật đơn vị, các nhân sai sót.

Hộp 4.4: Nền quản trị quốc gia của các nước đã ứng xử với Internet và mạng xã hội như thế nào?

Đứng trước xu hướng mở rộng của internet và mạng xã hội, các quốc gia đã có những ứng xử rất khác nhau.

Ở các quốc gia như Mỹ hay Châu Âu đều có các cơ chế kiến nghị của công dân thông qua mạng internet để tương tác trực tiếp với các cơ quan hành pháp hay lập pháp. Tại Mỹ, cơ quan chính phủ liên bang thực hiện thiết lập trang: https://petitions.whitehouse.gov/ để mọi người đều có thể đưa ra kiến nghị và ủng hộ các kiến nghị của những người khác. Theo đó, mỗi kiến nghị có từ 100 ngàn người ủng hộ điện tử trở lên sẽ được đưa lên phủ tổng thống để được trả lời trực tiếp, mới đây, tình huống “cá chết” của Việt Nam cũng đã được đưa ra kiến nghị và cơ quan hành pháp cao nhất của Mỹ cũng đã có câu trả lời. Tại Anh, nghị viện Anh cũng có trang kiến nghị điện tử tương tự cách thức hoạt động tại Mỹ ở địa chỉ: https://petition.parliament.uk/ , cho đến thời điểm luận văn này được thực hiện, tình huống tại nước Anh về việc trưng cầu dân ý lần 2 về vấn đề Anh ra khỏi cộng đồng EU hay được gọi là “Brexit” được kiến nghị theo hình thức này đến cơ quan lập pháp Anh.

Trong khi đó, Trung Quốc, quốc gia láng giềng và có nhiều ảnh hưởng đến Việt Nam lại có một ứng xử hồn tồn khác biệt trong quản trị nhà nước đối với internet và mạng xã hội. Theo đó, Trung Quốc thực hiện chặn tất cả các dịch vụ như Google hay Twitter và thúc đẩy các sản phẩm nội địa thay thế như Baidu hay Weibo và được người dùng Trung Quốc ưa chuộng sử dụng, điều này khác hoàn toàn so với Việt Nam. Do vậy, người dùng tại Trung Quốc phần lớn sử dụng các cơng cụ tìm kiếm, mạng xã hội nội địa của Trung Quốc. Bằng việc đó, chính quyền có thể thực hiện các biện pháp kỹ thuật để kiểm soát nội dung thảo luận, truyền tải và chia sẻ trên Internet và mạng xã hội. Tất nhiên, các biện pháp này khơng thể hồn tồn ngăn chặn dịng thơng tin nhưng nó hạn chế rất lớn sự tự do truyền tải thông tin và chia sẻ tại Trung Quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tương tác giữa các bên liên quan trong quản trị nhà nước dưới ảnh hưởng của facebook , phân tích một số tình huống điển hình tại việt nam (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)