Hình ảnh các cuộc diễu hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tương tác giữa các bên liên quan trong quản trị nhà nước dưới ảnh hưởng của facebook , phân tích một số tình huống điển hình tại việt nam (Trang 36 - 52)

Nguồn: Internet19

Truyền thơng

Truyền thơng chính thức (báo đài do Nhà nước quản lý) đưa tin về sự kiện này khá thận trọng trong những dịng sự kiện đầu tiên. Các thơng tin về đề án cải tạo cây xanh mặc dù được nhắc đến nhưng chỉ là một số ít các bài tường thuật. Trong khi đó các hình ảnh, sự kiện về chiến dịch chặt cây xanh hồn tồn khơng được đưa lên các trang báo như là các tin tức chính thống.

Truyền thơng chỉ bắt đầu đưa các tin chính thống về vấn đề chặt cây xanh sau khi nhà báo Trần Đăng Tuấn có thư ngỏ vào ngày 16/3 lên chính quyền thành phố Hà Nội. Từ tình huống này cho

18 Hanoi axes plan to fell trees, báo Dailymail: http://www.dailymail.co.uk/wires/afp/article-3004521/Hanoi-axes-

plan-fell-trees.html. Ngoài ra các báo khác như thediplomat.com, thesunnydaily.com, …đều đưa tin về sự kiện này

thấy, truyền thơng chính thống tại Việt Nam khơng phải là lực lượng dẫn dắt thông tin đặc biệt khi đối diện với các vấn đề liên quan đến chính quyền, họ khơng phải là những người đưa ra truyền thơng các tin tức đầu tiên vì sự dè dặt và chịu kiểm soát.

Sự truyền tải bức thư của ông Trần Đăng Tuấn là cái cớ đầu tiên để các tờ báo đưa thông tin về chặt cây xanh ở Hà Nội. Trong đó, truyền thơng (báo chí, đài truyền hình) đưa thơng tin theo 2 xu hướng khác nhau.

Đối với các tờ báo và truyền hình trực thuộc thành phố Hà Nội (báo Hà Nội Mới, báo An ninh thủ đơ, truyền hình Hà Nội…) có xu hướng đưa các luồng tin bảo vệ và biện hộ tính đúng đắn của đề án. Tuy vậy, những luồng thông tin này không nổi bật và trong lúc dư luận phản đối ngày càng mạnh mẽ và thừa nhận sai sót từ chính quyền, các đơn vị truyền thông này cũng không tiếp tục các chuỗi bài về cây xanh Hà Nội.

Trong khi đó, các báo chí thuộc các đơn vị truyền thơng khác, đặc biệt là các báo chí điện tử, sau bức thư của ông Tuấn đã bắt đầu các bài viết về chủ đề này. Đặc biệt, kể từ khi chính quyền Hà Nội trả lời thư của ông Tuấn (ngày 18/3)

Với ưu thế về truyền thơng cùng đội ngũ phóng viên, các tờ báo đã có những phân tích thơng tin sâu sắc: các bài phân tích tập trung vào các khía cạnh hợp lý hay khơng khi đề án khơng hỏi ý dân, việc chặt cây có những khuất tất ở khía cạnh từ bán đấu giá gỗ, đơn vị tài trợ cho đến việc cây thay thế là khác với đề án. Sự lan tỏa tương tác giữa các thơng tin trên Facebook và báo chí (người dùng Facebook chia sẻ các bài báo phân tích các khuất tất trong đề án chặt 6700 cây xanh) tạo nên các luồng thông tin cực kỳ đa dạng với rất nhiều thơng tin hữu ích.

Doanh nghiệp

Trong tình huống này, hai khối doanh nghiệp khác biệt lợi ích với nhau. Cơng ty cây xanh đơ thị Hà Nội là doanh nghiệp cơng ích chịu trách nhiệm quản lý cây xanh trên địa bàn thành phố. Trong đề án này, công ty là đơn vị trực tiếp tham gia xây dựng đề án và thực hiện đề án. Do đó, phần lớn các kinh phí của đề án là thu nhập của doanh nghiệp. Từ những thông tin được các đơn

vị truyền thông đưa tin về chi phí để khảo sát và chặt cây cao một cách vơ lý20 đồng thời có sự nghi ngờ về các khoản thu từ những cây gỗ thu được từ đề án, công ty này cũng chịu ảnh hưởng sự chỉ trích về các vấn đề này trên mạng xã hội, tuy nhiên, vì tính phụ thuộc của trong cấu trúc hoạt động của doanh nghiệp nhà nước nên những chỉ trích này thường được hướng đến chỉ trích đề án và cơ quan xây dựng đề án là sở xây dựng cùng chính quyền thành phố. Trong tình huống này, công ty công viên cây xanh và đô thị Hà Nội không đưa ra hay tham gia ý kiến vào bất cứ vấn đề nào trong tồn bộ dịng sự kiện của chiến dịch chặt cây xanh và các quyết định sau đó.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đóng góp vào kinh phí cho đề án cũng chịu ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu khi chính quyền thực hiện đổ lỗi cho quá trình chặt cây xanh được tiến hành hàng loạt do sự thúc ép của các doanh nghiệp21 tài trợ. Tuy vậy, ngay khi thông tin này đưa ra, các nhà tài trợ ngay lập tức lên tiếng phản bác. Hành động phản ứng nhanh chóng này là dễ hiểu vì họ có động cơ bảo vệ hình ảnh doanh nghiệp, tránh sự phản đối của công chúng dễ dẫn đến các hành động tẩy chay ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và thương hiệu của họ.

Nhìn chung, trong tình huống này, các doanh nghiệp khơng đóng một vai trị quan trọng khi mọi tập trung của dư luận và truyền thông đều chú tâm vào đề án và đơn vị thiết lập đề án chặt cây xanh là chính quyền thành phố Hà Nội.

Chính quyền

Trước khi thực hiện chiến dịch, chính quyền khơng quan tâm đến việc truyền thông, đồng thời không công khai các vấn đề này ra công luận. Các thông tin không được công bố. Chỉ khi thực hiện trên thực tế chiến dịch chặt cây hàng loạt thì đề án chặt cây xanh mới được công chúng và truyền thông biết đến.

20 Chi phí chặt mỗi cây khoảng 35 triệu, báo điện tử Vnexpress, truy cập ngày 25/9/2015 tại địa chỉ: http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/35-trieu-dong-chi-phi-chat-mot-cay-xa-cu-3161142.html

21 Chúng tôi không tài trợ tiền cho việc chặt cây xanh Hà Nội, báo điện tử Dân Trí, truy cập ngày 25/9/2015 tại địa chỉ: http://dantri.com.vn/kinh-doanh/nha-tai-tro-chung-toi-khong-tai-tro-tien-cho-viec-chat-cay-xanh-ha-noi- 1427664087.htm

Trong quá trình thực thi khi áp lực bắt đầu xuất hiện trên Facebook và truyền thơng, chính quyền thực hiện các biện pháp âm thầm sửa sai như gắn biển hỏi, đưa ra kế hoạch và thực hiện các phản bác (trả lời hầu hết người dân đồng ý hay vấn đề này không phải hỏi dân22) để cho thấy đề án này là hợp lý.

Tuy vậy, cuối cùng dưới áp lực dư luận quá lớn, chính quyền thành phố Hà Nội phải thực hiện các cuộc họp báo, giải trình đồng thời với việc trả lời thư ngỏ của các trí thức sau đó báo cáo vấn đề lên chính phủ. Câu chuyện cây xanh dần hạ nhiệt và kết thúc khi có kết luận của chính phủ và kết quả xử lý cán bộ trực tiếp thực hiện đề án này.

4.2.3 Sơ kết mối quan hệ tương tác trong tình huống dưới ảnh hưởng Facebook

Tình huống này có ngun nhân từ một chính sách của chính quyền địa phương. Q trình thảo luận chính sách cơng được khởi đầu thông qua các thông tin từ các đơn vị truyền thông và từ cộng đồng những người sử dụng Facebook. Các cuộc thảo luận trên mạng xã hội không chỉ tạo áp lực buộc chính quyền phải có các phản ứng chính sách mà nó cịn dẫn dắt các hành động trên thực tế.

22 UBND Hà Nội: 'Người dân ủng hộ thay thế cây', báo điện tử Vnexpress, truy cập ngày 25/9/2015 tại địa chỉ: http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/ubnd-ha-noi-nguoi-dan-ung-ho-thay-the-cay-3159290.html

Hình 4.3: Tương tác của các bên liên quan trong tình huống “cây xanh Hà Nội”

Đây là lần đầu tiên, một vấn đề chính sách được bàn luận cơng khai với sự tham gia của các bên liên quan trên Facebook và thu hút dư luận tham gia trở thành một vấn đề được thảo luận rộng rãi trong xã hội. Lần đầu tiên, các nhóm xã hội dân sự được hình thành dựa trên sự kết nối Facebook để hoạt động, vận động và thực hiện các phong trào hay các cuộc biểu tình, mit-tinh hướng đến mục tiêu phản bác lại các chính sách của chính quyền. Từ một câu chuyện hẹp ở phạm vi một đơn vị (cây xanh đô thị) đã trở thành một vấn đề chung của cả quốc gia cũng như thu hút truyền thông quốc tế dựa trên sự lan truyền chủ yếu của Facebook.

4.3 Tình huống ngơi nhà Việt Nam

4.3.1 Câu chuyện

Du lịch Việt Nam được coi là một trong những mũi nhọn đóng góp quan trọng vào nền kinh tế. Theo tạp chí Forbes Việt Nam23, năm 2014, du lịch Việt Nam có doanh thu khoảng 182 nghìn tỷ đồng tương đương với khoảng 4.6% GDP. Dù vậy, những năm gần đây, du lịch luôn bị coi

23 Tạp chí Forbes Việt Nam, Đóng góp của kinh tế du lịch, số tháng 12/2015, trang 22.

Chính quyền Truyền thơng Các tổ chức xã hội dân sự Cá nhân & Cộng đồng Doanh nghiệp Mạng xã hội Facebook

là một ngành chỉ chú trọng khai thác ngắn hạn trước mắt24, khơng có chiến lược phát triển lâu dài trên các khía cạnh về marketing hay bảo vệ tài nguyên du lịch.

Một trong các sự kiện lớn trong ngành du lịch thế giới là các triển lãm du lịch Expo có chu kỳ tổ chức 5 năm/lần. Trong năm 2015, triển lãm du lịch Expo được tổ chức tại Milan (Ý), Việt Nam tham gia triển lãm này với tên gọi “Ngôi nhà Việt Nam” với mục tiêu:

“Bằng các hình thức thể hiện của triển lãm, Nhà triển lãm VN tập trung giới thiệu một số thế mạnh và thành tựu chủ yếu của VN. Cụ thể như sau: VN - vựa lúa của thế giới, VN - vẻ đẹp bất tận”25

Ngày 5,6,7 tháng 6, báo Thanh niên điện tử đăng loạt bài phản ánh sự tệ hại của Ngôi nhà VN tại Expo 201526.

Ngày 11 tháng 8, câu chuyện thực sự bắt đầu từ một chia sẻ trên mạng xã hội Facebook của bà Oanh, là một doanh nhân27, về “Ngôi nhà Việt Nam” khi bà trực tiếp chỉ ra đây là một “nỗi nhục quốc thể” bằng các dẫn chứng cụ thể về hình ảnh, chỉ trong thời gian rất ngắn, 15000 lượt chia sẻ (phần lớn được chia sẻ ngay trong ngày và những ngày liền kề) và 2000 lượt người “like” trực tiếp Facebook của bà. Hơn thế nữa, điều này còn thúc đẩy các ý kiến từ các trí thức khác khi nhìn nhận sự việc này và tạo nên một xu hướng dư luận lớn trên mạng xã hội.

Ngày 12/8, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) đã yêu cầu đơn vị tổ chức VEFAC báo cáo toàn bộ sự việc và tình hình hoạt động của đồn Việt Nam tại Expo 2015.

24 Du lịch Việt Nam ăn xổi, báo điện tử Người Lao Động, truy cập ngày 25/9/2015 tại địa chỉ: http://thitruong.nld.com.vn/du-lich-du-lich-viet-nam-bao-gio-het-an-xoi-i1199

25 Ngơi nhà VN tại Expo 2015 'chẳng có gì để xem': Đề án một đằng, làm một nẻo, báo điện tử Thanhnien, truy cập ngày 25/9/2015 tại địa chỉ: http://thanhnien.vn/van-hoa/ngoi-nha-vn-tai-expo-2015-chang-co-gi-de-xem-de- an-mot-dang-lam-mot-neo-570905.html

26 Ngôi nhà VN tại Expo 2015 'chẳng có gì để xem': Đề án một đằng, làm một nẻo, báo điện tử Thanhnien, truy cập ngày 25/9/2015 tại địa chỉ: http://thanhnien.vn/van-hoa/ngoi-nha-vn-tai-expo-2015-chang-co-gi-de-xem-de- an-mot-dang-lam-mot-neo-570905.html

Ngày 13/8, trưởng đoàn đại diện tại Expo vẫn trả lời truyền thông phản bác ý bà Oanh. Ngay lập tức, bà Oanh cũng như cộng đồng trên mạng xã hội đưa ra các bằng chứng bác bỏ lại bằng các bài viết trên Facebook.

Sự việc dần kết thúc với sự thừa nhận vào ngày 15/8 về những sai sót tại Expo từ phát ngơn của chánh văn phịng Bộ văn hóa thể thao và du lịch28, theo đó, Bộ chủ quản nhận phần thiếu sót và cam kết chỉnh đốn cũng như thay đổi để hồn thiện hơn.

4.3.2 Q trình tương tác

Người dân và cộng đồng

Trong tình huống này, các thơng tin mà người dân được nhận đầu tiên đến từ truyền thông, cụ thể là báo Thanh niên. Trong loạt bài đầu tiên của báo Thanh niên từ ngày 5 đến ngày 7/6/2015, đã phản ánh hình ảnh tệ của ngơi nhà Việt Nam tại Expo 2015. Tuy vậy, chuỗi bài này không được người dân chú ý cũng như không tạo nên sự quan tâm trên Facebook.

Sự kiện này chỉ được dư luận chú ý khi bài viết của bà Oanh về sự tệ hại của “ngôi nhà Việt Nam” tại Expo 2015 với những từ ngữ mang tính cảm xúc mạnh như: “nỗi nhục quốc thể”, “hàng Tàu”, ... Những từ ngữ này tác động mạnh lên cảm xúc của những người đọc. Cùng với các hình ảnh làm bằng chứng cho sự tệ hại này, bài viết của bà Oanh truyền đến cảm giác xấu hổ đối với những bạn bè trên Facebook của bà, từ đó, bài viết được lan truyền mạnh mẽ hồn toàn trên Facebook với gần 15000 lượt chia sẻ bài viết trực tiếp từ Facebook của bà Oanh.

Như vậy, trong tình huống này, các tin tức mà người dân thu nhận khơng đến từ báo chí và truyền thơng mà đến từ những bài viết của những người nổi tiếng, trí thức hay có mối quan hệ xã hội rộng.

Hơn thế nữa, những tin tức mà những người có trên mạng Facebook thu nhận không phải là dịng thơng tin mang tính trung lập mà đó là những thơng tin bao hàm của phân tích và cảm xúc của người viết (đầu tiên từ bà Oanh), từ đó tạo nên những ấn tượng, cảm xúc và tự ái dân tộc

28 Ban tổ chức 'Nhà triển lãm Việt Nam tại Italy' nhận thiếu sót, báo điện tử Vnexpress, truy cập ngày 25/9/2015 tại địa chỉ: http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/ban-to-chuc-nha-trien-lam-viet-nam-tai-italy-nhan-thieu-sot- 3264301.html

đối với người đọc. Điều này giúp khơi dậy một chủ đề bàn luận và tạo nên làn sóng dư luận thảo luận về “ngơi nhà Việt Nam”.

Trí thức – người khởi xướng câu chuyện

Bà Oanh xuất phát từ những bức xúc của cá nhân bà Oanh đã tạo nên một luồng dư luận trước những hình ảnh khơng xứng đáng là đại diện cho một đất nước. Hơn thế nữa, khơng chỉ bà Oanh mà những trí thức và những người nổi tiếng khác29 khi có thơng tin từ bà Oanh cũng đưa ra các ý kiến thẳng thắn hay chia sẻ thông tin từ bà Oanh. Điều này tạo ra sự lan tỏa trong chủ đề và dẫn dắt luồng dư luận, từ đó trở thành một đề tài hấp dẫn đối với truyền thông. Từ đây, các đơn vị truyền thông như báo Thanh niên, Tuổi Trẻ hay các đơn vị khác liên tục đưa lại các thông tin chia sẻ từ mạng xã hội Facebook bên cạnh các bài viết phân tích khác.

Các phản ứng chính sách ngay sau đó cho thấy đây chủ yếu là một cuộc tranh luận giữa một bên là đơn vị tổ chức “ngơi nhà Việt Nam” và phía cịn lại là bà Oanh cùng những người khác trên cộng đồng mạng xã hội trước các chủ đề phản ánh của bà.

Như thế, Facebook cá nhân của những người trí thức, người nổi tiếng giờ đây khơng chỉ là nơi kết nối với bạn bè hay chia sẻ tâm sự cá nhân mà nó cịn trở thành một kênh truyền thơng, phát ngôn của họ đối với các vấn đề xã hội. Đồng thời, thông qua Facebook, các cá nhân như bà Oanh có thể đưa đến các thơng tin thu hút dư luận và tạo thành một vấn đề bức xúc của xã hội mà chính quyền phải can thiệp bằng các phản ứng chính sách cơng. Hơn thế nữa, trong tình huống này, bà Oanh sử dụng Facebook không chỉ nêu lên quan điểm mà còn sử dụng để trả lời và phản bác lại các ý kiến của đơn vị tổ chức về “ngôi nhà Việt Nam”, những trả lời này tiếp tục được lan tỏa trên Facebook để tạo nên một diễn đàn tranh luận và thúc ép nhà nước phải thực hiện các phản ứng chính sách liên tục.

Truyền thơng

Truyền thơng trong tình huống “ngơi nhà Việt Nam” là bên tiếp cận sớm nhất với các thông tin trong đề án về việc thiết lập “ngôi nhà Việt Nam” để quảng bá tại triển lãm Expo 2015.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tương tác giữa các bên liên quan trong quản trị nhà nước dưới ảnh hưởng của facebook , phân tích một số tình huống điển hình tại việt nam (Trang 36 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)